Sầu riêng Khánh Sơn nổi tiếng khắp nơi và đã có thương hiệu, cũng là sản phẩm nông sản duy nhất tại tỉnh Khánh Hòa được bảo hộ nhãn hiệu độc quyền. Thời gian qua, địa phương đã có nhiều cố gắng đưa thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn đến với người tiêu dùng.
Theo người trồng sầu riêng, để trái sầu riêng thực sự ngon thì phải để chín tự nhiên. Thế nhưng, từ khi thương hiệu sầu riêng này bén duyên với thị trường, một số thương lái tại Đồng Nai tìm về Khánh Sơn để thu gom. Điều đáng nói, những thương lái này tổ chức mua cả vườn sầu riêng của từng hộ gia đình, sau đó hái đồng loạt, kể cả những trái còn xanh non. Sau khi hái, thương lái nhúng trái sầu riêng vào một loại hóa chất đã hòa sẵn, mục đích để ép chín sầu riêng rồi đưa ra thị trường, có khi xuất sang Trung Quốc.
Theo phản ánh, sau khi sầu riêng được nhúng hóa chất, đồng loạt các trái sầu riêng đều chín nhanh, đồng đều và rất bắt mắt… Đặc biệt, màu sắc của trái cây nhuộm hóa chất giống như trái chín tự nhiên, chỉ có người sành sầu riêng mới phân biệt đâu là trái tự chín và bị ép chín. Qua tìm hiểu, loại hóa chất thương lái dùng nhuộm trái có nhãn mác là “Trái Chín”, được sản xuất tại TPHCM.
Mặc dù sầu riêng Khánh Sơn đã có thương hiệu và dần lớn mạnh trên thị trường trong nước, nhưng từ trước đến nay chính quyền địa phương phần lớn coi trọng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng diện tích cây trồng mà chưa chú trọng nhiều đến khâu tiêu thụ sản phẩm, chính vì vậy nên chưa có chiến lược tiêu thụ, quảng bá sản phẩm đạt hiệu quả… Trong khi đó, tâm lý người trồng chỉ chú trọng vào hiệu quả đầu ra, thu hồi vốn nhanh, rút ngắn thời gian chăm sóc nên họ bán sớm, không quan tâm chất lượng quả.
Chuyện thương lái dùng hóa chất ép chín sầu riêng đã từng được cử tri Khánh Hòa phản ánh tại các kỳ họp HĐND các cấp, nhưng đến nay vấn đề này chưa được giải đáp thỏa đáng.
Ông Trần Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, nói: “Việc thương lái dùng hóa chất kích thích sầu riêng chín sớm, đồng đều là có, tuy nhiên rất khó kiểm soát. Trước mắt, UBND huyện khuyến cáo người dân không nên lạm dụng các loại hóa chất này để kích trái chín, chỉ sử dụng thuốc bảo quản cho trái cây khi vận chuyển đi xa. Sau sự việc này, huyện sẽ có những cuộc họp bàn để tìm giải pháp cụ thể hơn”.
Theo người trồng sầu riêng, để trái sầu riêng thực sự ngon thì phải để chín tự nhiên. Thế nhưng, từ khi thương hiệu sầu riêng này bén duyên với thị trường, một số thương lái tại Đồng Nai tìm về Khánh Sơn để thu gom. Điều đáng nói, những thương lái này tổ chức mua cả vườn sầu riêng của từng hộ gia đình, sau đó hái đồng loạt, kể cả những trái còn xanh non. Sau khi hái, thương lái nhúng trái sầu riêng vào một loại hóa chất đã hòa sẵn, mục đích để ép chín sầu riêng rồi đưa ra thị trường, có khi xuất sang Trung Quốc.
Nghìn tấn sầu riêng bị ép chín bằng hóa chất |
Theo phản ánh, sau khi sầu riêng được nhúng hóa chất, đồng loạt các trái sầu riêng đều chín nhanh, đồng đều và rất bắt mắt… Đặc biệt, màu sắc của trái cây nhuộm hóa chất giống như trái chín tự nhiên, chỉ có người sành sầu riêng mới phân biệt đâu là trái tự chín và bị ép chín. Qua tìm hiểu, loại hóa chất thương lái dùng nhuộm trái có nhãn mác là “Trái Chín”, được sản xuất tại TPHCM.
Mặc dù sầu riêng Khánh Sơn đã có thương hiệu và dần lớn mạnh trên thị trường trong nước, nhưng từ trước đến nay chính quyền địa phương phần lớn coi trọng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng diện tích cây trồng mà chưa chú trọng nhiều đến khâu tiêu thụ sản phẩm, chính vì vậy nên chưa có chiến lược tiêu thụ, quảng bá sản phẩm đạt hiệu quả… Trong khi đó, tâm lý người trồng chỉ chú trọng vào hiệu quả đầu ra, thu hồi vốn nhanh, rút ngắn thời gian chăm sóc nên họ bán sớm, không quan tâm chất lượng quả.
Chuyện thương lái dùng hóa chất ép chín sầu riêng đã từng được cử tri Khánh Hòa phản ánh tại các kỳ họp HĐND các cấp, nhưng đến nay vấn đề này chưa được giải đáp thỏa đáng.
Ông Trần Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, nói: “Việc thương lái dùng hóa chất kích thích sầu riêng chín sớm, đồng đều là có, tuy nhiên rất khó kiểm soát. Trước mắt, UBND huyện khuyến cáo người dân không nên lạm dụng các loại hóa chất này để kích trái chín, chỉ sử dụng thuốc bảo quản cho trái cây khi vận chuyển đi xa. Sau sự việc này, huyện sẽ có những cuộc họp bàn để tìm giải pháp cụ thể hơn”.
Theo Sài Gòn giải phóng