Theo số liệu của ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) được công bố tại Hội nghị quốc tế “Kiểm soát ung thư thực trạng và giải pháp” do Bộ Y tế tổ chức vào tháng 11/2017, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.
Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.
Cũng theo thống kê, năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư mắc mới, năm 2015 lên đến 150.000 ca mắc mới. Ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000 người. Như vậy, số ca mắc mới ung thư tăng dần theo từng năm.
Việt Nam là một trong những quốc gia mắc ung thư nhiều nhất trên thế giới (Ảnh: Vietnamnet) |
1. Ung thư phổi
Tại Việt Nam, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở phụ nữ.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 ca mắc mới và 19.500 bệnh nhân tử vong. Ước tính đến năm 2020, số ca mắc mới ung thư phổi ở cả hai giới mỗi năm tại Việt Nam là hơn 34.000.
Các chuyên gia ngành Y Việt Nam nhận định rằng ung thư phổi có nguyên nhân phần nhiều là do hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá chủ động lẫn thụ động.
Khoảng 90% số lượng ca ung thu phổi đến từ việc hút thuốc lá và những người hút 40 bao trong vòng 1 năm có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc.
Chính vì thế, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo nên từ bỏ thuốc lá để phòng chống ung thư phổi.
Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở Việt Nam (Ảnh Bệnh viện Bạch Mai) |
2. Ung thư dạ dày
Loại ung thư thứ 2 gây tử vong ở nam giới là ung thư dạ dày. Tại Việt Nam có trên 14.000 ca mắc mới và hơn 11.000 trường hợp tử vong vì ung thư dạ dày.
So với các nước như Thái Lan, Philippines và Lào thì tỷ lệ ung thư dạ dày ở Việt Nam cao hơn lên đến 5 lần.
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư dạ dày ở Việt Nam được chỉ ra bởi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng.
Cụ thể, đa số mọi người đều không quan trọng vấn đề ăn uống lành mạnh, thói quen sinh hoạt có khoa học như ăn uống đủ bữa, đúng giờ giấc
Chế độ dinh dưỡng của người dân Việt Nam cũng không được xem trọng. Việc thường xuyên ăn không đủ rau củ và trái cây, ăn các món ăn cay nóng và đồ nướng là các nguyên nhân sâu xa dẫn dến ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, các vấn đề như ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, thực phẩm không an toàn, không đảm bảo vệ sinh dẫn đến việc nhiễm khuẩn HP và các bệnh về dạ dày khác được xem là nguyên nhân rất lớn khiến cho tỷ lệ ung thư dạ dày ở Việt Nam tăng cao.
Tác hại của các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia cũng bị người Việt xem nhẹ.
Để hạn chế ung thư, người Việt cần chú ý đến việc ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tránh xa môi trường căng thẳng, mệt mỏi.
Có chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ rau xanh và trái cây.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong những bữa ăn hàng ngày. Có thể ưu tiên dùng các thực phẩm có chứa OvalgenHP, 1 loại kháng thể làm ức chế vi khuẩn HP (1 trong những nguyên nhân chủ yếu gây ung thư dạ dày).
Tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện khác.
Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm ung thư dạ dày cũng như các loại bệnh khác, có sự chẩn đoán và các biện pháp kịp thời.
Tỷ lệ sống của ung thư dạ dày phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh (Ảnh: Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt) |
3. Ung thư gan
Ngoài ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan là một trong những loại bệnh Việt Nam đứng top đầu thế giới.
Trung bình mỗi năm ở Việt Nam có hơn 20.000 trường hợp tử vong vì ung thư gan; 90% bệnh nhân có u gan bị viêm gan siêu vi B hoặc siêu vi C.
Cũng tại Việt Nam, ước tính trung bình mỗi năm ghi nhận hơn 10.000 ca mắc mới, chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan vẫn là do tình trạng lạm dụng rượu, bia.
Bia rượu chính là một trong những tác nhân gây ung thư gan vì chất cồn trong bia rượu khiến gan phải chịu tổn thương nặng nề để đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Các nguyên nhân khác dẫn đến ung thư gan có thể kể đến việc sử dụng thức ăn bị mốc.
Chất aflatoxin trong thức ăn bị mốc có thể gây ung thư gan, thời gian phát bệnh rất nhanh, chỉ trong vòng 24 tuần. Việc bảo quản thức ăn tránh bị mốc rất quan trọng.
Việc sử dụng dầu mỡ biến chất cũng dẫn đến nguy hiểm cho gan, thức ăn giàu protein…
Ngoài ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan là một trong những loại bệnh Việt Nam đứng top đầu thế giới. (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam) |
4. Ung thư vú
Bệnh ung thư vú chiếm đến 21% trong các loại ung thư xảy ra ở phái nữ. Mỗi năm, tại Việt Nam có 11.000 trường hợp mắc mới ung thư vú.
Theo thống kê, ung thư vú hiện chiếm đến 21% các ung thư xảy ra ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Theo nghiên cứu, ung thư vú chia thành các nhóm, trong đó có khoảng 60% ung thư vú liên quan với nội tiết, 20% thuộc nhóm HER2 và còn lại là nhóm tam âm.
Trong đó, nhóm tam âm nghi là do di truyền - xảy ra nhiều ở nhóm trẻ (mang ghen BRAC1, BRCA2) và thuộc nhóm xấu với hơn 20% di căn não.
Những biểu hiện bất thường mà phụ nữ cần chú ý là:
- Vùng ngực xuất hiện cục bướu (thường không đau)
- Núm vú bị lệch hay ra máu
- Da phần vú trở nên lùi sùi hoặc có hạch trong nách.
Để dự phòng Ung thư Vú, cách tốt nhất là có chế độ dinh dưỡng hợp lý với hàm lượng đạm vừa phải, hạn chế tối đa mỡ động vật, tăng cường hoa quả, rau xanh kết hợp thể dục thể thao. Nếu phát hiện sớm, ung thư vú có thể chữa khỏi.
Theo ông Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân Ung thư - Ngày mai tươi sáng:
"Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bệnh tới hơn 80%, ở giai đoạn 2 tỷ lệ này là 60%, sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp hơn và đến giai đoạn 4 thì thường việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn".
Nếu phát hiện sớm ung thư vú có thể chữa khỏi đến hơn 80%. (Ảnh: TTXVN) |
5. Ung thư đại trực tràng
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có trên 1,3 triệu ca mắc mới và gần nửa sẽ tử vong trong thời gian ngắn sau khi được chẩn đoán. Tại Việt Nam hằng năm có hơn gần 9.000 ca mới mắc.
Ung thư đại trực tràng là loại hay gặp ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc đứng hàng thứ 8. Ở Việt Nam, Ung thư đại trực tràngđứng vị trí thứ 5, sau ung thư phổi, dạ dày, vú, gan.
Khi gặp các triệu chứng như: hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn.
Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày - ruột.
Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng.
Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
Gặp những dấu hiện này, người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện, tầm soát ung thư sớm.
Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư.
Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển.
Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh.
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. (Ảnh: Khám phá) |
Phát hiện sớm ung thư có cơ hội sống cao
Hiện nay các loại bệnh ung thư quái ác đã gần như gõ cửa từng gia đình Việt Nam, để bảo vệ sức khỏe cho mình ở hiện tại và lâu dài, chúng ta nên điều chỉnh lối sống, dinh dưỡng cho phù hợp, tránh các nguy cơ gây ung thư.
Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như:
Theo các chuyên gia, số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính:
Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng, trong đó tác nhân thực phẩm không an toàn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho rằng, nguyên nhân làm tăng tỉ lệ ung thư hiện nay gồm ô nhiễm các chất độc hại, thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất nông sản thực phẩm, hóa chất bảo quản, rồi quá trình chế biến sử dụng thực phẩm cháy, thực phẩm hun khói, hay việc người dân ăn uống thiếu khoa học, ít rau xanh, hoa quả…