Ăn gì mùa thu?
Theo đông y: “Mùa thu thích hợp những món ăn ấm, kỵ những món lạnh”. Do đó, chị em nên lựa chọn các thực phẩm như tổ yến, móng giò lợn, các loại cá, bắp cải, củ cải, khoai sọ, cam, chanh, nho....Tuy nhiên khi chế biến hay ăn sống, các mẹ cần chú ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng tránh bệnh tiêu chảy bởi theo các chuyên gia, sức đề kháng của phụ nữ mang thai tương đối yếu nên dễ bị các loại vi khuẩn tấn công, đặc biệt ở khu vực dạ dày.
Ngoài ra chị em hãy tính toán cẩn thận lượng calories “nạp” vào cơ thể hàng ngày (chỉ cần thêm khoảng 300 calories với những thai phụ khỏe mạnh) để hạn chế việc tăng cân quá nhiều, gây nguy hại cho cả mẹ và con.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là yêu cầu mà các bác sĩ đặt ra đối với các mẹ bầu. Nguyên do là bởi thiếu nước sẽ dẫn đến hàng loạt hệ quả xấu như gây táo bón, trĩ, nhiễm trùng đường tiểu, phù nề....Chị em có thể nhận biết tình trạng này qua màu sắc của nước tiểu, màu càng vàng đậm chứng tỏ các mẹ càng thiếu nước nghiêm trọng. Nếu không thích uống quá nhiều nước lọc, chị em có thể dùng sinh tố, nước ép hoa quả hay thêm vài lát chanh, cam, dưa chuộtt để tăng vị thơm ngon cho nước lọc nhé.
Phòng bệnh trong những ngày chuyển mùa
Công thức chung để phòng bệnh cho các bà bầu là đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chú ý tăng cường trái cây, rau xanh (cam, bưởi, chanh...), uống nhiều nước, có thể dùng thêm các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, đồng thời giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan... Khi ra đường nên mang áo mưa để tránh mắc mưa nhiễm lạnh, nếu mắc mưa thì khi về nhà phải lau khô người và thay đồ ngay.
1. Đối với bệnh cúm
Để phòng bệnh, thai phụ nên hạn chế dùng quạt máy và máy lạnh khi ngủ; tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi, khói, đặc biệt khói thuốc lá; nên mang khẩu trang khi ra đường. Không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm cao như bệnh viện, nơi đông người, bệnh nhân cúm... Cần vệ sinh mũi họng thường xuyên vài lần trong ngày bằng nước muối sinh lý.
2. Bệnh sốt xuất huyết
Để đề phòng thai phụ nên ngủ mùng, mặc quần áo dài tay, tránh chứa nước tù đọng trong nhà, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Với bệnh tiêu chảy cần giữ vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi chế biến và chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh. Không ăn thức ăn đường phố, không ăn quá nhiều loại thức ăn cùng lúc sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngay cả trái cây cũng cần chọn lựa kỹ, rửa sạch và gọt vỏ trước khi dùng.
3. Bệnh rubella
Cách phòng ngừa duy nhất là tiêm ngừa trước khi mang thai. Với những thai phụ chưa tiêm ngừa, trong ba tháng đầu thai kỳ nếu bị sổ mũi, khó chịu trong người, sốt (hoặc không sốt) nên lập tức đến bác sĩ kiểm tra xem có bị rubella không để được tư vấn và điều trị kịp thời, bởi có nhiều chị em chủ quan bỏ qua các dấu hiệu này, dẫn đến bệnh diễn biến xấu.
Thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng sinh dục trước và sau khi giao hợp... để đề phòng bị viêm âm đạo do nấm./.
Theo đông y: “Mùa thu thích hợp những món ăn ấm, kỵ những món lạnh”. Do đó, chị em nên lựa chọn các thực phẩm như tổ yến, móng giò lợn, các loại cá, bắp cải, củ cải, khoai sọ, cam, chanh, nho....Tuy nhiên khi chế biến hay ăn sống, các mẹ cần chú ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng tránh bệnh tiêu chảy bởi theo các chuyên gia, sức đề kháng của phụ nữ mang thai tương đối yếu nên dễ bị các loại vi khuẩn tấn công, đặc biệt ở khu vực dạ dày.
Ngoài ra chị em hãy tính toán cẩn thận lượng calories “nạp” vào cơ thể hàng ngày (chỉ cần thêm khoảng 300 calories với những thai phụ khỏe mạnh) để hạn chế việc tăng cân quá nhiều, gây nguy hại cho cả mẹ và con.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là yêu cầu mà các bác sĩ đặt ra đối với các mẹ bầu. Nguyên do là bởi thiếu nước sẽ dẫn đến hàng loạt hệ quả xấu như gây táo bón, trĩ, nhiễm trùng đường tiểu, phù nề....Chị em có thể nhận biết tình trạng này qua màu sắc của nước tiểu, màu càng vàng đậm chứng tỏ các mẹ càng thiếu nước nghiêm trọng. Nếu không thích uống quá nhiều nước lọc, chị em có thể dùng sinh tố, nước ép hoa quả hay thêm vài lát chanh, cam, dưa chuộtt để tăng vị thơm ngon cho nước lọc nhé.
Mùa thu chị em nên ăn nhiều rau và hoa quả để tăng cường sức đề kháng (Ảnh minh họa) |
Phòng bệnh trong những ngày chuyển mùa
Công thức chung để phòng bệnh cho các bà bầu là đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chú ý tăng cường trái cây, rau xanh (cam, bưởi, chanh...), uống nhiều nước, có thể dùng thêm các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, đồng thời giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan... Khi ra đường nên mang áo mưa để tránh mắc mưa nhiễm lạnh, nếu mắc mưa thì khi về nhà phải lau khô người và thay đồ ngay.
1. Đối với bệnh cúm
Để phòng bệnh, thai phụ nên hạn chế dùng quạt máy và máy lạnh khi ngủ; tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi, khói, đặc biệt khói thuốc lá; nên mang khẩu trang khi ra đường. Không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm cao như bệnh viện, nơi đông người, bệnh nhân cúm... Cần vệ sinh mũi họng thường xuyên vài lần trong ngày bằng nước muối sinh lý.
2. Bệnh sốt xuất huyết
Để đề phòng thai phụ nên ngủ mùng, mặc quần áo dài tay, tránh chứa nước tù đọng trong nhà, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Với bệnh tiêu chảy cần giữ vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi chế biến và chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh. Không ăn thức ăn đường phố, không ăn quá nhiều loại thức ăn cùng lúc sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngay cả trái cây cũng cần chọn lựa kỹ, rửa sạch và gọt vỏ trước khi dùng.
3. Bệnh rubella
Cách phòng ngừa duy nhất là tiêm ngừa trước khi mang thai. Với những thai phụ chưa tiêm ngừa, trong ba tháng đầu thai kỳ nếu bị sổ mũi, khó chịu trong người, sốt (hoặc không sốt) nên lập tức đến bác sĩ kiểm tra xem có bị rubella không để được tư vấn và điều trị kịp thời, bởi có nhiều chị em chủ quan bỏ qua các dấu hiệu này, dẫn đến bệnh diễn biến xấu.
Thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng sinh dục trước và sau khi giao hợp... để đề phòng bị viêm âm đạo do nấm./.
LIỄU PHAM (TỔNG HỢP)