Những hình ảnh về chợ ở Sài Gòn trước và sau năm 1975 (P2)

30/04/2012 07:34
Hương Trà (tổng hợp)
(GDVN) - Chợ Bình Tây hay còn gọi là chợ Lớn là một trong những địa danh được biết đến nhiều nhất tại TP HCM. Khu chợ này do một thương nhân người Hoa tên Quách Đàm xây tặng, với điều kiện cho phép ông xây dựng các khu nhà quanh chợ và dựng tượng sau khi ông qua đời. Chợ được xây cất bằng xi-măng cốt thép theo kỹ thuật phương Tây nhưng mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc.
Chợ lớn những ngày sơ khai Sở dĩ "Chợ Lớn Mới" có được tên này là vì trước đây trong khu vực này đã từng có một chợ, nằm ngay ở Bưu Điện Chợ Lớn thời nay, chợ đó sau này thường được nhắc đến bằng tên "Chợ Cũ". Chợ Lớn được xây dựng sau khi Chợ Cũ bị thiêu tàn trong một vụ cháy (thời gian và nguyên nhân của vụ cháy không rõ). Do chợ mới được xây rất to lớn vào thời đó, cho nên những người trong khu vực đặt tên là "Chợ Lớn Mới".
Chợ lớn những ngày sơ khai
Sở dĩ "Chợ Lớn Mới" có được tên này là vì trước đây trong khu vực này đã từng có một chợ, nằm ngay ở Bưu Điện Chợ Lớn thời nay, chợ đó sau này thường được nhắc đến bằng tên "Chợ Cũ". Chợ Lớn được xây dựng sau khi Chợ Cũ bị thiêu tàn trong một vụ cháy (thời gian và nguyên nhân của vụ cháy không rõ). Do chợ mới được xây rất to lớn vào thời đó, cho nên những người trong khu vực đặt tên là  "Chợ Lớn Mới".
Nguyên thủy, đây là một vùng đất ruộng, một thương gia người Hoa là Quách Đàm (1863-1927) đã mua lại, chuyển đất ruộng thành đất thổ trạch, rồi tự mình xuất tiền để xây dựng một khu chợ xi măng cốt sắt rất đồ sộ, ngày ấy được người dân quen gọi là chợ Quách Đàm. Bên cạnh khu chợ, ông Quách Đàm cũng cho xây dựng khu phố nhà lầu theo kiểu phố buôn bán và vận động các quan chức cao cấp của Nam Kỳ, kể cả Thống đốc Cognacq để dời Chợ Lớn về đây. Bên trong chợ, ông cũng cho đặt tượng đồng của mình nơi cửa chính.
Nguyên thủy, đây là một vùng đất ruộng, một thương gia người Hoa là Quách Đàm (1863-1927) đã mua lại, chuyển đất ruộng thành đất thổ trạch, rồi tự mình xuất tiền để xây dựng một khu chợ xi măng cốt sắt rất đồ sộ, ngày ấy được người dân quen gọi là chợ Quách Đàm. Bên cạnh khu chợ, ông Quách Đàm cũng cho xây dựng khu phố nhà lầu theo kiểu phố buôn bán và vận động các quan chức cao cấp của Nam Kỳ, kể cả Thống đốc Cognacq để dời Chợ Lớn về đây. Bên trong chợ, ông cũng cho đặt tượng đồng của mình nơi cửa chính.
Tuy nhiên, thời kỳ đầu khi chợ mới được xây dựng, dù đồ sộ, nhưng xung quanh dân cư còn thưa thớt, hơn nữa, các thương gia người Hoa buôn bán tại Chợ Lớn Cũ vốn đã yên nơi yên chỗ cũng không muốn dời phố mới xa xôi thêm hao tốn, vì vậy chợ Quách Đàm chưa sầm uất như bây giờ.
Tuy nhiên, thời kỳ đầu khi chợ mới được xây dựng, dù đồ sộ, nhưng xung quanh dân cư còn thưa thớt, hơn nữa, các thương gia người Hoa buôn bán tại Chợ Lớn Cũ vốn đã yên nơi yên chỗ cũng không muốn dời phố mới xa xôi thêm hao tốn, vì vậy chợ Quách Đàm chưa sầm uất như bây giờ.
Chợ Lớn những năm đầu thế kỷ 20 Chợ Bình Tây bốn phía tiếp giáp với đường Lê Tấn Kế, Tháp Mười, Trần Bình, Phan Văn Khỏe. Chợ có 12 cổng nhỏ thông ra bốn hướng và một cổng chính nhìn về xa lộ Tháp Mười, trực diện bến xe Chợ Lớn, là cửa ngỏ về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thuận lợi cho giao thông, vận chuyển hàng hóa.
Chợ Lớn những năm đầu thế kỷ 20

Chợ Bình Tây bốn phía tiếp giáp với đường Lê Tấn Kế, Tháp Mười, Trần Bình, Phan Văn Khỏe. Chợ có 12 cổng nhỏ thông ra bốn hướng và một cổng chính nhìn về xa lộ Tháp Mười, trực diện bến xe Chợ Lớn, là cửa ngỏ về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thuận lợi cho giao thông, vận chuyển hàng hóa. 
Toàn cảnh chợ Lớn
Toàn cảnh chợ Lớn
Chợ Lớn những năm 1950 Chợ Lớn được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành năm 1930.
Chợ Lớn những năm 1950
Chợ Lớn được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành năm 1930. 
Cảnh sinh hoạt trong chợ Lớn
Cảnh sinh hoạt trong chợ Lớn
Một nhà máy trong chợ Lớn
Một nhà máy trong chợ Lớn
Cảnh buôn bán tấp nập, trên bến dưới thuyền, đoạn này chính là dóc cầu Quới, nơi có đường xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn chạy qua....
Cảnh buôn bán tấp nập, trên bến dưới thuyền, đoạn này chính là dóc cầu Quới, nơi có đường xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn chạy qua....
Chợ Lớn Sài Gòn tháng 8 năm 1969
Chợ Lớn Sài Gòn tháng 8 năm 1969
Chùa ở chợ Lớn
Chùa ở chợ Lớn


Nhà hát gần chợ Lớn
Nhà hát gần chợ Lớn
Cảnh sinh hoạt đường Đồng Khánh chợ Lớn xưa
Cảnh sinh hoạt đường Đồng Khánh chợ Lớn xưa
Cảnh buôn bán sầm uất
Cảnh buôn bán sầm uất
Chùa ở chợ Lớn của hiện tại
Chùa ở chợ Lớn của hiện tại
Tháp giữa chợ vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”. 4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có hình rồng uốn lượn theo kiểu chùa phương Đông. Giữa chợ có khoảng sân rộng rãi đặt tượng ông Quách Đàm cùng bệ đá ghi ngày xây dựng chợ.
Tháp giữa chợ vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”. 4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có hình rồng uốn lượn theo kiểu chùa phương Đông. Giữa chợ có khoảng sân rộng rãi đặt tượng ông Quách Đàm cùng bệ đá ghi ngày xây dựng chợ.
Xung quanh bệ đá có 4 con sư tử ngậm châu và 4 con rồng đều bằng đồng đang phun nước.
Xung quanh bệ đá có 4 con sư tử ngậm châu và 4 con rồng đều bằng đồng đang phun nước.

Chợ Bình Tây là một trong những ngôi chợ lớn và cũng là ngôi chợ lâu đời nhất của thành phố. Chợ hoạt động suốt từ 2-3h sáng đến 9-10h đêm. Chuyên kinh doanh hàng sỉ với mức giá thấp nhất có thể. Ngoài lượng tiểu thương các nơi đến kinh doanh, hàng năm, chợ đón tiếp rất nhiều lượt khách nước ngoài đến tham quan và mua sắm.
Chợ Bình Tây là một trong những ngôi chợ lớn và cũng là ngôi chợ lâu đời nhất của thành phố. Chợ hoạt động suốt từ 2-3h sáng đến 9-10h đêm. Chuyên kinh doanh hàng sỉ với mức giá thấp nhất có thể. Ngoài lượng tiểu thương các nơi đến kinh doanh, hàng năm, chợ đón tiếp rất nhiều lượt khách nước ngoài đến tham quan và mua sắm.
Chợ Bình Tây có 2.358 sạp hàng. Riêng khu vực nhà lồng có 1446 sạp, trong đó tầng trệt có 698 sạp, tầng lầu có 748 sạp. Trong chợ có khoảng 876 gian hàng chuyên về thực phẩm và gia vị, đây là mặt hàng chiếm tỉ lệ cao nhất ở chợ. Ngoài ra còn có các mặt hàng về đồ dùng gia đình, hàng may sẵn, lương thực và các ngành hàng khác.
Chợ Bình Tây có 2.358 sạp hàng. Riêng khu vực nhà lồng có 1446 sạp, trong đó tầng trệt có 698 sạp, tầng lầu có 748 sạp. Trong chợ có khoảng 876 gian hàng chuyên về thực phẩm và gia vị, đây là mặt hàng chiếm tỉ lệ cao nhất ở chợ. Ngoài ra còn có các mặt hàng về đồ dùng gia đình, hàng may sẵn, lương thực và các ngành hàng khác.
Theo nhiều người từ trong và ngoài Việt Nam, tên riêng "Chợ Lớn" còn được xem là một khu vực, hoặc một thành phố nhỏ của Sài Gòn. Khu vực Chợ Lớn bao gồm Quận 5, Quận 6, Quận 10 và Quận 11. Trong 4 quận đó người Hoa tập trung đông đảo nhất tại Quận 5, trở thành một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở nước Việt Nam, và họ luôn luôn mang đậm nét văn hóa Trung Hoa suốt nhiều năm qua. Địa chỉ: Chợ Bình Tây, 57A Tháp Mười, P.2, Q.6, TP. HCM.
Theo nhiều người từ trong và ngoài Việt Nam, tên riêng "Chợ Lớn" còn được xem là một khu vực, hoặc một thành phố nhỏ của Sài Gòn. Khu vực Chợ Lớn bao gồm Quận 5, Quận 6, Quận 10 và Quận 11. Trong 4 quận đó người Hoa tập trung đông đảo nhất tại Quận 5, trở thành một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở nước Việt Nam, và họ luôn luôn mang đậm nét văn hóa Trung Hoa suốt nhiều năm qua.
Địa chỉ: Chợ Bình Tây, 57A Tháp Mười, P.2, Q.6, TP. HCM.
Hương Trà (tổng hợp)