Một khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB) về vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam dưới góc nhìn của doanh nghiệp đã cho nhiều kết quả đáng lo.
Với tiêu đề “Tham nhũng: Liệu doanh nghiệp có thoát khỏi vòng luẩn quẩn”, bản báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc WB công bố ngày 31/10, đã chỉ ra rằng, có đến gần 40% số doanh nghiệp được hỏi khẳng định, cùng với giá cả sinh hoạt, an toàn thực phẩm, tham nhũng đang là một trong 3 vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Tỷ lệ này tại Hà Nội có phần nhỉnh hơn khi 43% doanh nghiệp có cùng suy nghĩ như vậy.
Bên cạnh đó, cuộc khảo sát của WB cũng đã chỉ ra 5 ngành có tham nhũng nhiều nhất dưới góc nhìn của doanh nghiệp, trong dó đứng đầu là ngành thuế, tiếp đến là tài chính, ngân hàng, kho bạc và hải quan. Đặc biệt, khảo sát cho thấy, nhóm các cơ quan dẫn đầu về mức độ gây khó dễ cho doanh nghiệp, trong đó đứng đầu là kế hoạch đầu tư, tiếp đến là ngân hàng, kho bạc, tài chính, thuế, hải quan, cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực…
Trong đó, sự “hành” của nhiều cơ quan quản lý tại Hà Nội được xác nhận là cao hơn mức trung bình của cả nước, đặc biệt là hải quan.
Sự gây khó dễ của cơ quan quản lý nói trên thể hiện qua kết quả khảo sát “doanh nghiệp đưa hối lộ cho ai”, trong đó ngành kế hoạch và đầu tư cũng chính là ngành mà doanh nghiệp phải đưa hối lộ nhiều nhất. Tiếp đến là ngân hàng, kho bạc, tài chính, thuế…
Kết quả khảo sát của WB cũng cho thấy, có đến gần 40% số doanh nghiệp được hỏi xác nhận có giao dịch với cơ quan nhà nước và trả hối lộ, trong đó các ngành như kế hoạch và đầu tư, tài chính, thuế, hải quan vẫn là nhóm dẫn đầu về tệ nạn này.
Đáng chú ý, trong khi Chính phủ và các cơ quan chức năng đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và quyết tâm đẩy lùi tệ tham nhũng trong các cơ quan công vụ, công quyền, thì cuộc khảo sát của WB lại cho kết quả đáng quan ngại. Cụ thể, nếu như năm 2005, chỉ có khoảng 56% doanh nghiệp cho rằng cơ quan công quyền cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc, thì đến 2012, con số này đã tăng lên 67%.
Các hành vi tiêu cực, sai phạm của cán bộ, công chức như giải thích không rõ ràng, cố tình bắt lỗi doanh nghiệp hay cố tình đặt ra các yêu cầu sai quy định, hù doạ doanh nghiệp… cũng đều tăng đang kể vào năm 2012.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Lan Hương, thành viên nhóm nghiên cứu của WB, thì chính doanh nghiệp vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân tạo ra nạn tham nhũng hiện nay. Hơn nữa, chính doanh nghiệp đã góp phần tạo ra vòng luẩn quẩn của tham nhũng hành chính.
Có tới 63% doanh nghiệp được hỏi cho rằng công chức đã cố tình kéo dài thời gian xử lý công việc cho doanh nghiệp, trong khi cũng có tới 22% công chức chứng kiến đồng nghiệp của mình cố tình gây chậm trễ để đòi hối lộ.
Chính sự gây khó dễ của cán bộ, công chức đã buộc doanh nghiệp và người dân có động cơ để đưa hối lộ, thể hiện qua con số 59% doanh nghiệp cho biết đôi khi họ phải tặng quà hoặc tiền cho công chức. Nghiêm trọng hơn, có hơn 75% doanh nghiệp cho biết họ đã có hành vi hối lộ dù không được gợi ý.
Theo nhóm nghiên cứu của WB, sau khi hối lộ, khó khăn trong công việc đã được giải quyết với 63% doanh nghiệp thừa nhận có “bôi trơn” để công việc được giải quyết nhanh chóng. Và chính vì số doanh nghiệp hối lộ chiếm tỷ lệ khá lớn đã dẫn tới công chức, cán bộ càng có cơ hội để vòi vĩnh, gây khó dễ trong giải quyết công việc. Đó chính là một vòng luẩn quẩn mà theo các chuyên gia, doanh nghiệp không dễ để thoát ra được. Có tới 88% các nhóm được khảo sát đều cho rằng, công chức bị suy thoái đạo đức, trong khi 79% số công chức đổ lỗi cho lương thấp.
Tuy nhiên, một khảo sát khác của nhóm nghiên cứu WB lại cho kết quả khá bất ngờ, thậm chí khiến không ít chuyên gia, doanh nghiệp nghi ngờ về độ chuẩn xác, bởi theo nhóm nghiên cứu, các tỉnh thành có hiện tượng đưa hối lộ ít hơn lại có khối doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Điều đó đồng nghĩa với việc, các tỉnh có nhiều hối lộ hơn thì doanh nghiệp cũng kinh doanh kém hơn, hay nói cách khác, các doanh nghiệp không hối lộ hoạt động có hiệu quả hơn.
Theo lý giải của nhóm nghiên cứu, thoạt nhìn kết quả khảo sát hiệu quả của doanh nghiệp dường như mâu thuẫn với khảo sát trước đó về nạn tham nhũng trong các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, nếu phân tích cụ thể thì câu chuyện “được việc” hoàn toàn khác với hiệu quả kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp có thể được việc nhưng xét về tổng thể, họ không có nhiều lợi nhuận vì đã chi quá nhiều vào các khoản “chi phí không chính thức”.
Kết thúc bản báo cáo khảo sát, nhóm nghiên cứu của WB cho rằng, hiện nay, với nhiều suy nghĩ, cách tiếp cận khác nhau, song nhìn chung các doanh nghiệp đang đi theo 2 xu hướng hoàn toàn khác nhau, đó là hoặc đưa hối lộ để chặn trước rắc rối hoặc để giải quyết rắc rối. Xu hướng còn lại là doanh nghiệp sẽ tìm kiếm giải pháp khi gặp rắc rối và cương quyết nói không với hối lộ.
Bình luận về bản báo cáo của WB, Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho rằng, nạn tham nhũng, hối lộ hiện nay đúng là đang diễn biến rất phức tạp. Bởi thực tế, phát hiện đến đâu thì biết đến đó vì thông thường hối lộ đều là những hành vi "đi đêm" nên rất khó để phát hiện. Do vậy, theo ông Lượng, kết luận "xử lý nạn tham nhũng chưa đúng với tình hình" là... luôn luôn đúng.
Ảnh minh họa. |
Bên cạnh đó, cuộc khảo sát của WB cũng đã chỉ ra 5 ngành có tham nhũng nhiều nhất dưới góc nhìn của doanh nghiệp, trong dó đứng đầu là ngành thuế, tiếp đến là tài chính, ngân hàng, kho bạc và hải quan. Đặc biệt, khảo sát cho thấy, nhóm các cơ quan dẫn đầu về mức độ gây khó dễ cho doanh nghiệp, trong đó đứng đầu là kế hoạch đầu tư, tiếp đến là ngân hàng, kho bạc, tài chính, thuế, hải quan, cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực…
Trong đó, sự “hành” của nhiều cơ quan quản lý tại Hà Nội được xác nhận là cao hơn mức trung bình của cả nước, đặc biệt là hải quan.
Sự gây khó dễ của cơ quan quản lý nói trên thể hiện qua kết quả khảo sát “doanh nghiệp đưa hối lộ cho ai”, trong đó ngành kế hoạch và đầu tư cũng chính là ngành mà doanh nghiệp phải đưa hối lộ nhiều nhất. Tiếp đến là ngân hàng, kho bạc, tài chính, thuế…
Kết quả khảo sát của WB cũng cho thấy, có đến gần 40% số doanh nghiệp được hỏi xác nhận có giao dịch với cơ quan nhà nước và trả hối lộ, trong đó các ngành như kế hoạch và đầu tư, tài chính, thuế, hải quan vẫn là nhóm dẫn đầu về tệ nạn này.
Đáng chú ý, trong khi Chính phủ và các cơ quan chức năng đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và quyết tâm đẩy lùi tệ tham nhũng trong các cơ quan công vụ, công quyền, thì cuộc khảo sát của WB lại cho kết quả đáng quan ngại. Cụ thể, nếu như năm 2005, chỉ có khoảng 56% doanh nghiệp cho rằng cơ quan công quyền cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc, thì đến 2012, con số này đã tăng lên 67%.
Các hành vi tiêu cực, sai phạm của cán bộ, công chức như giải thích không rõ ràng, cố tình bắt lỗi doanh nghiệp hay cố tình đặt ra các yêu cầu sai quy định, hù doạ doanh nghiệp… cũng đều tăng đang kể vào năm 2012.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Lan Hương, thành viên nhóm nghiên cứu của WB, thì chính doanh nghiệp vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân tạo ra nạn tham nhũng hiện nay. Hơn nữa, chính doanh nghiệp đã góp phần tạo ra vòng luẩn quẩn của tham nhũng hành chính.
Có tới 63% doanh nghiệp được hỏi cho rằng công chức đã cố tình kéo dài thời gian xử lý công việc cho doanh nghiệp, trong khi cũng có tới 22% công chức chứng kiến đồng nghiệp của mình cố tình gây chậm trễ để đòi hối lộ.
Chính sự gây khó dễ của cán bộ, công chức đã buộc doanh nghiệp và người dân có động cơ để đưa hối lộ, thể hiện qua con số 59% doanh nghiệp cho biết đôi khi họ phải tặng quà hoặc tiền cho công chức. Nghiêm trọng hơn, có hơn 75% doanh nghiệp cho biết họ đã có hành vi hối lộ dù không được gợi ý.
Theo nhóm nghiên cứu của WB, sau khi hối lộ, khó khăn trong công việc đã được giải quyết với 63% doanh nghiệp thừa nhận có “bôi trơn” để công việc được giải quyết nhanh chóng. Và chính vì số doanh nghiệp hối lộ chiếm tỷ lệ khá lớn đã dẫn tới công chức, cán bộ càng có cơ hội để vòi vĩnh, gây khó dễ trong giải quyết công việc. Đó chính là một vòng luẩn quẩn mà theo các chuyên gia, doanh nghiệp không dễ để thoát ra được. Có tới 88% các nhóm được khảo sát đều cho rằng, công chức bị suy thoái đạo đức, trong khi 79% số công chức đổ lỗi cho lương thấp.
Tuy nhiên, một khảo sát khác của nhóm nghiên cứu WB lại cho kết quả khá bất ngờ, thậm chí khiến không ít chuyên gia, doanh nghiệp nghi ngờ về độ chuẩn xác, bởi theo nhóm nghiên cứu, các tỉnh thành có hiện tượng đưa hối lộ ít hơn lại có khối doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Điều đó đồng nghĩa với việc, các tỉnh có nhiều hối lộ hơn thì doanh nghiệp cũng kinh doanh kém hơn, hay nói cách khác, các doanh nghiệp không hối lộ hoạt động có hiệu quả hơn.
Theo lý giải của nhóm nghiên cứu, thoạt nhìn kết quả khảo sát hiệu quả của doanh nghiệp dường như mâu thuẫn với khảo sát trước đó về nạn tham nhũng trong các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, nếu phân tích cụ thể thì câu chuyện “được việc” hoàn toàn khác với hiệu quả kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp có thể được việc nhưng xét về tổng thể, họ không có nhiều lợi nhuận vì đã chi quá nhiều vào các khoản “chi phí không chính thức”.
Kết thúc bản báo cáo khảo sát, nhóm nghiên cứu của WB cho rằng, hiện nay, với nhiều suy nghĩ, cách tiếp cận khác nhau, song nhìn chung các doanh nghiệp đang đi theo 2 xu hướng hoàn toàn khác nhau, đó là hoặc đưa hối lộ để chặn trước rắc rối hoặc để giải quyết rắc rối. Xu hướng còn lại là doanh nghiệp sẽ tìm kiếm giải pháp khi gặp rắc rối và cương quyết nói không với hối lộ.
Bình luận về bản báo cáo của WB, Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho rằng, nạn tham nhũng, hối lộ hiện nay đúng là đang diễn biến rất phức tạp. Bởi thực tế, phát hiện đến đâu thì biết đến đó vì thông thường hối lộ đều là những hành vi "đi đêm" nên rất khó để phát hiện. Do vậy, theo ông Lượng, kết luận "xử lý nạn tham nhũng chưa đúng với tình hình" là... luôn luôn đúng.
Theo VnEconomy