Cụ thể, sau khi giảm từ 4,67% xuống 4,46% qua tháng 5 và 6, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối tháng 7/2013 đã tăng nhẹ trở lại và ở mức 4,58%. Tỷ lệ này tương ứng với quy mô 138,98 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ và con số nợ xấu trên là tổng hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng. Còn dữ liệu của kênh giám sát từ xa, thường cao hơn rất nhiều, từ cuối năm 2012 đến nay Ngân hàng Nhà nước không công bố cụ thể.
Như vậy, nợ xấu vẫn chưa thể giảm bền vững sau khi cho tín hiệu trong tháng 5 và 6. So với đầu năm, nợ xấu đã tăng đáng kể, từ 4,3% lên 4,58%.
Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, “kinh tế vĩ mô năm 2013 đã có những dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn nên nợ xấu trong những tháng đầu năm 2013 vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh”.
Để xử lý nợ xấu một cách căn bản và đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, trình Bộ Chính trị thông qua và Chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. Trong đó, nguyên tắc xử lý nợ xấu là huy động mọi nguồn lực trong xã hội và hạn chế sử dụng vốn ngân sách để xử lý.
5 nhóm giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai cần triển khai từ nay đến năm 2015 được xác định, gồm: nhóm giải pháp đối với tổ chức tín dụng, nhóm giải pháp đối với khách hàng của tổ chức tín dụng, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về thanh tra, giám sát và giải pháp thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Sau khi đề án được ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành kế hoạch hành động, triển khai thực hiện đề án xử lý nợ xấu và đề án thành lập VAMC. Ngày 26/7/2013, VAMC đã chính thức đi vào hoạt động và dự kiến, trong năm 2013, công ty này sẽ xử lý được từ 40 - 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, các tổ chức tín dụng cũng đã thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động (trong đó nhiều tổ chức đã giảm từ 20 - 50% chi phí tiền lương), hạn chế chia cổ tức, lợi nhuận, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, giám sát chất lượng tín dụng và việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng.
Các tổ chức tín dụng gia tăng trích lập dự phòng rủi ro để tạo nguồn xử lý nợ xấu và đã chủ động xử lý một khối lượng lớn nợ xấu bằng nguồn dự phòng; tiếp tục thực hiện biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ giảm bớt khó khăn tài chính cho doanh nghiệp do không phải trả lãi phạt và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục có thể vay vốn ngân hàng, đồng thời góp phần kiềm chế nợ xấu gia tăng.
Tính chung, tổng nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 là 86,3 nghìn tỷ đồng (năm 2012 là 69,2 nghìn tỷ đồng và 7 tháng đầu năm 2013 là 17,1 nghìn tỷ đồng). Tổng số dư dự phòng còn lại đến cuối tháng 7/2013 là 75,05 nghìn tỷ đồng, tăng 10,85 nghìn tỷ so cuối năm 2012.
Tỷ lệ và con số nợ xấu trên là tổng hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng. Còn dữ liệu của kênh giám sát từ xa, thường cao hơn rất nhiều, từ cuối năm 2012 đến nay Ngân hàng Nhà nước không công bố cụ thể.
Như vậy, nợ xấu vẫn chưa thể giảm bền vững sau khi cho tín hiệu trong tháng 5 và 6. So với đầu năm, nợ xấu đã tăng đáng kể, từ 4,3% lên 4,58%.
Tỷ lệ nợ xấu qua những tháng gần đây (đơn vị:%) - nguồn: Ngân hàng Nhà nước. |
Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, “kinh tế vĩ mô năm 2013 đã có những dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn nên nợ xấu trong những tháng đầu năm 2013 vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh”.
Để xử lý nợ xấu một cách căn bản và đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, trình Bộ Chính trị thông qua và Chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. Trong đó, nguyên tắc xử lý nợ xấu là huy động mọi nguồn lực trong xã hội và hạn chế sử dụng vốn ngân sách để xử lý.
5 nhóm giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai cần triển khai từ nay đến năm 2015 được xác định, gồm: nhóm giải pháp đối với tổ chức tín dụng, nhóm giải pháp đối với khách hàng của tổ chức tín dụng, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về thanh tra, giám sát và giải pháp thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Sau khi đề án được ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành kế hoạch hành động, triển khai thực hiện đề án xử lý nợ xấu và đề án thành lập VAMC. Ngày 26/7/2013, VAMC đã chính thức đi vào hoạt động và dự kiến, trong năm 2013, công ty này sẽ xử lý được từ 40 - 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, các tổ chức tín dụng cũng đã thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động (trong đó nhiều tổ chức đã giảm từ 20 - 50% chi phí tiền lương), hạn chế chia cổ tức, lợi nhuận, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, giám sát chất lượng tín dụng và việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng.
Các tổ chức tín dụng gia tăng trích lập dự phòng rủi ro để tạo nguồn xử lý nợ xấu và đã chủ động xử lý một khối lượng lớn nợ xấu bằng nguồn dự phòng; tiếp tục thực hiện biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ giảm bớt khó khăn tài chính cho doanh nghiệp do không phải trả lãi phạt và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục có thể vay vốn ngân hàng, đồng thời góp phần kiềm chế nợ xấu gia tăng.
Tính chung, tổng nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 là 86,3 nghìn tỷ đồng (năm 2012 là 69,2 nghìn tỷ đồng và 7 tháng đầu năm 2013 là 17,1 nghìn tỷ đồng). Tổng số dư dự phòng còn lại đến cuối tháng 7/2013 là 75,05 nghìn tỷ đồng, tăng 10,85 nghìn tỷ so cuối năm 2012.
Theo VnEconomy