Những năm trước đây tiểu đường type 2 thường gặp ở tuổi trưởng thành (thường là trên 40 tuổi), nhưng ngày nay bắt gặp nhiều ở độ tuổi trẻ hơn.
Ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong thời gian kéo dài là những yếu tố chính phát triển tiểu đường type 2.
Ăn quá nhiều cũng gây ra sự đề kháng insulin. Cơ thể cần lượng lớn insulin để duy trì mức đường trong máu bình thường.
Điều quan trọng việc mắc tiểu đường type 2 thường không có triệu chứng rõ rệt trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán.
Các triệu chứng thường đi kèm với tiểu đường type 2 là khát thường xuyên, đi tiểu nhiều, hay đói, da khô, ngứa, phát ban, ngứa tay và bàn chân.
Do đó, mỗi chúng ta cần có lối sống và thói quen ăn uống sinh hoạt để giảm nguy cơ mắc phải hoặc cải thiện khi đã mắc tiểu đường type 2.
Trong chế độ ăn mỗi chúng ta nên ưu tiên ăn đa dạng những loại rau củ quả có đặc tính giúp điều tiết đường huyết (Ảnh minh họa trên: giaoduc.net.vn). |
Những thực phẩm cần hạn chế ăn
- Đường tinh luyện
- Bột mỳ hoặc gạo trắng
- Các loại ngũ cốc có Gluten
- Thức ăn đã qua xử lý, đồ ăn nhanh
Ngoài ra, mỗi chúng ta cần có thói quen tốt như: tập luyện, chơi thể thao, ăn uống điều độ, lịch sinh hoạt ổn định.
Sử dụng những thực phẩm giàu dinh dưỡng như: rau củ quả tươi sống, thực vật, thực phẩm giàu chất diệp lục (Chlorophyll) như tảo spirulina, tinh dầu thực vật (Đinh hương, trà xanh, oregano, chanh...).
Tạo lập thói quen tốt luôn khó khăn so với những thói quen xấu. Tuy nhiên, phần thưởng cho những nỗ lực chính là cuộc sống và sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Bên cạnh đó, trong chế độ ăn mỗi chúng ta nên ưu tiên ăn đa dạng những loại rau củ quả có đặc tính giúp điều tiết đường huyết như:
10 loại trái cây tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường |
1. Dâu tây: Dâu tây là một loại trái cây ít đường, có tính kháng viêm mạnh và giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim.
2. Táo (đặc biệt là táo xanh): Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
3. Mướp đắng (đây là thực phẩm hàng đầu để giảm đường huyết, nhưng không nên dung quá 2 quả mỗi ngày và thường xuyên đo lượng đường huyết sau khi dùng mướp đắng tươi).
4. Cải xanh: Các loại rau lá xanh vô cùng bổ dưỡng mà lại ít calo và tinh bột đường, giúp bạn hạn chế bị tăng đường huyết.
5. Bông cải xanh: bông cải xanh là nguồn thực phẩm rất giàu crom, một loại khoáng chất giúp điều hòa lượng đường trong máu và insulin. Nó cũng giúp các bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
6. Bưởi: Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.
7. Nghệ: Nghệ có chứa nhiều curcumin, có thể hạ mức đường huyết và giảm viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về tim và thận.
Ngoài ra, còn một số loại rau củ tốt cho sức khỏe của những người mắc tiểu đường type 2 như: măng tây, bơ, dưa chuột, cần tây, rau mùi, bắp cải tím, ổi, khoai lang...
Bên cạnh chế độ ăn rau củ tươi sống, bạn có thể dùng nước ép để nhanh chóng hấp thụ dưỡng chất hiệu quả từ những loại thực vật kể trên.
7 loại trà thảo dược tốt cho người tiểu đường |
Một số công thức giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2
- 1 quả táo + 2 quả ổi hoặc 1 quả bưởi
- 1 quả táo + 1/2 bó cải xoong + 1 nắm rau cải + 1/4 quả chanh
- 1 quả táo xanh + 1 quả mướp đắng + 5 nhánh cần tây + 1 ớt chuông xanh + 1/2 quả chanh
- 1 quả táo + 8-10 cải + 1 quả dưa chuột + 1/4 quả chanh
- 1 quả táo + 6-7 lá cải + 4 nhánh cần tây + 1/2 quả chanh
- 1 quả táo xanh + 6-8 nhánh cần tây + 1 nắm rau bó xôi + 1 nắm rau mùi + 1/4 quả chanh + 1 mẩu nghệ
Thay đổi thói quen, cuộc sống sẽ thay đổi. Bạn cần có những suy nghĩ và thói quen tích cực để hình thành nên một cuộc sống tích cực, cơ thể nhiều năng lượng, tâm trí luôn vui vẻ, phấn khởi.