TS Lê Đăng Doanh: "Sẽ còn nhiều vụ vỡ nợ chấn động khác"

20/10/2011 06:26
Khởi Sự (ghi)
(GDVN) - Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: các vụ vỡ nợ tín dụng đen được phanh phui vừa qua chỉ là phần nổi, còn phần chìm dưới nước mới nhiều...
Chỉ trong  một thời gian ngắn, liên tiếp những đường dây tín dụng đen quy mô lên đến hàng trăm tỷ đồng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận đồng loạt vỡ nợ thực sự gây chấn động dư luận và để lại những hệ lụy nặng nề cho xã hội.

Cắt nghĩa hiện tượng này, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - chuyên gia hàng đầu về kinh tế quản lý cho rằng: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới vỡ nợ tín dụng đen trong bối cảnh hiện nay.
TS. Lê Đăng Doanh: Điều tôi băn khoăn và muốn nhắc tới ở đây đó là: tại sao hàng loạt hoạt động vi phạm này xảy ra ngay trong địa bàn, địa phương dân cư sinh sống mà tại sao lại không được phát hiện sớm, kịp thời?
TS. Lê Đăng Doanh: Điều tôi băn khoăn và muốn nhắc tới ở đây đó là: tại sao hàng loạt hoạt động vi phạm này xảy ra ngay trong địa bàn, địa phương dân cư sinh sống mà tại sao lại không được phát hiện sớm, kịp thời?

“Thứ nhất là chủ nợ vay vốn hoạt động hoàn toàn ngoài khuôn khổ của pháp luật, ngoài vòng kiểm soát của bất kỳ một hệ thống, cơ quan quản lý nhà nước nào.
Hơn nữa, họ là người đầu cơ, đầu tư rất nhiều vào chứng khoán, bất động sản và vàng. Trong khi đó, tính tới thời điểm hiện tại, chứng khoán và bất động sản suy sụp rõ rệt, vàng biến động khôn lường, có nhiều người đã phá sản. Với cách huy động như vậy, trước sau sẽ phá sản. Tôi còn dự báo, các vụ vỡ nợ tín dụng đen được phanh phui suốt thời gian vừa qua vẫn chưa phải là hết. Đó mới chỉ là phần nổi lên trên đỉnh Băng Sơn, còn phần chìm dưới nước mới nhiều.

Thứ ba là lòng tham và sự không hiểu biết pháp luật của người dân và của cả chủ nợ vay vốn.
- Thưa ông, báo chí, truyền thông những ngày qua đã phản ánh nhiều thông tin xoay quanh các vụ vỡ nợ tín dụng đen. Kẻ vay tiền đã và đang bị pháp luật xử lý, người cho vay cũng chịu hậu quả nặng nề. Nhưng vì lý do gì mà người dân vẫn tin tưởng, giao cả tài sản của mình vào những "quỹ tín dụng đen" này?

TS Lê Đăng Doanh: Qua vụ đổ vỡ của Tín dụng nhân dân, sau đó có vụ Nguyễn Văn Mười Hai rồi đến hàng loạt vụ xù nợ hàng trăm tỷ đồng đang gây rúng động dư luận hiện nay, ta phải thấy được nhu cầu của người dân về tín dụng siêu nhỏ là có thật và tồn tại rõ ràng.

Các điều tra đều thấy rằng: Các hộ kinh tế gia đình và nông dân chưa tiếp cận được với  tín dụng của các ngân hàng, vì họ chưa có tài sản để thế chấp. Họ cũng không có những điều kiện để đáp ứng, thậm chí, không có đủ hiểu biết để điền vào các yêu cầu của ngân hàng. Trong khi đó, chỉ có một quỹ của Hội phụ nữ về xóa đói giảm nghèo siêu nhỏ là hoạt động có kết quả. Quỹ này cấp tín dụng khoảng 5 – 10 triệu cho chị em phụ nữ, giúp họ nuôi gà, người nuôi heo thu được kết quả.
Sự tồn tại, nhu cầu có thực đó không được đáp ứng thì người ta phải đi huy động ở những khu vực phi hình thức ngoài quy định của xã hội.

Trong khi đó, các quỹ xã hội đen lại huy động với lãi suất cao hơn hẳn mức lãi suất được quy định tại Ngân hàng Nhà nước trở thành điểm hấp dẫn lôi kéo người dân.
Với giấy nhận nợ đơn sơ này, nhiều người vẫn giao tiền cho đối tượng huy động vốn do lãi suất quá hấp dẫn.
Với giấy nhận nợ đơn sơ này, nhiều người vẫn giao tiền cho đối tượng huy động vốn do lãi suất quá hấp dẫn.

- Sau hàng loạt vụ vỡ nợ tín dụng đen, nhiều người không khỏi băn khoăn, vì sao những đường dây tín dụng đen lại có thể hoạt động công khai và khá sôi nổi trong thời gian dài như thế mà không bị chính quyền địa phương phát hiện, "tuýt còi"? Quan điểm của ông thế nào về việc này, thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: Đây cũng là vấn đề mà tôi băn khoăn khi mà ở nước ta, đâu đâu cũng có UBND, có tổ dân phố, có mặt trận Tổ quốc, có hội phụ nữ,… thử hỏi hoạt động huy động vốn diễn ra nườm nượp với nhiều người viếng thăm, hay một gia đình nào đó giàu lên một cách rất đáng nghi ngờ, tại sao không phát hiện, tại sao không ai có ý kiến, không ai ngăn cản?.
Do đó, tôi nghĩ phải quy trách nhiệm cho người quản lý, giám sát an ninh trật tự khu dân cư, chứ không thể chỉ đổ tội tại lòng tham của người dân và sự lừa lọc của người huy động.

- Ông có chia sẻ gì với người dân sau vụ xù nợ hàng trăm tỷ đồng liên tiếp xảy ra ở Hà Nội thời gian qua?

TS Lê Đăng Doanh: Tôi thấy hậu quả của việc này rất tàn khốc. Tôi tin rằng: Tài sản của nhiều hộ dân mất hết, tiền đền bù về thu hồi đất mất, họ mất đất, mất tất cả, tôi không tưởng tượng ra được: họ sẽ tiếp tục sống ra sao. Do đó, tôi nghĩ rằng: Cần phải có sự xem xét, biện pháp cấp bách ngăn chặn, phát hiện và trừng phạt cũng như thu hồi tài sản cho những người bị hại. Đồng thời phải có những giải pháp dài hạn, căn cơ đáp ứng nhu cầu tín dụng siêu nhỏ.
Phải xây dựng hệ thống tín dụng siêu nhỏ như quỹ tín dụng siêu nhỏ của Hội phụ nữ. Bây giờ, chúng ta phải phát triển nhiều ngành nghề, phục vụ tốt nhất cho các làng nghề, giúp người dân không phải tìm kiếm các phương pháp huy động vốn khác.

Thêm vào đó, các phương tiện truyền thông phải tích cực tuyên truyền đây là những thủ đoạn rất nguy hiểm chắc chắn sẽ dẫn đến đổ vỡ nên khuyến cáo người dân: Không thể nào tham gia các hoạt động đó được!.

Xin cảm ơn ông!

Các chuyên gia mổ xẻ: Hà Nội liên tục vỡ nợ, vì sao?

Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã cho rằng: Các vụ vỡ nợ vừa qua điển hình cho sự thiếu minh bạch về thông tin về các đối tác làm ăn trong xã hội.

Bà nhận xét: “Người dân có một thói quen là dựa quá nhiều trên những mối quan hệ cá nhân và thường đằng sau những cá nhân đó là bóng dáng của ai đó, tổ chức nào đó làm chỗ dựa để họ tạo niềm tin cho người khác để huy động tiền.

Nếu trong các mối quan hệ xã hội, nhất là các mối quan hệ kinh tế mà cứ dựa vào các chỗ thân quen, các thế lực thì đó sẽ là điều rất tệ khiến xã hội không phát triển được. Ngoài ra còn do sự thiếu minh bạch trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong các lĩnh vực khác. Điều này dễ gây ra những tổn thất”.
Do đó, bà Lan nhắn nhủ: “… Tôi mong người dân tỉnh táo hơn và biết kiềm chế mình. Dưới góc độ kinh tế, ai cũng biết chẳng thể làm gì mà lại có lãi 7% – 8% một tháng”.

Phát biểu trên báo Tuổi trẻ, chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng: Tâm lý muốn làm giàu nhanh, nhất là khi thấy những người xung quanh “phất” lên nhanh quá, là căn nguyên của hàng loạt vụ đổ vỡ tín dụng .

“Trong hầu hết các vụ đổ bể tín dụng đen, lãi suất cao luôn được những người huy động sử dụng như một vũ khí đánh vào tâm lý của người có tiền, hấp dẫn nạn nhân tham gia” - ông Hiển nói.

Bên cạnh đó, không ít các chuyên gia về lĩnh vực kinh doanh cũng như lĩnh vực tâm lý, giáo dục khác lại cho rằng: Cơn cơ của các vụ vỡ nợ tín dụng đen chung quy là bởi lòng tham.

TS. Đinh Phương Duy, phó hiệu trưởng Trường Cán bộ TP.HCM, chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục TP.HCM đưa ra quan điểm: "Tôi cho rằng nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân giản dị nhất mà báo chí và dư luận đã bàn đến là thói ham cái lợi trước mắt. Những cái lợi đủ sức làm nhiều người lóa mắt. Tất cả các vụ lừa bịp như hứa hẹn trả lãi suất cao, các đường dây hụi hè đều đánh vào tâm lý muốn giàu nhanh".
Khởi Sự (ghi)