Trên các trang mạng sim số đẹp, sim Viettel đuôi sáu số 8, hồi giữa tháng 11 có giá gần một tỷ đồng, nay giá chưa đến 850 triệu đồng. Loại sim cùng chủng loại của MobiFone cũng rớt từ 1,4-1,7 tỷ đồng xuống còn quanh ngưỡng 900 triệu đồng.
Xuống giá nhanh nhất là sim EVN Telecom, dòng lục quý được thổi giá 1,7 tỷ đồng nay đều được điều chỉnh xuống một đến 1,2 tỷ đồng. Sim ngũ quý 8 và tiến liên tiếp 345678, đầu 096 giảm xuống còn 130 triệu đồng. Trong khi đó, hồi đầu tháng, những sim này được thét giá từ 500 triệu đồng trở lên.
Hiện nay, số lượng sim xuất hiện với giá tiền tỷ, kể cả sim thuộc dòng siêu VIP không còn nhiều. Sim kép 3 thần tài đuôi 79 hay lộc phát đuôi 68 của MobiFone có giá 700-800 triệu đồng, rẻ hơn tháng trước từ 50-100 triệu đồng. Các loại sim tứ quý đầu cổ cũng chỉ có giá từ 300 triệu đồng trở xuống. Như 090XXX9999 giá 180 triệu đồng, 090XXX8888 giá 150 triệu đồng hay 098XXX9999 giá 290 triệu đồng... Trước đó, số sim này được hét trên 500 triệu đồng.
Anh Long, một người trong giới buôn sim số đẹp cho biết do cơn sốt của sim EVN nên giá các loại sim mới bị đẩy lên cao như vậy. Điều vô lý trong thị trường sim đẹp thời gian qua là giá sim EVN nhảy vọt cao hơn cả Viettel, MobiFone. Ai cũng hiểu rằng nếu sáp nhập với Viettel, sim điện lực sẽ tăng giá nhưng chỉ ngang sim VIP "chủ nhà" chứ khó thể cao hơn như dân buôn sim thét giá.
"Khó có người tiêu dùng nào chấp nhận chuyện sim của 'nhà đèn' bị đẩy lên tới 1,7 tỷ đồng trong khi dải số của các hãng khác thấp hơn", anh Long nói.
Anh Dương, chủ một đại lý sim thẻ cũng chia sẻ gần hai tuần qua, bất chấp tuyên bố của sếp điện lực về chuyện sáp nhập EVN Telecom vào Viettel, thị trường sim số chứng kiến sự ảm đạm ghê gớm. Các giao dịch mua bán sim số đẹp gần như nằm trong diện nội bộ giữa các đại lý, cửa hàng với nhau.
"Có lẽ vì giá bị hét lên quá cao và vô lý nên khách hàng quay lưng", anh nói và dự đoán thị trường sim thẻ sẽ có đợt giảm giá nữa, dù rằng sát Tết, nhu cầu mua để sử dụng và biếu nhiều hơn.
Gần 10 năm trong nghề buôn sim số đẹp, anh Hưng (Hà Nội) cho rằng giá sim tiền tỷ xuống mạnh là lẽ đương nhiên. Bởi quan trọng là có khách mua hay không chứ không phải niêm yết giá nào. Khi các đại lý thi nhau nâng giá sim lục cửu, ngũ quý, tứ quý... nhưng không có người mua thì tự khắc cũng phải hạ giá để bán được hàng. Sau thông tin chắc đến 90% mạng điện lực sáp nhập với Viettel mà những dòng sim EVN tiền tỷ vẫn ế thì tự khắc giá sẽ rớt.
Tuy nhiên, theo anh Hưng, mức giá như hiện nay vẫn là phi thực tế, vài trăm triệu đồng hay tiền tỷ đều chỉ là giá rao bán. Còn giá thật khi giao dịch có thể chỉ bằng hai phần ba, thậm chí một nửa số đó. Căn cứ vào tâm lý, nhu cầu người mua, chủ sim sẽ "phán" giá chốt. "Sim là mặt hàng mang giá trị tinh thần, ý nghĩa nên chỉ có giá ảo, đắt hay rẻ là do thuận mua vừa bán", anh nói.
Song điều khiến anh Hưng lo lắng là sau một thời gian giá sim quá ảo, người tiêu dùng sẽ không còn quan tâm khiến thị trường này trở nên trầm lắng.
Một lãnh đạo của EVN Telecom chia sẻ, trong lúc chờ Chính phủ quyết định cuối cùng, toàn bộ nhân viên của hãng vẫn làm việc bình thường. Các chính sách giá cước, chăm sóc khách hàng, chuyên giao công nghệ... vẫn chưa có gì thay đổi. Trong khi đó, nhân viên thu cước của mạng điện lực này đã có thông báo ban đầu về kế hoạch chốt sổ, giải quyết các hóa đơn thanh toán trong tháng này, sẵn sàng cho kế hoạch bàn giao.
Một cán bộ của EVN Telecom giải thích, có thể thời gian qua do các động thái này mà sim di động điện lực có cớ để đội giá trên thị trường. Đầu số 096 lâu nay vốn được coi là con số đẹp. Vì vậy, nếu nó gắn với dải số có ý nghĩa, sẽ rất có giá trị. Bên cạnh đó, nếu được kết hợp với tập đoàn mạnh là Viettel, thị trường di động sau vụ sáp nhập lịch sử này chắc chắn sẽ có những biến chuyển mạnh mẽ, vị cán bộ này chia sẻ.
Tuy nhiên, khi chưa có công bố chính thức từ Chính phủ, nhiều người vẫn lo lắng. Thêm đó, đại đa số dân buôn sim đều cho rằng giá sim EVN lên đến vài trăm triệu, thậm chí tiền tỷ như hiện nay là quá đắt. "Khó có thể nói gì lúc này, đầu tư tiền tỷ vào đó khá nguy hiểm. Đến sim Viettel cũng khó bán với giá tiền tỷ nên nhập sim EVN giá như cao như hiện nay thì kể cả họ có sáp nhập cũng dễ lỗ", anh Tiến, một người trong nghề buôn sim nói.
Theo Vnexpress
Sau một thời gian thổi giá, sim tiền tỷ đang tụt giá mạnh. Ảnh minh họa. |
Hiện nay, số lượng sim xuất hiện với giá tiền tỷ, kể cả sim thuộc dòng siêu VIP không còn nhiều. Sim kép 3 thần tài đuôi 79 hay lộc phát đuôi 68 của MobiFone có giá 700-800 triệu đồng, rẻ hơn tháng trước từ 50-100 triệu đồng. Các loại sim tứ quý đầu cổ cũng chỉ có giá từ 300 triệu đồng trở xuống. Như 090XXX9999 giá 180 triệu đồng, 090XXX8888 giá 150 triệu đồng hay 098XXX9999 giá 290 triệu đồng... Trước đó, số sim này được hét trên 500 triệu đồng.
Anh Long, một người trong giới buôn sim số đẹp cho biết do cơn sốt của sim EVN nên giá các loại sim mới bị đẩy lên cao như vậy. Điều vô lý trong thị trường sim đẹp thời gian qua là giá sim EVN nhảy vọt cao hơn cả Viettel, MobiFone. Ai cũng hiểu rằng nếu sáp nhập với Viettel, sim điện lực sẽ tăng giá nhưng chỉ ngang sim VIP "chủ nhà" chứ khó thể cao hơn như dân buôn sim thét giá.
"Khó có người tiêu dùng nào chấp nhận chuyện sim của 'nhà đèn' bị đẩy lên tới 1,7 tỷ đồng trong khi dải số của các hãng khác thấp hơn", anh Long nói.
Anh Dương, chủ một đại lý sim thẻ cũng chia sẻ gần hai tuần qua, bất chấp tuyên bố của sếp điện lực về chuyện sáp nhập EVN Telecom vào Viettel, thị trường sim số chứng kiến sự ảm đạm ghê gớm. Các giao dịch mua bán sim số đẹp gần như nằm trong diện nội bộ giữa các đại lý, cửa hàng với nhau.
"Có lẽ vì giá bị hét lên quá cao và vô lý nên khách hàng quay lưng", anh nói và dự đoán thị trường sim thẻ sẽ có đợt giảm giá nữa, dù rằng sát Tết, nhu cầu mua để sử dụng và biếu nhiều hơn.
Gần 10 năm trong nghề buôn sim số đẹp, anh Hưng (Hà Nội) cho rằng giá sim tiền tỷ xuống mạnh là lẽ đương nhiên. Bởi quan trọng là có khách mua hay không chứ không phải niêm yết giá nào. Khi các đại lý thi nhau nâng giá sim lục cửu, ngũ quý, tứ quý... nhưng không có người mua thì tự khắc cũng phải hạ giá để bán được hàng. Sau thông tin chắc đến 90% mạng điện lực sáp nhập với Viettel mà những dòng sim EVN tiền tỷ vẫn ế thì tự khắc giá sẽ rớt.
Tuy nhiên, theo anh Hưng, mức giá như hiện nay vẫn là phi thực tế, vài trăm triệu đồng hay tiền tỷ đều chỉ là giá rao bán. Còn giá thật khi giao dịch có thể chỉ bằng hai phần ba, thậm chí một nửa số đó. Căn cứ vào tâm lý, nhu cầu người mua, chủ sim sẽ "phán" giá chốt. "Sim là mặt hàng mang giá trị tinh thần, ý nghĩa nên chỉ có giá ảo, đắt hay rẻ là do thuận mua vừa bán", anh nói.
Song điều khiến anh Hưng lo lắng là sau một thời gian giá sim quá ảo, người tiêu dùng sẽ không còn quan tâm khiến thị trường này trở nên trầm lắng.
Một lãnh đạo của EVN Telecom chia sẻ, trong lúc chờ Chính phủ quyết định cuối cùng, toàn bộ nhân viên của hãng vẫn làm việc bình thường. Các chính sách giá cước, chăm sóc khách hàng, chuyên giao công nghệ... vẫn chưa có gì thay đổi. Trong khi đó, nhân viên thu cước của mạng điện lực này đã có thông báo ban đầu về kế hoạch chốt sổ, giải quyết các hóa đơn thanh toán trong tháng này, sẵn sàng cho kế hoạch bàn giao.
Một cán bộ của EVN Telecom giải thích, có thể thời gian qua do các động thái này mà sim di động điện lực có cớ để đội giá trên thị trường. Đầu số 096 lâu nay vốn được coi là con số đẹp. Vì vậy, nếu nó gắn với dải số có ý nghĩa, sẽ rất có giá trị. Bên cạnh đó, nếu được kết hợp với tập đoàn mạnh là Viettel, thị trường di động sau vụ sáp nhập lịch sử này chắc chắn sẽ có những biến chuyển mạnh mẽ, vị cán bộ này chia sẻ.
Tuy nhiên, khi chưa có công bố chính thức từ Chính phủ, nhiều người vẫn lo lắng. Thêm đó, đại đa số dân buôn sim đều cho rằng giá sim EVN lên đến vài trăm triệu, thậm chí tiền tỷ như hiện nay là quá đắt. "Khó có thể nói gì lúc này, đầu tư tiền tỷ vào đó khá nguy hiểm. Đến sim Viettel cũng khó bán với giá tiền tỷ nên nhập sim EVN giá như cao như hiện nay thì kể cả họ có sáp nhập cũng dễ lỗ", anh Tiến, một người trong nghề buôn sim nói.
Theo Vnexpress