Những dòng xe tăng 'khủng' thế giới lần lượt xuất hiện ở Đông Nam Á

25/02/2013 19:12
Hoàng Lê/Kiến thức
Những năm gần đây, nhiều dòng xe tăng “khủng” trên thế giới lần lượt xuất hiện tại Đông Nam Á
Những năm gần đây, lục quân các nước Đông Nam Á đã được đầu tư nâng cấp lực lượng tăng – thiết giáp. Nhờ đó, nhiều dòng xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới đã có mặt ở khu vực này. Trong ảnh là các xe tăng T-72S của Quân đội Myanmar mua từ Ukraine.
Những năm gần đây, lục quân các nước Đông Nam Á đã được đầu tư nâng cấp lực lượng tăng – thiết giáp. Nhờ đó, nhiều dòng xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới đã có mặt ở khu vực này. Trong ảnh là các xe tăng T-72S của Quân đội Myanmar mua từ Ukraine.
Xe tăng T-72S là biến thể xuất khẩu của dòng tăng T-72B do Liên Xô (Ukraine nước thành viên Liên Xô) phát triển năm 1985. Tuy so với các loại xe tăng thế hệ mới trong khu vực thì nó khá cũ. Nhưng hỏa lực, hệ thống phòng vệ của xe thuộc hàng “đỉnh” trong khu vực.
Xe tăng T-72S là biến thể xuất khẩu của dòng tăng T-72B do Liên Xô (Ukraine nước thành viên Liên Xô) phát triển năm 1985. Tuy so với các loại xe tăng thế hệ mới trong khu vực thì nó khá cũ. Nhưng hỏa lực, hệ thống phòng vệ của xe thuộc hàng “đỉnh” trong khu vực.
Xe tăng T-72S của quân đội Myanmar được bọc giáp phản ứng nổ ở tháp pháo, mặt trước thân và 2 bên sườn xe. Xe trang bị pháo chính tiêu chuẩn 2A46M 125mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng.
Xe tăng T-72S của quân đội Myanmar được bọc giáp phản ứng nổ ở tháp pháo, mặt trước thân và 2 bên sườn xe. Xe trang bị pháo chính tiêu chuẩn 2A46M 125mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng.
Ngoài Myanmar, một quốc gia khác cũng sử dụng các dòng xe tăng xuất xứ từ Liên Xô (cũ) là Thái Lan. Tháng 9/2011, nước này đã ký thỏa thuận với Ukraine mua 49 xe tăng chiến đấu T-84 Oplot-M.
Ngoài Myanmar, một quốc gia khác cũng sử dụng các dòng xe tăng xuất xứ từ Liên Xô (cũ) là Thái Lan. Tháng 9/2011, nước này đã ký thỏa thuận với Ukraine mua 49 xe tăng chiến đấu T-84 Oplot-M.
T-84 Oplot-M trang bị hệ thống phòng vệ 3 lớp: giáp thụ động (giáp chính của xe), giáp phản ứng nổ và hệ thống đối kháng điện tử Varta.
T-84 Oplot-M trang bị hệ thống phòng vệ 3 lớp: giáp thụ động (giáp chính của xe), giáp phản ứng nổ và hệ thống đối kháng điện tử Varta.
T-84 Oplot-M trang bị hỏa lực cực mạnh cho phép tiêu diệt xe tăng, công sự và cả trực thăng. Xe lắp pháo nòng trơn cỡ 125mm tích hợp phóng tên lửa chống tăng qua nòng tiêu diệt mục tiêu (xe tăng, xe bọc thép, trực thăng) tầm 5.000m.
T-84 Oplot-M trang bị hỏa lực cực mạnh cho phép tiêu diệt xe tăng, công sự và cả trực thăng. Xe lắp pháo nòng trơn cỡ 125mm tích hợp phóng tên lửa chống tăng qua nòng tiêu diệt mục tiêu (xe tăng, xe bọc thép, trực thăng) tầm 5.000m.
Xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M của Quân đội Hoàng gia Malaysia. Loại xe tăng này do Ba Lan cải tiến dựa trên xe tăng T-72M1 của Liên Xô. Đây là loại xe tăng thứ 3 trong khu vực có liên quan tới Liên Xô.
Xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M của Quân đội Hoàng gia Malaysia. Loại xe tăng này do Ba Lan cải tiến dựa trên xe tăng T-72M1 của Liên Xô. Đây là loại xe tăng thứ 3 trong khu vực có liên quan tới Liên Xô.
Tháng 3/2002, Malaysia đã ký thỏa thuận với Ba Lan mua 48 chiếc PT-91M cùng một số thành phần hỗ trợ với tổng trị giá 370 triệu USD. Toàn bộ số xe được chuyển giao trong giai đoạn 2007-2009.
Tháng 3/2002, Malaysia đã ký thỏa thuận với Ba Lan mua 48 chiếc PT-91M cùng một số thành phần hỗ trợ với tổng trị giá 370 triệu USD. Toàn bộ số xe được chuyển giao trong giai đoạn 2007-2009.
PT-91M được trang bị hỏa lực tương tự T-72S và T-84 với pháo chính 2A46MS cỡ nòng 125mm. Nhưng hệ thống điện tử trên xe (hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống định vị, hệ thống cảnh báo laser…) khá tinh vi xuất xứ từ nhiều nước Tây Âu.
PT-91M được trang bị hỏa lực tương tự T-72S và T-84 với pháo chính 2A46MS cỡ nòng 125mm. Nhưng hệ thống điện tử trên xe (hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống định vị, hệ thống cảnh báo laser…) khá tinh vi xuất xứ từ nhiều nước Tây Âu.
Ngoài hàng Liên Xô (hay Ukraine), Ba Lan, các loại xe tăng thế hệ mới xuất hiện ở Đông Nam Á đều do Đức sản xuất. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2SG của Lục quân Singapore do hãng Krauss-Maffei (Đức) thiết kế.
Ngoài hàng Liên Xô (hay Ukraine), Ba Lan, các loại xe tăng thế hệ mới xuất hiện ở Đông Nam Á đều do Đức sản xuất. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2SG của Lục quân Singapore do hãng Krauss-Maffei (Đức) thiết kế.
Leopard 2SG là biến thể cải tiến từ dòng Leopard 2A4 trang bị module giáp tổng hợp AMAP (dùng vật liệu gốm na nô và hợp kim thép – titan). Loại giáp này cho phép bảo vệ xe trước mọi mối nguy hiểm từ hỏa lực chống tăng, thiết bị nổ tự tạo.
Leopard 2SG là biến thể cải tiến từ dòng Leopard 2A4 trang bị module giáp tổng hợp AMAP (dùng vật liệu gốm na nô và hợp kim thép – titan). Loại giáp này cho phép bảo vệ xe trước mọi mối nguy hiểm từ hỏa lực chống tăng, thiết bị nổ tự tạo.
Xe tăng Leopard 2SG trang bị hỏa lực pháo 120mm L44 kết hợp hệ thống nạp đạn tự động, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến.
Xe tăng Leopard 2SG trang bị hỏa lực pháo 120mm L44 kết hợp hệ thống nạp đạn tự động, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến.
Gần đây, Indonesia đã ký thỏa thuận mua xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 Revolution. Đây là biến thể cải tiến từ Leopard 2A4 được trang bị hệ thống giáp AMAP tương tự Leopard 2SG.
Gần đây, Indonesia đã ký thỏa thuận mua xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 Revolution. Đây là biến thể cải tiến từ Leopard 2A4 được trang bị hệ thống giáp AMAP tương tự Leopard 2SG.
Hoàng Lê/Kiến thức