Lợi ích ‘xanh’ nhìn từ bảng kê cước di động điện tử

03/03/2014 14:06
Hồng Anh
(GDVN) - Thông tin MobiFone chuyển tất cả bảng kê cước chi tiết từ giấy sang phương thức điện tử được đánh giá là thiết thực, ý nghĩa với việc bảo vệ môi trường.
"Xanh" là xu hướng chung của tất cả các ngành công nghiệp, không riêng viễn thông, giữ bảng kê chi tiết giấy làm gì nếu nó không còn thiết thực, rất lãng phí, trong khi hoàn toàn có thể thay thế bằng phương thức điện tử để thuận tiện hơn”, một chuyên gia kinh tế nhận xét.
Cụ thể, việc lạm dụng giấy khi có thể thay thế bằng các phương thức khác sẽ để lại hậu quả xấu cho thiên nhiên, gây lãng phí tài nguyên môi trường. Lãnh đạo của Hiệp hội Giấy Việt Nam từng chia sẻ, giấy làm từ gỗ, sử dụng giấy một cách tràn lan và lãng phí chính là gián tiếp hủy diệt gỗ rừng và thiên nhiên. Chưa kể, 70% nguyên liệu giấy của nước ta hiện nay là nhập khẩu, do quá ít công ty nội địa sản xuất bột giấy. Những điều đó góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và kinh tế chung của cả nước.
 
Vị này cũng nhấn mạnh, việc sử dụng giấy sẽ bớt lãng phí nếu Việt Nam có chính sách tái chế. Nhưng ở nước ta, tỷ lệ thu hồi giấy loại để tái sử dụng chỉ đạt 25%, trong khi con số này ở thế giới lên đến 70%. Theo Hiệp hội Giấy Việt Nam, nguồn giấy phế liệu, thải loại ở các văn phòng, trường học và hộ gia đình rất lớn. Chúng không những phí phạm mà còn làm gia tăng lượng rác thải, gây ô nhiễm môi trường.

Chưa kể, trong chi phí sản xuất giấy, phần điện năng và nhiệt năng (than) lên đến 6-7%. Theo đó, con người càng sử dụng nhiều giấy thì càng nhiều gỗ, càng nhiều điện, than bị tiêu thụ.

“Điều đó vẫn sẽ là cần thiết nếu các thông tin in ấn, truyền phát trên giấy là không thể thay thế. Còn các bảng kê cước, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng phương tiện khác, thậm chí còn tiện ích hơn cách cũ, vậy thì tại sao phải tiếp tục lãng phí”, chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi.

Theo đó, chuyên gia kinh tế cho rằng việc chuyển đổi toàn bộ bảng kê cước chi tiết bằng giấy sang các phương thức điện tử của MobiFone, áp dụng từ ngày 21/2 là hợp lý và thiết thực. Hằng tháng, thuê bao trả sau của nhà mạng này vẫn nhận được thông báo cước gửi đến tận địa chỉ đăng ký, nhưng không kèm bảng kê chi tiết. Dữ liệu này được hãng viễn thông cung cấp miễn phí qua email cá nhân, tài khoản webportal trên website của MobiFone hoặc nhận trực tiếp tại trung tâm giao dịch.

“Vẫn đảm bào tiêu chí cung cấp chi tiết dữ liệu cước liên lạc trong tháng cho thuê bao trả sau, thậm chí nhanh hơn vì có thể tra cứu bất cứ lúc nào, bất kỳ ở đâu có Internet, bảo mật hơn khi nhận qua tài khoản cá nhân, mà lại không cần sử dụng đến giấy và mực in, rõ ràng, chính sách này tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng quan trọng hơn là góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường”, chuyên gia nhận định.

Ông phân tích thêm, giải pháp “xanh” đang là xu hướng chung của tất cả ngành công nghiệp chứ không riêng lĩnh vực viễn thông. Đơn cử như phương tiện di chuyển có xe máy điện, xe đạp điện để giảm thiểu tiêu thụ xăng và chất thải khói bụi ra môi trường; công nghiệp điện đang nỗ lực tận dụng sức gió và ánh sáng mặt trời; ngành tiêu dùng khuyến khích người bán, người mua chuyển từ túi nilon sang túi vải để tái sử dụng được nhiều lần…

Chuyên gia nhấn mạnh thêm, những giải pháp đó không chỉ là đòi hỏi làm mới mình của công nghiệp hiện đại mà còn là sự “nghĩ xa” của các doanh nghiệp cho tương lai. Do đó, ngoài chuyển đổi cách thức truyền dữ liệu bảng kê cước chi tiết này, các nhà mạng nói riêng và doanh nghiệp nói chung phải tìm ra nhiều chính sách khác để góp phần bảo vệ môi trường: tiêu thụ ít sản phẩm “rút ruột” thiên nhiên, xả ít rác và tận dụng tối đa thành quả công nghệ hiện đại song hành với vấn đề dân trí./.
Hồng Anh