Cả nước đang bước vào “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” (từ ngày 15/4 đến 15/5/2018) nhưng thực tế tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm lại chưa bao giờ nóng như giai đoạn này.
Ngày 9/4, Sở Y tế Hải Phòng bắt tại trận những công nhân trong xưởng đang đổ bột than tre vào các vỏ thuốc con nhộng để đóng gói cho ra sản phẩm Vinaca ung thư CO3 bán cho bệnh nhân ung thư.
Thông tin này ngay lập tức gây bức xúc trong dư luận xã hội về sự vô đạo đức trong kinh doanh của chủ công ty Vicana.
Mới đây, ngày ngày 15/4, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông kiểm tra, phát hiện tại cơ sở thu mua nông sản của Nguyễn Thị Thanh Loan và Nguyễn Xuân Bảo, ở xã Đắk Wer, có hành vi pha trộn nước bột pin vào hỗn hợp vỏ cà phê, sỏi, đá nhỏ.
Sau vụ việc 5 đối tượng đã bị bắt để phục vụ điều tra.
Chiều 26/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông họp báo thông tin về vụ cà phê nhuộm pin đang được dư luận đặc biệt quan tâm
Thông tin này đã khiến người tiêu dùng hoang mang. Thương hiệu cà phê, hồ tiêu của Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trên đây chỉ là 2 vụ việc đang thu hút sự chú ý của dư luận thời gian gần đây.
Trước đây, rất nhiều vụ việc đã làm dư luận hoang mang và đặt câu hỏi về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.
Không ít hộ kinh doanh cá thể đang làm ăn theo kiểu phá hoại thị trường bằng những hành động gian dối.
Theo thống kê của Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam về doanh nghiệp tư nhân, chỉ có 2% doanh nghiệp lớn, có tới 98% doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, hộ cá thể với năng lực tài chính yếu. Nếu khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 40% GDP thì riêng kinh tế hộ cá thể đã chiếm 31,33%.
Điều này chứng tỏ vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể đang chiếm một tỷ trọng lớn.
Cầ phê trộn pin, thực phẩm làm từ than tre, hồ tiêu trộn phụ phẩm độc hại... và còn gì nữa? (Ảnh tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet). |
Thế nhưng, chưa bao giờ người tiêu dùng Việt lại cảm thấy hoang mang như hiện nay. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chưa thôi ám ảnh người tiêu dùng thì thực phẩm bẩn vẫn thường xuyên bị vạch mặt với nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau.
Thậm chí, nhiều thủ đoạn làm thực phẩm bẩn độc hại như thực phẩm chức năng làm từ than tre, hạt dưa trộn luyn, rượu mù, rượu độc…
Càng hoang mang hơn khi tần suất những tin tức độc hại kiểu này xuất hiện liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nếu chỉ nhìn vào thực phẩm bẩn, đập vào mắt người tiêu dùng là bức tranh đen kịt khi thực phẩm bị tẩm hóa chất bị cấm như lưu huỳnh, methanol, bột đinh hương, phẩm màu, chất tạo nạc…
Đáng nói là các hóa chất độc hại này lại được mua một cách rất dễ dàng, không ai kiểm soát.
Có lẽ đó cũng là lý do dễ hiểu khi các chất này liên tục bị phát hiện trong chăn nuôi, trong thuốc đông y, thực phẩm bán ngoài chợ… và nghiễm nhiên lên bàn tiệc và trong những bữa ăn tập thể và gia đình…
Nhìn vào những vụ thực phẩm bẩn ấy dư luận bàng hoàng và dễ dàng quy chụp rằng đời sống kinh doanh của người Việt luôn hàm chứa không chỉ là sự gian lận mà là gian lận tinh vi, làm giả, mức phổ biến.
Cà phê bẩn, thuốc ung thư than tre: Người Việt cứ tự giết nhau! |
Hậu quả của những hành vi vô đạo đức trên là hàng loạt những vụ ngộ độc tập thể, thậm chí tử vong hàng loạt như ngộ độc rượu lở Lai Châu, giải khát nhiễm trì cũng với hàng trăm, hàng ngàn người uống vicana làm từ than.
Cũng với con số tử vong về tai nạn giao thông, con số tử vong về ung thư cũng đang khiến dư luận bàng hoàng.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư/năm, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra.
Điều đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng.
Tình trạng “rau hai luống, lợn hai chuồng” đang khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng méo mó.
Liên tục trong nhiều năm trở lại đây, dư luận đã nhiều lần lên án những hiện tượng kinh doanh vi đạoh đức, chạy theo lợi nhuận, bỏ qua lợi ích cộng đồng, tự triệt tiêu người Việt, thế nhưng những điều đó chua đủ sức mạnh để tạo ra sự thay đổi cần thiết.
Việt Nam thuộc nhóm màu xanh – bao gồm các nước có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đứng thứ 2 trong số 4 nhóm. (Ảnh: Tổi chức y tế thế giới) |
Chúng ta đang hội nhập với kinh tế thế giới, các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam đang dần định hình thương hiệu đối với thị trường thế giới. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang hướng tới con số 40 tỷ Đô la.
Những con số đáng khích lệ của xuất khẩu nông lâm, thủy hải sản đang mở ra những cơ hội mới cho kinh tế đất nước. Thế nhưng, kinh tế nông nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì những hành vi sản xuất vô đạo trong kinh doanh.
Theo Tổng cục Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2017, trung bình mỗi ngày Việt Nam có 370 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản.
Con số hàng chục ngàn doanh nghiệp Việt Nam giải thể, phá sản ngoài lý do nợ xấu, sự đóng băng của thị trường, do khủng hoảng kinh tế, tài chính… thì vi phạm đạo đức kinh doanh cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến cho doanh nghiệp không thể phát triển bền vững.
Việt Nam đã có Hiệp hội phát triển văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên thật tiếc đến nay những hoạt động kinh doanh thiếu văn hóa, vô đạo đức vẫn đã và đang hoành hành khắp xã hội.
Để đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp trở thành động lực cho doanh nghiệp không chỉ bằng tuyên truyền, vận động mà còn cần một hành lang pháp lý đủ mạnh và có tính răn đe cao.
Có như vậy, doanh nghiệp Việt mới phát triển bền vững, ngày càn có thêm nhiều sản phẩm mang thương hiệu, trí tuệ và con người Việt Nam.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chỉ trong 3 tháng đầu năm 2018, trên toàn quốc đã xảy ra 12 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 216 người phải nhập viện và 3 người tử vong. Phần lớn các vụ ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật gây ra, chiếm tới hơn 40%; tiếp đó là các độc tố sinh học, hóa học và không xác định được nguyên nhân. |