Bạn làm gì để quản lý lượng đường trong máu tại nơi làm việc?
Làm thế nào để bạn kiểm tra lượng đường trong máu của mình tại nơi làm việc?
Đó chính là những câu hỏi mà người mắc bệnh tiểu đường thường quan tâm tới.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi với sự ra đời của công nghệ và nhận thức của mọi người về bệnh tiểu đường.
Chúng cho phép bạn quản lý bệnh tiểu đường một cách hiệu quả - có thể ở nơi làm việc hoặc ở nhà.
Quản lý bệnh tiểu đường tại nơi làm việc như thế nào (Ảnh: theo boldsky). |
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để chuyển hóa glucose hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả.
Bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết (lượng đường trong máu cực thấp) và tăng đường huyết (lượng đường trong máu cực cao).
Các loại bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm các tế bào khỏe mạnh của cơ thể là những tế bào có hại.
Nó tấn công các tế bào và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Kết quả là cơ thể không thể sản xuất đủ insulin.
- Trong bệnh tiểu đường loại 2 cơ thể sản xuất insulin, nhưng không thể sử dụng nó một cách hiệu quả.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai và nó biến mất sau khi người mẹ sinh con.
Có nhiều biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm tổn thương mắt, các vấn đề về tim, thận, da và miệng.
Khi làm việc tại các văn phòng, người mắc bệnh tiểu đường phải đối mặt với những khó khăn nhất định khác.
Những người mắc bệnh tiểu đường cảm thấy khó khăn khi làm việc theo các ca khác nhau vì thời gian của chế độ ăn uống, giấc ngủ và thuốc cần phải được cân bằng tốt.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đôi khi bỏ lỡ thức ăn do lịch trình bận rộn của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức đường huyết.
Cách quản lý bệnh tiểu đường tại nơi làm việc
1. Kiểm tra lượng đường trong máu tại nơi làm việc
Quản lý bệnh tiểu đường, kiểm tra lượng đường trong máu của mình tại nơi làm việc là điều quan trọng mà bạn cần làm.
Bạn cũng có thể thêm một lời nhắc trong điện thoại để nhắc mình kiểm tra lượng đường trong máu khi có lịch trình bận rộn.
2. Ăn sáng lành mạnh
Một bữa sáng lành mạnh rất cần thiết đối với người mắc bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu, bữa sáng giàu năng lượng có liên quan đến việc giảm đáng kể tình trạng tăng đường huyết sau ăn (PPHG) ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Nếu giờ làm việc của bạn bắt đầu từ rất sớm, hãy chuẩn bị bữa sáng vào tối hôm trước để bạn có thể ăn nó ngay lập tức vào buổi sáng.
3. Ăn đồ ăn nhẹ
Ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh trong suốt cả ngày có thể giúp duy trì lượng đường trong máu của bạn. Nhưng điều cần thiết là bạn nên chọn đồ ăn nhẹ có nhiều chất xơ, protein và chất béo lành mạnh vì những chất dinh dưỡng này sẽ giúp kiểm soát mức đường huyết của bạn.
Một số lựa chọn ăn vặt tốt nhất là trứng luộc, sữa chua với quả mọng, các loại hạt, táo cắt lát với bơ đậu phộng, bánh quy giòn nguyên hạt...
4. Giảm căng thẳng của bạn
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, căng thẳng có thể gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu kéo dài. Do đó, điều cần thiết là giảm căng thẳng để kiểm soát lượng đường trong máu.
Để giảm căng thẳng, hãy thử tập thiền, hít thở sâu hoặc đi bộ ngắn bên ngoài văn phòng.
5. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước trong suốt cả ngày có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tại nơi làm việc. Bên cạnh việc ăn uống đúng giờ, cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Bởi vì nếu lượng đường trong máu của bạn cao, sẽ tăng nguy cơ mất nước vì lượng đường trong máu cao cho phép bạn đi tiểu thường xuyên.
Tránh uống caffeine và đồ uống có đường vì chúng làm mất nước cơ thể bạn.
6. Mang giày dép phù hợp
Mang giày dép phù hợp cũng là một phần trong việc quản lý bệnh tiểu đường tại nơi làm việc.
Nếu công việc đòi hỏi bạn phải di chuyển nhiều, hãy mang giày dép phù hợp để ngăn ngừa chấn thương bàn chân. Mang giày dép chật có thể gây phồng rộp, sưng, đốm đỏ bàn chân.
7. Nói chuyện với đồng nghiệp hoặc người giám sát của mình
Có nhiều người mắc bệnh tiểu đường không chia sẻ bất cứ điều gì về tình trạng bệnh của họ.
Nhưng điều cần thiết bạn phải làm cho họ biết các dấu hiệu cảnh báo về lượng đường trong máu thấp bởi vì, trong tình huống khẩn cấp, đồng nghiệp hoặc người giám sát của bạn có thể hỗ trợ điều trị.
Ngoài ra, bạn hãy cho họ biết rằng, thường xuyên nghỉ ngơi ngắn giữa buổi làm việc và kiểm tra lượng đường trong máu sẽ giúp họ kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.