Ngồi sai vị trí
Khi bạn ngồi trên sàn nhà một thời gian dài sẽ gây tác động xấu lên các khớp chân vì nó thường xuyên phải chịu lực ép.
Ăn ít cá, trứng
Những người không dùng thực phẩm giàu calcium như sữa, sữa chua, cá…sẽ có nguy cơ xương giòn và yếu. Thậm chí có thể gây loãng xương.
Vậy cách tốt nhất để bảo vệ xương của bạn là cần tăng cường thêm các loại thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.
Bài tập ngồi tại chỗ
Khi tập luyện tại chỗ khiến các khớp xương trở nên cứng và không linh hoạt. Bởi điều này khiến sự ma sát giữa các khớp xương giảm và gây đau khớp.
Đây là một thói quen xấu điển hình gây hại cho sức khỏe xương của bạn.
Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Khi mọi người không tận dụng những lợi ích của mặt trời cung cấp vitamin D khiến xương trở nên yếu hơn.
Chính vì vậy, khi mặt trời chiếu vào buổi sáng sớm hãy đi ra ngoài để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Thuốc trị bệnh tuyến giáp
Nếu bạn bị rối loạn tuyến giáp và sử dụng thuốc kích thích tố tuyến giáp, bạn có nguy cơ xương suy yếu là rất cao.
Vì vậy, đừng quên uống viên bổ sung canxi sau ít nhất 5 giờ khi uống thuốc điều trị bệnh tuyến giáp xong.
Ăn mặn
Muối là sẽ đào thải canxi ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Vì vậy, nếu bạn có thói quen ăn mặn thì đó là nguyên nhân khiến xương dần suy yếu.
Cách tốt nhất là nên hạn chế muối trong các món ăn hoặc lựa chọn thực phẩm có hàm lượng natri thấp.
Bất cẩn
Khi cơ thể đưa ra tín hiệu nào thì bạn nên lắng nghe. Xương yếu dần khi bạn đứng lên, ngồi xuống, đi bộ mà nghe được nhiều âm thanh từ cơ thể.
Nếu bạn bị đau lưng dưới và cảm thấy đau thì đó cũng là dấu hiệu của sự suy yếu xương.
Béo phì
Thừa cân gây nhiều mối nguy hại cho sức khỏe trong đó có tàn phá xương khớp. Nếu bạn đang thừa cân thì trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên đôi chân khiến nó bị tổn thương, xương suy yếu dần.
Stress
Stress cũng là nguyên nhân khiến xương và khớp trở nên suy yếu. Bởi khi căng thẳng khiến quá trình hấp thụ canxi, vitamin D bị gián đoạn.