Theo đó, từ sản phẩm thức uống (các loại trà), trái cây sấy, thực phẩm chế biến (nhiều nhất là các loại mì, phở ăn liền), nước chấm, gia vị, cho đến các loại nước xả vải, nước tẩy rửa... đều xảy ra hiện tượng hết hoặc sắp hết hàng.
Nhiều kệ hàng ở siêu thị BigC dán thông báo “tạm thời hết hàng”. |
Cụ thể, trên các kệ hàng này, siêu thị có dán nhãn và ghi rõ: “Sản phẩm tạm thời hết hàng từ ngày 1/5”, “sản phẩm tạm thời hết hàng từ ngày 6/5”, “sản phẩm tạm thời hết hàng từ ngày 7/5”, “sản phẩm sắp hết hàng từ ngày...”. Thậm chí, nhiều kệ hàng còn ghi “sản phẩm tạm thời hết hàng” từ nửa đầu tháng 4/2013. Kèm theo các nhãn thông báo này là các kệ hàng chỉ lèo tèo một số sản phẩm hoặc gần như trống trơn! Chị Nga (Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết lâu nay vẫn quen mua một loại mì ăn liền, nay nhìn thấy kệ mì chỉ còn lèo tèo vài gói nên rất ngạc nhiên, không hiểu lí do gì. PV đã khảo sát một số hệ thống siêu thị khác nhưng không thấy xảy ra hiện tượng này.
"Cuộc chiến" với nhà cung cấp Bà Huỳnh Thị Ngọc Trâm, đại diện hệ thống siêu thị BigC, xác nhận hiện tượng này xảy ra trong khoảng 1 tháng gần đây. Theo bà Trâm sở dĩ có hiện tượng này vì có trục trặc giữa siêu thị với nhà cung cấp. Trước đây cũng từng xảy ra hiện tượng này khi nhà cung cấp đề xuất mức tăng giá bất hợp lý, hệ thống siêu thị BigC từ chối nhập hàng của các nhà cung cấp này. Đồng thời, trên quầy kệ hàng dán nhãn thông báo rõ: “Siêu thị tạm thời ngưng kinh doanh sản phẩm này do nhà cung cấp yêu cầu tăng giá bất hợp lý”.
"Cuộc chiến" với nhà cung cấp Bà Huỳnh Thị Ngọc Trâm, đại diện hệ thống siêu thị BigC, xác nhận hiện tượng này xảy ra trong khoảng 1 tháng gần đây. Theo bà Trâm sở dĩ có hiện tượng này vì có trục trặc giữa siêu thị với nhà cung cấp. Trước đây cũng từng xảy ra hiện tượng này khi nhà cung cấp đề xuất mức tăng giá bất hợp lý, hệ thống siêu thị BigC từ chối nhập hàng của các nhà cung cấp này. Đồng thời, trên quầy kệ hàng dán nhãn thông báo rõ: “Siêu thị tạm thời ngưng kinh doanh sản phẩm này do nhà cung cấp yêu cầu tăng giá bất hợp lý”.
Dòng thông báo “Sắp hết hàng” kèm theo đó là hàng trên kệ rất ít ỏi hoặc trống trơn. |
Cũng theo bà Trâm, chuyện ở siêu thị hôm nay hết hàng này, mai hết hàng khác là bình thường. Có nhà cung cấp bị loại ra nhưng cũng có nhà cung cấp mới vào, cũng không có gì lạ lẫm. Bà Trâm cũng tiết lộ thêm: “Trước đây, khi mặt hàng này hết nhân viên sẽ chuyển mặt hàng khác qua kệ trống đó để lấp đầy. Tuy nhiên, hiện nay BigC muốn thử nghiệm mô hình trưng bày mới để quản lý tốt hơn. Cụ thể, mặt hàng nào hết thì để trống kệ đó chứ không lấy hàng khác lấp vào cho đầy". "Ngoài ra, hết hàng cũng còn nhiều nguyên nhân khác, ví dụ như trưởng quầy lơ là việc nhận hàng, do nhà cung cấp chậm giao hàng mới”, bà Trâm giải thích thêm. Theo phân tích của một chuyên gia kinh tế, khi nhà cung cấp đề nghị tăng giá hàng hóa nhưng siêu thị không đồng ý cho tăng, sẽ dẫn đến khả năng nhà cung cấp không tiếp tục bỏ hàng hoặc siêu thị từ chối nhận hàng. Tuy nhiên, cũng vị chuyên gia này nhận định, chỉ có nhưng hệ thống siêu thị lớn, mãi lực mạnh mới có đủ quyền lực “chống” lại các nhà cung cấp, nhất là những nhà cung cấp chiếm ưu thế thị phần, độc quyền thị trường. Ngược lại, những hệ thống nhỏ lẻ, lượng hàng bán ra ít, hoàn toàn bị nhà cung cấp lớn “áp đặt”. Khi muốn tăng giá, nhà cung cấp chỉ cần “dội” thông báo xuống, sau đó vài ngày tự động tăng giá. Nếu siêu thị không đồng ý, nhà bán lẻ cắt hàng, siêu thị không có hàng để bán, nên đành nhượng bộ.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Theo Thanh niên