Năm 2015 được xem là năm nhộn nhịp cho những chiến dịch mau bán-sáp nhập (M&A) đầy tham vọng của những "ông lớn" doanh nghiệp hàng đầu Châu Á và Việt Nam được xem là hấp dẫn nhất hiện tại. Khi năm 2015 là năm nhà nước đẩy mạnh thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước, trong đó Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được xem là một miếng ghép đầy quyền lực và tham vọng khiến những "ông lớn" cùng ngành phải thèm thuồng.
Giới đầu tư đang dự đoán thương vụ này sẽ là thương vụ tốt nhất Châu Á và lớn nhất Đông Nam Á năm 2015.
Năm 2014 vừa qua doanh thu của Sabeco đạt gần 30.000 tỷ đồng, lượng bia tiêu thụ đạt 1.356 triệu lít và lợi nhuận trước thuế đạt 3.914 tỷ đồng. Theo những số liệu trên, thì tỷ suất sinh lợi nhuận đạt gần 11%. So về tỉ suất sinh lợi nhuận, rõ ràng Sabeco được xếp vào hàng có tỷ suất sinh lợi nhuận thấp hơn các hãng bia có cùng phân khúc trong khu vực. Nhưng về những tài sản vô hình cũng như hữu hình thì Sabeco đang là đích ngắm của các công ty ngoại.
Thứ nhất, với những thương hiệu là tài sản vô hình của Sabeco đang có trong tay và đang thống lĩnh thị trường bia Việt Nam với hơn 40%, điều này rất có lợi đối với những công ty đang muốn mở rộng bản đồ thị phần khu vực Châu Á.
Việc cần làm là tìm tới một thương hiệu có sức tiêu thụ tốt trong khu vực, ví dụ như việc Heineken mua lại Tiger. Bởi lẽ họ nhận thấy sự cạnh tranh sẽ khiến họ hụt hơi nếu không giảm bớt đi được đối thủ cũng như tạo ra thị phần lớn hơn để đảm bảo không bị tụt lại phía sau.
Sabeco hiện nay là một mảnh ghép tốt trong tương lai, khi cộng đồng ASIA chuẩn bị mở cửa và Việt Nam đi qua cánh cửa hiệp định thương mại TPP thì việc nắm trong tay một thương hiệu như Sabeco sẽ đảm bảo được thị phần trước những cuộc đổ bộ của bia ngoại cũng như giúp ích cho việc thâm nhập thị trường Việt Nam dễ dàng hơn.
Và cũng theo chiều ngược lại, thương hiệu bia Sài Gòn sẽ được khai thác và đẩy mạnh ra những thị trường nước ngoài nhiều hơn hiện nay. Với con số 1,4 triệu USD doanh thu xuất khẩu bia, con số còn rất khiêm tốn so với những thương hiệu bia ngoại khác đang nhập vào Việt Nam, chắc chắn Sabeco sẽ tiếp tục rộng cửa thâm nhập thị trường nước ngoài.
Thứ hai. với 24 dự án đã và đang đầu tư, trong đó 20 nhà máy đã đi vào hoạt động với công suất đạt 1,8 tỷ lít bia, việc đầu tư vào một công ty như Sabeco đang có đầy tiềm năng phát triển cũng như nguồn tiền mặt dồi dào khiến Sabeco hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài hơn rất nhiều. Bởi chi phí để thâm nhập thị trường bia Việt Nam là rất cao và tốn nhiều thời gian.
Đầu năm 2014, Anheuser-Busch Inbev (AB Inbev) - hãng sản xuất bia lớn nhất thế giới - đã đầu tư vào xây nhà máy ở Việt Nam và tuyên bố đẩy mạnh thị trường này. Nhưng tới nay thị phần của AB Inbev vẫn chưa được cải thiện nhiều và nhà máy vẫn đang trong thời gian xây dựng.
Trong khi đó, Sabeco đang có trong tay kênh phân phối lớn, nằm top 5 công ty nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có hệ thống phân phối lớn nhất giúp chiến dịch thâm nhập của những công ty có ý đồ thâm nhập thị trường có triển vọng hớn rất nhiều.
Thứ ba, Sabeco có 24 dự án hiện rải rác trên toàn quốc, nhưng con số này chưa nói lên hết được tài sản hiện có của Sabeco. Bởi ngoài những bất động sản rải rác trên toàn Việt Nam. Sabeco đang sở hữu những bất động sản lớn như trụ sở công ty tại đường Hai Bà Trưng, nhà máy bia tại quận 10 và quận 5 được xem là những khu đất có tiềm năng hàng đầu.... Ngoài ra còn có những bất động sản đang sở hữu tại Hà Nội cũng được đánh giá có tiềm năng không hề kém cạnh.
Với những yếu tố trên, giá trị cổ phần của Sabeco mà Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC đang nắm được xem là một ẩn số về giá bán bởi qua những đợt thoái vốn trước của SCIC tại những Tổng công ty như Vocarimex được xem là cái giá rẻ cho một công ty đang chi phối rất nhiều thị trường.