Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 25/10 đưa tin, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thành lập một Bộ tư lệnh liên quân mới thay thế cho Bộ tư lệnh Lực lượng hỗn hợp sau khi quyền chỉ huy tác chiến toàn diện quân đội Hàn Quốc được Mỹ trao lại cho Seoul vào năm 2015.
Cơ quan mới thành lập này sẽ tiếp quản các chức năng thời chiến quan trọng của Bộ tư lệnh Lực lượng hỗn hợp.
Việc giải tán Bộ tư lệnh Lực lượng hỗn hợp là vấn đề bị những người phản đối việc chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến thời chiến cho Seoul phàn nàn nhiều nhất vì họ sợ rằng hành động này sẽ làm suy yếu khả năng chiến đấu và khiến Mỹ có cớ không can dự khi có tình huống khẩn cấp trên bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc hội đàm an ninh thường niên tổ chức ở Washington D.C hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin và người đồng cấp Mỹ Leon Panetta đã nhất trí thành lập một tổ công tác hỗn hợp để tìm ra cách thức phối hợp hiệu quả cơ chế chỉ huy của quân đội Mỹ và Hàn Quốc.
Tổ công tác này sẽ hoàn thành nhiệm vụ vào đầu năm sau và sẽ áp dụng các giải pháp mà họ đưa ra trong các cuộc diễn tập quân sự chung thường kỳ.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay: “Nếu Bộ tư lệnh Lực lượng hỗn hợp bị giải tán theo kế hoạch hiện nay thì sẽ có sự khác biệt trong cơ chế chỉ huy giữa Mỹ và Hàn Quốc. Chúng tôi cần tạo ra một cơ quan liên kết và kiểm soát cơ chế chỉ huy giữa hai bên.”
Hàn Quốc và Mỹ đã bàn bạc trong nhiều năm để lập nên một cơ quan điều phối sau khi chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến toàn diện nhằm khắc phục những khác biệt trong tác chiến phối hợp giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc. Hai bên cho rằng trong tình hình hiện nay, việc phối hợp đơn thuần sẽ không phát huy hiệu quả trong tình huống khẩn cấp.
Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói rằng: “Chúng tôi sẽ nghiên cứu hình thức tổ chức hiệu quả nhất để phối hợp 2 cơ chế chỉ huy mà vẫn kế thừa được các điểm mạnh của hình thức Bộ tư lệnh Lực lượng hỗn hợp.”
Một quan chức khác cho rằng việc chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến quân đội Hàn Quốc vẫn sẽ được tiến hành theo kế hoạch, và quân đội Hàn Quốc sẽ chỉ huy các chiến dịch thời chiến, còn phía Mỹ sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc diễu binh |
Cơ quan mới thành lập này sẽ tiếp quản các chức năng thời chiến quan trọng của Bộ tư lệnh Lực lượng hỗn hợp.
Việc giải tán Bộ tư lệnh Lực lượng hỗn hợp là vấn đề bị những người phản đối việc chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến thời chiến cho Seoul phàn nàn nhiều nhất vì họ sợ rằng hành động này sẽ làm suy yếu khả năng chiến đấu và khiến Mỹ có cớ không can dự khi có tình huống khẩn cấp trên bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc hội đàm an ninh thường niên tổ chức ở Washington D.C hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin và người đồng cấp Mỹ Leon Panetta đã nhất trí thành lập một tổ công tác hỗn hợp để tìm ra cách thức phối hợp hiệu quả cơ chế chỉ huy của quân đội Mỹ và Hàn Quốc.
Tổ công tác này sẽ hoàn thành nhiệm vụ vào đầu năm sau và sẽ áp dụng các giải pháp mà họ đưa ra trong các cuộc diễn tập quân sự chung thường kỳ.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay: “Nếu Bộ tư lệnh Lực lượng hỗn hợp bị giải tán theo kế hoạch hiện nay thì sẽ có sự khác biệt trong cơ chế chỉ huy giữa Mỹ và Hàn Quốc. Chúng tôi cần tạo ra một cơ quan liên kết và kiểm soát cơ chế chỉ huy giữa hai bên.”
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin (trái) thăm Bộ Tư lệnh Lực lượng hỗn hợp Mỹ - Hàn Quốc |
Hàn Quốc và Mỹ đã bàn bạc trong nhiều năm để lập nên một cơ quan điều phối sau khi chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến toàn diện nhằm khắc phục những khác biệt trong tác chiến phối hợp giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc. Hai bên cho rằng trong tình hình hiện nay, việc phối hợp đơn thuần sẽ không phát huy hiệu quả trong tình huống khẩn cấp.
Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói rằng: “Chúng tôi sẽ nghiên cứu hình thức tổ chức hiệu quả nhất để phối hợp 2 cơ chế chỉ huy mà vẫn kế thừa được các điểm mạnh của hình thức Bộ tư lệnh Lực lượng hỗn hợp.”
Một quan chức khác cho rằng việc chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến quân đội Hàn Quốc vẫn sẽ được tiến hành theo kế hoạch, và quân đội Hàn Quốc sẽ chỉ huy các chiến dịch thời chiến, còn phía Mỹ sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Bảo Thành (Nguồn: Chosun Ilbo)