Lễ ra quân hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

11/07/2020 13:15
Hồ Thu
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Lễ ra quân là một hoạt động cho thấy quyết tâm nhằm triển khai có hiệu quả mục tiêu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế toàn dân mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Ngày 16/6/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam.

Theo đó, ngày 01/07 hằng năm trở thành Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân trong thực thi chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân theo Nghị quyết của Đảng.

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích vận động các tầng lớp nhân dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình, hướng tới mục tiêu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế toàn dân, ngày 11/7/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam - Tuyên truyền vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình” đồng bộ từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi toàn quốc.

“Cả nước chung tay thực hiện Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế toàn dân”

Lễ ra quân trực tuyến bắt đầu từ 8h00’, thứ Bảy, ngày 11/7/2020, tại điểm cầu Trung ương với sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu và thực hiện tiếp sóng tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố.

Ngày 11/7/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam - Tuyên truyền vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình” .

Ngày 11/7/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam - Tuyên truyền vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình” .

Bà Lê Thị Nguyệt - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các Vấn đề xã hội của Quốc hội dự và phát biểu chỉ đạo buổi Lễ, tại điểm cầu Trung ương.

Tham dự Lễ ra quân tại đầu cầu Trung ương còn có: Ông Chu Quang Hào, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; đại diện lãnh đạo Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Ban Xã hội - Dân số - Gia đình (Hội Nông dân Việt Nam),…; các nhà báo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương; cùng đông đảo cán bộ, chuyên viên, công nhân viên cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bưu điện Việt Nam.

Lễ ra quân là một trong những hoạt động cho thấy quyết tâm nhằm triển khai có hiệu quả mục tiêu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế toàn dân mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra của hai ngành.

Lễ ra quân là một trong những hoạt động cho thấy quyết tâm nhằm triển khai có hiệu quả mục tiêu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế toàn dân mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra của hai ngành.

Tham dự Lễ ra quân tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố có: ông Tống Thanh Hải- Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu;

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp tỉnh;

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long; ông Trần Văn Dũng - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang;

Ông Nguyễn Đức Hoà - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp;

Đại diện lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp; đại diện lãnh đạo các sở, Ban, Ngành, Đoàn thể; lãnh đạo, viên chức, công nhân viên cơ quan Bảo hiểm xã hội và Bưu điện các cấp; cùng đông đảo các nhân viên đại lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tại cơ sở.

Lễ ra quân là một trong những hoạt động cho thấy quyết tâm nhằm triển khai có hiệu quả mục tiêu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế toàn dân mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra của hai Ngành.

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - ông Trần Đình Liệu

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - ông Trần Đình Liệu

Căn cứ tình hình thực tiễn, Lễ ra quân được xây dựng và tổ chức theo 02 hình thức: trực tuyến và tuyên truyền lưu động.

Cụ thể, tổ chức Lễ ra quân trực tuyến tại điểm cầu Trung ương, thực hiện tiếp sóng tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố, đảm bảo giãn cách xã hội;

Đồng thời, tổ chức tuyên truyền lưu động với 708 đoàn diễu hành lưu động, tư vấn và phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên phạm toàn quốc, bằng phương tiện ô tô, xe máy có gắn các thông điệp truyền thông Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (với quy mô 01 đoàn diễu hành lưu động/ 01 quận, huyện, thị xã,…), đảm bảo an toàn giao thông.

Với chủ đề “Cả nước chung tay thực hiện Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế toàn dân”, gắn với các nội dung truyền thông về vị trí, vai trò, ý nghĩa nhân văn của chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; về lợi ích khi tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình, vận động phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình, qua đó, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa như:

“Đảng và Nhà nước chăm lo cuộc sống, sức khoẻ Nhân dân thông qua chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế”;

“Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế là chính sách bảo hiểm của Đảng và Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của Nhân dân”;

“Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế toàn dân”;

“Tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế là trách nhiệm, quyền lợi của tổ chức, cá nhân”;

“Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu hàng tháng và chăm sóc sức khỏe khi về già”;

“Tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình để được chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình”… hướng tới nhóm đối tượng đích gồm người nông dân, người lao động tại khu vực phi chính thức, đặc biệt là các đối tượng thuộc nhóm trên 10 triệu người chưa tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Lễ ra quân trực tuyến tại điểm cầu Trung ương, thực hiện tiếp sóng tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố, đảm bảo giãn cách xã hội

Lễ ra quân trực tuyến tại điểm cầu Trung ương, thực hiện tiếp sóng tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố, đảm bảo giãn cách xã hội

Các hình thức tuyên truyền khác của Lễ ra quân được áp dụng gồm: treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, phướn, tranh cổ động với nội dung chuyển tải các thông điệp tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tại trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan Bưu điện, đại lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và cho mỗi đội tuyên truyền lưu động;

Tuyên truyền về hoạt động của Lễ ra quân, về lợi ích của chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên: Báo, Tạp chí, Cổng Thông tin điện tử, Fanpage của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Cổng/Trang Thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố; các cơ quan truyền thông cơ quan Bưu điện các cấp; cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, trên mạng xã hội; tổ chức tuyên truyền về lợi ích của chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện qua hệ thống truyền thanh cơ sở trên 63 tỉnh, thành phố…

Mục tiêu Lễ ra quân hướng tới: nhằm đảm bảo phát triển số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình trong và sau Lễ ra quân, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2020; tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan Bảo hiểm xã hội, Bưu điện các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao...

Các hình thức tuyên truyền khác của Lễ ra quân được áp dụng gồm: treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, phướn, tranh cổ động với nội dung chuyển tải các thông điệp tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế

Các hình thức tuyên truyền khác của Lễ ra quân được áp dụng gồm: treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, phướn, tranh cổ động với nội dung chuyển tải các thông điệp tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế

Quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm xã hội toàn dân và đảm bảo phát triển bền vững Bảo hiểm y tế toàn dân

Sau 02 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội, tốc độ phát triển người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đạt kết quả đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội.

Hết năm 2019, số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện có sự tăng trưởng vượt bậc với 574 nghìn người; riêng trong năm 2019, số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng mới bằng tổng số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện phát triển được của cả 11 năm trước cộng lại.

Đến nay, sau gần 06 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, công tác tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đã đạt nhiều kết quả nổi bật.

Hiện tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế ở nước ta đã đạt gần 90% dân số; số người tham gia Bảo hiểm y tế tăng nhanh qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 48%, từ năm 2015-2019 tăng hơn 15 triệu người, đến hết năm 2019 đã có 85,636 triệu người tham gia Bảo hiểm y tế, trong đó diện bao phủ đã tập trung vào các nhóm yếu thế.

Thời gian tới, việc phát triển bền vững chính sách Bảo hiểm y tế ở nước ta gặp phải những thách thức như: Già hóa dân số, mô hình bệnh tật thay đổi, đặc biệt chi khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không ngừng gia tăng...

Do đó, để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và hoàn thiện mục tiêu bao phủ Bảo hiểm y tế toàn dân, cần phải tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế một cách bền vững.

6 tháng đầu năm 2020, dịch COVID-19 lan rộng trên phạm vi toàn quốc gây thiệt hại đáng kể đến tình hình kinh tế, xã hội… đất nước; nhiều doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực may mặc, giày da, điện tử… tại nước ta phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm dừng hoạt động, người lao động không có việc làm phải ngưng việc, nghỉ việc.

Song song đó, do đảm bảo thực hiện giãn cách xã hội nên công tác phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, đặc biệt sau khi dịch COVID-19 cơ bản được khống chế tại nước ta, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, đồng thời bảo đảm các nguyên tắc về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Nhờ vậy, công tác phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế 6 tháng đầu năm 2020 đã đạt kết quả khả quan, cụ thể:

Số người tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 14,473 triệu người, đạt 90,2% kế hoạch giao; số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp là 12,716 triệu người, đạt 88,4% kế hoạch giao; số người tham gia Bảo hiểm y tế là 85,521 triệu người, đạt 97,1% kế hoạch giao và đạt tỷ lệ bao phủ 88,3% dân số.

Đáng chú ý, số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện là 670,8 nghìn người, đạt 55,9% kế hoạch giao, tăng 96,8 nghìn người so với năm 2019.

Trong bối cảnh công tác phát triển đối tượng của toàn Ngành bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thì số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn phát triển tăng mới ngoạn mục, một phần là do: Bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng cường công tác truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng vận động triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân trong tháng 5/2020; và theo đó, lần đầu tiên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức thành công Lễ ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, trên quy mô toàn quốc.

Kết quả, chỉ sau 02 ngày ra quân truyên truyền, vận động đã phát triển thêm được 30.017 người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện và 4.734 người tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Có được những kết quả tích cực nêu trên, bên cạnh sự nỗ lực của toàn Ngành Bảo hiểm xã hội, còn có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các các cấp đối với công tác phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.

Nhiều địa phương đã giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và tích cực chỉ đạo cấp huyện/xã thực hiện.

Nhờ sự vào cuộc chủ động của Bưu điện Việt Nam trong công tác tuyên truyền, vận động, đặc biệt là phối hợp tổ chức Hội nghị trực tiếp với người dân, người lao động trong khu vực phi chính thức để tuyên truyền, vận động tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt nhiều kết quả quan trọng.

Một số giải pháp trọng tâm trong công tác phát triển đối tượng

Nhằm tiếp tục phát triển số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình, hướng tới mục tiêu Bảo hiểm xã hội toàn dân và phát triển bền vững Bảo hiểm y tế toàn dân, 6 tháng cuối năm 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động trực tiếp đến đơn vị, doanh nghiệp, người lao động và người dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, kết hợp cả phương thức tuyên truyền truyền thống và tuyên truyền qua mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết, vị trí, vai trò, ý nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế để người dân tích cực, tự giác tham gia.

Thứ hai, Bảo hiểm xã hội địa phương thường xuyên báo cáo, tham mưu cấp ủy, chính quyền để tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.

Tăng cường nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp thuộc diện được hỗ trợ chính sách theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 11/CT-TTg.

Thứ ba, nắm bắt sát sao tình hình các doanh nghiệp hoạt động trở lại, kịp thời thông báo và đôn đốc doanh nghiệp đóng bù vào quỹ hưu trí và tử tuất của thời gian tạm dừng đóng trước đó; đăng ký tham gia, đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các lao động tuyển dụng mới thuộc diện tham gia, lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không lương quay trở lại làm việc theo đúng quy định.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh rà soát dữ liệu cơ quan Thuế cung cấp để xác định đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế bắt buộc và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khai thác triệt để đối tượng thuộc nhóm người sử dụng lao động và người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.

Thứ năm, tổ chức thanh tra chuyên ngành đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đột xuất đối với đơn vị, doanh nghiệp trốn đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kiên quyết xử lý vi phạm.

Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp cố tình trốn đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế bắt buộc số lượng lớn người lao động thuộc đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và thời gian kéo dài thì chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan Công an điều tra, truy tố, xử lý hình sự theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thứ sáu, tiếp tục tổ chức các đợt phát động tuyên truyền, Lễ ra quân, để tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình từ nay cho đến cuối năm 2020.

Thứ bảy, tiếp tục phối hợp với Bưu điện địa phương tổ chức các hội nghị khách hàng để vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Thứ tám, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hỗ trợ nghiệp vụ, cải cách thủ tục hành chính và thực hiện có hiệu quả về giao dịch hồ sơ điện tử, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực Bảo hiểm xã hội trong đó có công tác thu Bảo hiểm xã hội.

Với những kết quả vượt bậc đã đạt được trong công tác phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình thời gian qua, có thể khẳng định, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đã thực sự trở thành những trụ cột của hệ thống an sinh xã hội nước ta, là chính sách an sinh không thể thiếu trong đời sống của người dân, là lưới an sinh đảm bảo giảm đói nghèo và bảo vệ người dân khi không may gặp bất trắc, khi già cả, ốm đau...

Để hoàn thành mục tiêu Bảo hiểm xã hội toàn dân và đảm bảo phát triển bền vững Bảo hiểm y tế toàn dân, ngoài nỗ lực của ngành Bảo hiểm xã hội, rất cần sự phối hợp, chung tay của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế thời gian tới.

Hồ Thu