Dư luận những ngày qua hướng sự chú ý đến Bình Dương và vụ việc ông Huỳnh Uy Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam (Chủ Khu du lịch Đại Nam) gửi đơn tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về hành vi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3 gây tổn thất cho doanh nghiệp.
Không những thế, ông Huỳnh Uy Dũng cho rằng, doanh nghiệp của ông đang bị lãnh đạo tỉnh Bình Dương chèn ép và thiên vị trong công tác đầu tư.
Một góc KCN Sóng Thần 3 Ảnh: Trường Giang |
Không những thế, ông Huỳnh Uy Dũng cho rằng, doanh nghiệp của ông đang bị lãnh đạo tỉnh Bình Dương chèn ép và thiên vị trong công tác đầu tư.
Ngay sau đó, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng: “Đây là một sự việc này phức tạp, tôi đã chỉ đạo anh em rà soát lại và sẽ có câu trả lời rõ ràng với báo chí về vụ việc này…”.
Thủ tướng đã nhận đơn “tố” Chủ tịch Bình Dương của ông chủ Đại Nam
Vì sao ông chủ Đại Nam từ chối thư mời của Chủ tịch tỉnh Bình Dương?
Được biết đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng đã gửi đến cơ quan quản lý tỉnh Bình Dương và Văn phòng Chính phủ. Trả lời báo chí sau đó, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết: “Thủ tướng Chính phủ đang xem xét đơn và sẽ giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tố cáo. Nếu phát hiện có sai phạm, quan điểm của Chính phủ là sẽ xử lý nghiêm các cá nhân có liên quan để đảm bảo môi trường đầu tư thật sự lành mạnh”. Hiện tại vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ tuy nhiên điều dư luận đang rất quan tâm lúc này là vụ kiện của ông Dũng sẽ đi về đâu? Ai đúng ai sai và cách xử lý vấn đề khi sự việc được sáng tỏ? Bày tỏ quan điểm của mình, TS Phạm Sỹ Liêm - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: Ban đầu, phải thừa nhận ngân sách các địa phương hiện nay dựa nhiều vào nguồn thu từ đất đai. Muốn có nguồn thu phải có dự án phát triển, đầu tư. Từ đó các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh là không tránh khỏi. “Thực tế không cứ Bình Dương nhiều nơi khác có thể không nói ra nhưng cũng có tình trạng như vậy”, TS Liêm cho biết. Theo TS Phạm Sỹ Liêm, hầu hết các dự án đầu tư liên quan đến thu hồi đất, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đều phải mất phía “bôi trơn”. Phí “bôi trơn” đó theo lý giải của TS Liêm sẽ vào túi cá nhân một số người khiến ngân sách nhà nước bị thất thu. Và câu chuyện ông Huỳnh Huy Dũng đi kiện Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng giống như chủ đầu tư dự án chợ Kim Nỗ (Đông Anh, Hà Nội). Ở đây chủ đầu tư khác nhau, ở hai dự án khác nhau nhưng gặp chung khó khăn rắc rối phải đi lại nhiều lần, cũng là vấn đề chi phí giao dịch chưa đủ.
TS Phạm Sỹ Liêm: UBND tỉnh Bình Dương sai khi để sự việc kéo dài quá lâu không trả lời doanh nghiệp. |
“Vụ việc ông Dũng, tôi không phát biểu ông Dũng đúng hay không, có một việc tôi khẳng định UBND tỉnh Bình Dương sai là để quá lâu không trả lời cho doanh nghiệp biết có được hay không được. Nhà nước đang chống quan liêu lại om thời gian dài, chính “kiểu om” dễ khiến người khác hiểu cơ quan quản lý đang vòi vĩnh doanh nghiệp”, TS Liêm cho biết. Thực tế từ trước đến nay trường hợp doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án đưa đơn kiện lãnh đạo địa phương không nhiều hoặc ở mức độ chung không đích danh một cán bộ cụ thể. Tuy nhiên trong vụ việc ông Huỳnh Uy Dũng, lá đơn tố cáo nêu đích danh người đứng đầu một tỉnh là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khiến dư luận cho rằng ông Dũng rất khó thắng kiện. Nêu quan điểm về khả năng thắng kiện của ông Dũng, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng tất cả phải dựa vào kết quả thanh kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước chứ không thể đưa ra kết luận lúc này. Tuy nhiên, “dù người ta biết kiện không được nhưng họ cũng muốn đưa ra công luận vì lâu nay họ chịu đựng sự im lặng, hoặc dù kiện có được nhưng thi hành án như thế nào lại là chuyện khác”, TS Liêm nêu quan điểm.
Hoàng Lực