1. Phòng ngừa
Phần lớn thời gian, trẻ em luôn là nổi lo cho cha mẹ bởi vì trẻ có cơ chế tự nhiên chống lại nhu cầu của cha mẹ. Hãy chủ động để trẻ em không tiếp xúc hoặc rơi vào hoàn cảnh có thể gây ra những hành vi không mong muốn.
2. Đưa ra những tùy chọn
Đưa ra cho trẻ một sự lựa chọn rõ ràng về hai hành vi chấp nhận được. Ví dụ: "Con có thể chọn cất những đồ vật, những quyển sách đó hay để cha mẹ chọn”. "Con có thể chọn làm bài tập ở nhà của con trước khi ăn hoặc sau khi ăn hoặc để cha mẹ quyết định"... Trẻ em chậm ra quyết định cần thêm cụm từ, "Con chọn hoặc bố, mẹ lựa chọn?" Bạn có thể làm cho sự lựa chọn dễ dàng khi trình bày với các tùy chọn rõ ràng.
3. Cảnh báo
Có những tình huống trẻ em tiếp tục thể hiện một hành vi sai trái mà các phụ huynh đã nói về nó nhiều lần trước đây. Vì vậy cần có những cảnh báo cụ thể cho trẻ em của mình. Cha mẹ nói với con cái để chúng biết chúng không nên gây ra những hành vi đó, nếu hành vi đó xảy ra thì chúng phải nhận hậu quả gì? Sự trừng phạt gì từ cha mẹ.
4. Tự nhận thức
Điều quan trọng là dạy cho trẻ em tự nhận thức được hành động của chúng. Bạn có thể làm điều này một cách dễ dàng thông qua giao tiếp với con cái của bạn ở bất cứ độ tuổi nào bằng cách hỏi con cảm thấy như thế nào về một hành vi tích cực và tiêu cực con đã làm? Bằng cách liên tục hỏi con của bạn những câu hỏi tương tự sẽ tạo thành sự phản ánh sâu sắc trong nhận thức của trẻ, con bạn sẽ tự ý thức và tự điều chỉnh hành vi của mình trước khi chúng hành động.
5. Dạy con bạn sự đồng cảm
Dạy sự đồng cảm, cảm thông và biết chia sẻ với người khác là một nội dung quan trọng lâu dài gắn liền với sự phát triển của trẻ. Đánh đòn làm xói mòn giá trị bản thân cha mẹ, vì đứa trẻ sẽ nghĩ rằng cha mẹ là "xấu" mà sau đó chúng hình thành cảm giác giận dữ, oán giận chính mình và những người khác. Điều này dẫn đến hành vi trong tương lai phản ánh từ hình ảnh cha mẹ đang đánh chúng. Khi chúng ta dạy cho trẻ em của chúng ta sự đồng cảm, trẻ sẽ thấy hành động của những người khác tác động như thế nào, làm cho chúng suy nghĩ về hành động của chúng hơn là đặt sự chú ý của trẻ vào sự giận dữ và tự ghê tởm do bạn đánh đòn.
6. Không làm căng thẳng quá tình huống
Khi một đứa trẻ làm một cái gì đó không mong muốn cha mẹ thường có phản ứng tiêu cực bằng cách la hét, đánh đòn...làm vậy sẽ kích hoạt cảm xúc xấu được lập trình vào hệ thống thần kinh của trẻ. Điều này có nghĩa rằng đứa trẻ trở nên nhạy cảm và phản ứng thái quá với các tình huống căng thẳng, do đó lấy đi các công cụ cơ bản để chúng có thể bình tĩnh và suy nghĩ về hành động của mình. Phản ứng thái quá với những hành vi không quá nghiêm trọng của con bạn vô tình bạn đang dạy con học cách phản ứng lại hơn là nhận biết và cân bằng cảm xúc. Chúng ta muốn con cái của chúng ta có ý thức hơn trong việc đưa ra quyết định chứ không phải là hành động vô thức được kích hoạt do sự tức giận của phụ huynh trút lên đầu chúng.
7. Phát huy vai trò của người cha trong dạy con cái
Người cha đóng vai trò quan trọng cho sự giáo dục tích cực. Là một người cha, bạn nên để cho người mẹ làm những gì cô ấy cảm thấy tự nhiên như một người mẹ tuyệt vời. Tính chất nuôi dưỡng của người mẹ luôn luôn trường trực bên con cái. Những đứa trẻ cần sự bảo vệ và thoải mái mà người cha có thể mang lại cho chúng. “Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con ngoan”.
8. Dạy trẻ đam mê đọc sách
Là cha mẹ, bạn có thể giúp con của bạn có một tình yêu đọc sách suốt đời bằng cách thực hiện với chính mình để noi gương!
Đọc sách vào ban đêm, hãy chọn một cuốn sách và đọc một số chương trước khi đi ngủ với nhau, đọc cho con bạn nghe. Chọn những loại sách phù hợp với con cái và sở thích chung của gia đình bạn. Đọc sách giúp trẻ phát triển trí tuệ và sự tưởng tượng tạo tiền đề cho tương lai rất tốt. Và qua đó bạn giáo dục con cái mình để chúng tránh được những hành vi không đúng khiến bạn phải nổi nóng.
Lê Văn Dũng
Khoa KHXH&NV
Trường SQ Không quân - Nha Trang - Khánh Hòa