Sau kỳ nghỉ Tết dài cùng với quan niệm "tháng Giêng là tháng ăn chơi", tại nhiều cơ quan, công ty... ở Hà Nội, không khí làm việc đầu năm khá uể oải. Sau những màn thăm hỏi đầu năm, làm một số việc cho đúng thủ tục, nhiều nhân viên đã "nhấm nháy", í ới nhau không đi đình, chùa, tụ tập ăn uống thì điểm hẹn lý tưởng nhất là các quán... karaoke.
Hát đầu năm, khách bị "chém" đẹp
Anh Trần Anh Tuấn (Công ty Việt Mỹ, Cầu Giấy, Hà Nội) kể: Ngày 30/1/2012 (mùng 8 Tết), cơ quan anh tổ chức ăn uống tân niên sau đó rủ nhau đi hát hò lấy "khí thế" đầu năm. Tưởng sau Tết, chỉ cần ra ngõ thì tìm đâu chẳng có phòng hát, thế nhưng cả nhóm gần 20 người chạy xe máy vòng vo khắp các phố ở Cầu Giấy nhưng đều nhận lại những các lắc đầu của nhân viên: "Hết phòng".
Hỏi đến hơn 15 quán hát đều bị từ chối cuối cùng nhóm đành chấp nhận đi cà phê... tán gẫu. Một số quán còn phòng thì chỉ là những phòng nhỏ, âm thanh kém.
Trường hợp của chị Bích (Láng Hạ, Hà Nội) thì khác. Trong ngày 31/1, chị Bích đặt một phòng hát VIP tại phố Thái Thịnh, Hà Nội với giá 300 nghìn đồng/giờ. Chưa kịp vui mừng vì có một không gian lý tưởng để các đồng nghiệp xả stress đầu năm, chị Bích đã bị một phen mất mặt vì đến nơi mới tá hỏa trước phòng VIP vừa bé, vừa không có sân khấu, âm thanh thì lúc to, lúc nhỏ...
"Cái phòng rộng không quá 10m2, nhà vệ sinh thì không có nước. Âm thanh phải sửa đến gần 20 phút mới tạm hát được. Nhân viên chỉ nhanh chân, nhanh tay mang đồ ăn và đồ uống lên cho khách", chị Bích bức xúc.
Sau hai tiếng hát hò, chị Bích ra thanh toán với gần 3 triệu đồng. Tiền hát 650 nghìn đồng, hoa quả dưa hấu, dưa vàng 200 nghìn đồng/đĩa, bia Heiniken 700 nghìn đồng/két, Lavie 20 nghìn đồng/chai, cam ép 100 nghìn đồng/ly... Chị thắc mắc giá quá đắt, nhân viên phòng hát chỉ trả lời gọn lỏn: Giá ngày Tết phải khác ngày thường...
Không chỉ bị tăng giá, nhiều khách khi đi tìm quán hát nếu tỏ thái độ không ưng ý phòng hát sẽ bị nhân viên đuổi khéo với lý do: "Còn rất nhiều khách đang hỏi bên ngoài nếu anh không hài lòng thì nhường phòng cho khách đến sau.
Karaoke VIP và bình dân đều "cháy" phòng
Theo khảo sát của PV, vào thời điểm từ ngày 20 tháng Chạp cho đến đầu tháng Giêng (âm lịch), các nhà hàng, quán karaoke trên phố Chùa Láng, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Huy Thông... đều "cháy" phòng. Từ phòng VIP cho đến phòng bình dân, nếu muốn có phòng hát ngay khi đến, khách hàng phải đặt trước ít nhất 1 ngày hoặc phải gọi điện tham khảo trước.
Nhân viên nhà hàng karaoke Hương Giang trên phố Thái Thịnh cho biết: Nếu không đặt phòng trước, khách đến có phòng chỉ là "ăn may" vì người đặt phòng không hát theo giờ đã đặt. Với dịch vụ đặt phòng trước, mặc dù chỉ mất thêm 20 nghìn đồng/giờ nhưng khách phải ra đúng giờ, chỉ cần muộn 5-10 phút, mất phòng... khách cũng phải chấp nhận.
Cùng với lượng khách tăng đột biến, doanh thu của những nhà hàng Karaoke trong dịp này cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Chị Hương - chủ quán hát Tim trên phố Bạch Mai, Hà Nội hồ hởi: "Mặc dù chỉ là quán bình dân với giá hát 150 nghìn đồng/giờ nhưng 4 phòng hát của quán chị lúc nào cũng hoạt động đến 1,2 giờ sáng. Giá phòng hát không thay đổi nhiều nhưng giá đồ ăn, đồ uống tăng khoảng 20% vì giá thực phẩm Tết đều tăng.
Chị Thủy, nhân viên thu ngân cho một nhà hàng Karaoke trên phố Đê La Thành (Ba Đình, Hà Nội) tiết lộ: doanh thu của nhà hàng những ngày trước và sau Tết tăng khoảng 50% so với ngày thường. Có tối mỗi phòng hát mang lại doanh thu hàng chục triệu đồng. Một số khách sang còn gọi thêm rượu ngoại, giá không dưới vài triệu đồng/chai. Trừ các chi phí thuê nhân viên, phục vụ ăn uống, nhà có thể lãi 50 - 60 triệu đồng/ngày.
Bình An
Hát đầu năm, khách bị "chém" đẹp
Anh Trần Anh Tuấn (Công ty Việt Mỹ, Cầu Giấy, Hà Nội) kể: Ngày 30/1/2012 (mùng 8 Tết), cơ quan anh tổ chức ăn uống tân niên sau đó rủ nhau đi hát hò lấy "khí thế" đầu năm. Tưởng sau Tết, chỉ cần ra ngõ thì tìm đâu chẳng có phòng hát, thế nhưng cả nhóm gần 20 người chạy xe máy vòng vo khắp các phố ở Cầu Giấy nhưng đều nhận lại những các lắc đầu của nhân viên: "Hết phòng".
Hỏi đến hơn 15 quán hát đều bị từ chối cuối cùng nhóm đành chấp nhận đi cà phê... tán gẫu. Một số quán còn phòng thì chỉ là những phòng nhỏ, âm thanh kém.
Trường hợp của chị Bích (Láng Hạ, Hà Nội) thì khác. Trong ngày 31/1, chị Bích đặt một phòng hát VIP tại phố Thái Thịnh, Hà Nội với giá 300 nghìn đồng/giờ. Chưa kịp vui mừng vì có một không gian lý tưởng để các đồng nghiệp xả stress đầu năm, chị Bích đã bị một phen mất mặt vì đến nơi mới tá hỏa trước phòng VIP vừa bé, vừa không có sân khấu, âm thanh thì lúc to, lúc nhỏ...
"Cái phòng rộng không quá 10m2, nhà vệ sinh thì không có nước. Âm thanh phải sửa đến gần 20 phút mới tạm hát được. Nhân viên chỉ nhanh chân, nhanh tay mang đồ ăn và đồ uống lên cho khách", chị Bích bức xúc.
Nhiều khách than vãn bị "chém" đẹp khi đi hát karaoke ngày tân niên. |
Không chỉ bị tăng giá, nhiều khách khi đi tìm quán hát nếu tỏ thái độ không ưng ý phòng hát sẽ bị nhân viên đuổi khéo với lý do: "Còn rất nhiều khách đang hỏi bên ngoài nếu anh không hài lòng thì nhường phòng cho khách đến sau.
Karaoke VIP và bình dân đều "cháy" phòng
Theo khảo sát của PV, vào thời điểm từ ngày 20 tháng Chạp cho đến đầu tháng Giêng (âm lịch), các nhà hàng, quán karaoke trên phố Chùa Láng, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Huy Thông... đều "cháy" phòng. Từ phòng VIP cho đến phòng bình dân, nếu muốn có phòng hát ngay khi đến, khách hàng phải đặt trước ít nhất 1 ngày hoặc phải gọi điện tham khảo trước.
Nhân viên nhà hàng karaoke Hương Giang trên phố Thái Thịnh cho biết: Nếu không đặt phòng trước, khách đến có phòng chỉ là "ăn may" vì người đặt phòng không hát theo giờ đã đặt. Với dịch vụ đặt phòng trước, mặc dù chỉ mất thêm 20 nghìn đồng/giờ nhưng khách phải ra đúng giờ, chỉ cần muộn 5-10 phút, mất phòng... khách cũng phải chấp nhận.
Các nhà hàng karaoke đều "cháy" phòng trong những ngày cận và sau Tết. |
Cùng với lượng khách tăng đột biến, doanh thu của những nhà hàng Karaoke trong dịp này cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Chị Hương - chủ quán hát Tim trên phố Bạch Mai, Hà Nội hồ hởi: "Mặc dù chỉ là quán bình dân với giá hát 150 nghìn đồng/giờ nhưng 4 phòng hát của quán chị lúc nào cũng hoạt động đến 1,2 giờ sáng. Giá phòng hát không thay đổi nhiều nhưng giá đồ ăn, đồ uống tăng khoảng 20% vì giá thực phẩm Tết đều tăng.
Chị Thủy, nhân viên thu ngân cho một nhà hàng Karaoke trên phố Đê La Thành (Ba Đình, Hà Nội) tiết lộ: doanh thu của nhà hàng những ngày trước và sau Tết tăng khoảng 50% so với ngày thường. Có tối mỗi phòng hát mang lại doanh thu hàng chục triệu đồng. Một số khách sang còn gọi thêm rượu ngoại, giá không dưới vài triệu đồng/chai. Trừ các chi phí thuê nhân viên, phục vụ ăn uống, nhà có thể lãi 50 - 60 triệu đồng/ngày.
Bình An