Business Analyst (BA) là công việc gì?
Business Analyst (BA) là người đóng vai trò cầu nối giữa các bên liên quan (stakeholders) trong một tổ chức, bao gồm các phòng ban khác nhau và khách hàng, nhằm đảm bảo rằng các yêu cầu kinh doanh được hiểu rõ và thực hiện đúng trong các dự án công nghệ thông tin (IT) hoặc các dự án kinh doanh khác.
Công việc của BA thường bao gồm phân tích nhu cầu, xác định giải pháp, lập tài liệu yêu cầu, và hỗ trợ việc triển khai dự án.
Công việc thường triển khai của BA trong doanh nghiệp
Phân tích nhu cầu : Thu thập và phân tích các yêu cầu từ phía khách hàng hoặc các bên liên quan.
Lập tài liệu: Soạn thảo tài liệu yêu cầu chi tiết và rõ ràng để đội ngũ phát triển có thể thực hiện.
Đề xuất giải pháp : Tìm ra các giải pháp kinh doanh khả thi để giải quyết vấn đề hoặc tối ưu hóa quy trình hiện tại.
Hỗ trợ triển khai: Hỗ trợ đội ngũ triển khai dự án, đảm bảo rằng các yêu cầu được thực hiện đúng và đầy đủ.
Giao tiếp: Đóng vai trò cầu nối, giao tiếp liên tục giữa các bên liên quan để đảm bảo sự hiểu biết và đồng thuận.
Business Analyst đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và hỗ trợ ra quyết định chiến lược. Họ giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, giảm thiểu rủi ro và duy trì năng lực cạnh tranh trong thị trường ngày càng biến đổi. Do đó, nhu cầu tuyển dụng BA tại các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng tăng cao hàng năm. Mở thêm một cơ hội nghề nghiệp có mức thu nhâp tốt trên thị trường lao động.
Theo một website về việc làm tại Việt Nam, một Business Analyst thông thường có thể có mức lương trung bình khoảng 20.800.000 VNĐ/tháng. Mức lương của vị trí này thường dao động từ 11.300.000 VNĐ/tháng (thấp nhất) đến 31.500.000 VNĐ/tháng (cao nhất). Và mức lương thay đổi theo số năm kinh nghiệm và ngày càng cao.
Lộ trình trở thành BA chuyên nghiệp
Để trở thành một Business Analyst (BA) chuyên nghiệp, các bạn cần phát triển cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế. Chương trình học viện BKACAD gợi ý tới bạn một lộ trình chi tiết để bạn có thể đạt được mục tiêu này:
Kiến thức chuyên môn:
Tham gia các khóa đào tạo chuyên về Business Analysis, bao gồm các chủ đề như phân tích yêu cầu, quản lý dự án, và kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng
- Nghiên cứu
- Đánh giá dữ liệu và phân tích thống kê
- Lập kế hoạch và chiến lược tài chính
- Tổ chức, lập kế hoạch và tài liệu
- Giải quyết vấn đề
- Quyết định
- Quản lý dự án
- Giao tiếp, đàm phán
Tích lũy kinh nghiệm:
Bạn hãy tham gia thực tập ở bất kỳ dự án thực tế nào để tích lũy các kinh nghiệm thực tế của công việc của một BA
Phát triển chuyên môn:
Cập nhật kiến thức mới và xu hướng trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ.
Tham gia các diễn đàn, nhóm chuyên gia, hội thảo và sự kiện liên quan đến BA để mở rộng mạng lưới và học hỏi từ những người đi trước.
Khẳng định kỹ năng chuyên môn thông qua các chứng chỉ quốc tế như CBAP hay CCBA.
Trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực tiễn và kinh nghiệm làm việc. Với một lộ trình học tập và phát triển rõ ràng, cùng với sự nỗ lực và đam mê, bạn hoàn toàn có thể thành công trong lĩnh vực này.
Nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp với BA, hãy bắt đầu ngay hôm nay để chinh phục những thử thách mới và đạt được những thành công đáng tự hào trong sự nghiệp của mình!