Miliket, một cái tên lừng lẫy, nay chỉ còn chiếm một thị phần nhỏ nhoi trong thị trường mì gói đầy tiềm năng của Việt Nam.
“Sự tích” mì tôm
30 năm về trước, nếu khi nhắc đến mỹ phẩm người tiêu dùng nói ngay tới Thorakao thì khi nói về thực phẩm, đặc biệt là mì ăn liền, không thể quên cái tên Colusa - Miliket với gói giấy và hình ảnh 2 con tôm chụm đầu vào nhau.
Nó quen thuộc đến độ thay vì gọi đó là mì ăn liền, người ta chuyển thành “mì tôm”, và mì tôm có từ khi đó. Thực ra tên gọi Colusa - Miliket không phải là tên gọi đầu tiên của sản phẩm do CTCP Lương thực thực phẩm Colusa-Miliket sản xuất.
Mà ban đầu khi Xí nghiệp Lương thực thực phẩm Colusa được thành lập vào trước những năm 1975, nó được mang tên là mì Colusa. Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, nó được ghép thêm tên Miliket thành Colusa-Miliket. Thời điểm đó, những gói mì Miliket gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường.
Tuy nhiên, kể từ khi những ông lớn chính thức bước vào thị trường mì gói Việt Nam, mọi chuyện đã thay đổi. Mặc dù Colusa-Miliket cũng mạnh tay đầu tư những dây chuyền sản xuất hiện đại của Nhật Bản, nhưng nếu nhìn sang những đối thủ cùng ngành thì sự đầu tư này vẫn còn nhỏ bé.
Chỉ tính riêng năm 2012, Acecook Việt Nam đã bỏ thêm khoảng 10 triệu USD và đưa vào hoạt động 2 nhà máy sản xuất mì ăn liền quy mô hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á tại TPHCM. Đầu tư ít, doanh thu sụt giảm khiến Miliket không thể bỏ tiền cho những chiến dịch truyền thông nên lại càng trở nên lép vế hơn. Nhiều người cho rằng Miliket tồn tại được đến ngày hôm nay một phần do tích lũy được một lượng người tiêu dùng từ thời còn hoàng kim.
Nhưng thời gian qua đi, tầng lớp tiêu dùng cũng thay đổi. Nhu cầu thẩm mỹ, chất lượng cũng thay đổi, Miliket cũng cần phải đổi thay. “Nếu không chính những cái cũ kỹ sẽ bào mòn năng lực cạnh tranh của DN này” - ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch HĐTV Left Brain Connetors, chia sẻ.
Thị phần nhỏ bé
Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, Việt Nam hiện đang xếp thứ 4 trong danh sách những nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Nếu như năm 2009, Việt Nam tiêu thụ khoảng 4,3 tỷ gói mì thì đến năm 2012 đã tăng lên 5,1 tỷ gói và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Mức tăng trưởng toàn ngành trung bình khoảng 15-20%.
Hiện Việt Nam có khoảng 50 DN tham gia, nhưng chỉ có 3 “ông lớn” là Acecook Việt Nam (100% vốn Nhật Bản), Masan và Asia Food đang chiếm thị phần nhiều nhất. Trong đó, Acecook chiếm hơn 50% tổng thị phần toàn thị trường mì gói, 2 cái tên còn lại nắm trong tay gần 30% thị phần. Và chỉ còn lại chưa đến 20% thị phần cho hàng chục DN còn lại, trong đó có Colusa - Miliket.
Hầu như không có khảo sát nào chỉ ra được thị phần cụ thể hiện nay của Miliket trên thị trường là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN này trong năm 2012, tổng doanh thu trong năm 2012 đạt 540 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 37,3 tỷ đổng, có thể thấy Miliket hiện chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ (doanh thu toàn thị trường mì gói trong năm 2012 khoảng 20.000 tỷ đồng).
Và trong năm 2013, DN này còn đặt chỉ tiêu lợi nhuận thấp hơn là 35 tỷ đồng với tổng sản lượng chỉ nhỉnh hơn năm 2012 một chút.
Vì đâu Miliket, một thương hiệu lừng lẫy một thời lại bị mắc kẹt ngay khi miếng bánh thị trường đang ngày một nở ra như hiện nay? Một chuyên gia thương hiệu cho rằng bao nhiêu năm nay Miliket vẫn như thế, thậm chí khi mẫu mã bao bì của các sản phẩm khác trên thị trường được thay đổi liên tục thì hình ảnh 2 con tôm trên nền gói giấy của Miliket vẫn y nguyên.
Bản thân sản phẩm mì cũng không có yếu tố đột phá. Có ý kiến cho rằng ngày trước khi người tiêu dùng không có nhiều lựa chọn Miliket có thể là nhất, nhưng nay khi có quá nhiều lựa chọn thì “sản phẩm một thời” sẽ khó trụ.
Nói về chiến lược sản phẩm, có thể thấy Miliket đang đánh vào phân khúc người có thu nhập trung bình-thấp. Thế nhưng, ngay cả phân khúc này Miliket cũng đang phải đối mặt với một ông lớn trong ngành là Masan khi thương hiệu này tung ra dòng sản phẩm Kokomi.
Trước sức ép quá lớn như hiện nay cũng khó để có thể biết Miliket có thể tồn tại đến bao giờ. Mặc dù cho đến nay DN này cũng đang tung ra nhiều sản phẩm khác bên cạnh sản phẩm mì gói truyền thống.
Miliket cũng theo những chuyến hàng Việt về nông thôn, rồi tham gia những hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng nhiêu đó vẫn không đủ để làm nên một bứt phá. Rất khó và dường như là không thể để Miliket có thể quay về thời hoàng kim của chính mình, nhưng để có thể chiếm lĩnh thêm được một chút thị phần trong thị trường này thì cũng cần rất nhiều nỗ lực.
“Sự tích” mì tôm
30 năm về trước, nếu khi nhắc đến mỹ phẩm người tiêu dùng nói ngay tới Thorakao thì khi nói về thực phẩm, đặc biệt là mì ăn liền, không thể quên cái tên Colusa - Miliket với gói giấy và hình ảnh 2 con tôm chụm đầu vào nhau.
Nó quen thuộc đến độ thay vì gọi đó là mì ăn liền, người ta chuyển thành “mì tôm”, và mì tôm có từ khi đó. Thực ra tên gọi Colusa - Miliket không phải là tên gọi đầu tiên của sản phẩm do CTCP Lương thực thực phẩm Colusa-Miliket sản xuất.
Mà ban đầu khi Xí nghiệp Lương thực thực phẩm Colusa được thành lập vào trước những năm 1975, nó được mang tên là mì Colusa. Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, nó được ghép thêm tên Miliket thành Colusa-Miliket. Thời điểm đó, những gói mì Miliket gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường.
Dây chuyền sản xuất mì Miliket. |
Tuy nhiên, kể từ khi những ông lớn chính thức bước vào thị trường mì gói Việt Nam, mọi chuyện đã thay đổi. Mặc dù Colusa-Miliket cũng mạnh tay đầu tư những dây chuyền sản xuất hiện đại của Nhật Bản, nhưng nếu nhìn sang những đối thủ cùng ngành thì sự đầu tư này vẫn còn nhỏ bé.
Chỉ tính riêng năm 2012, Acecook Việt Nam đã bỏ thêm khoảng 10 triệu USD và đưa vào hoạt động 2 nhà máy sản xuất mì ăn liền quy mô hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á tại TPHCM. Đầu tư ít, doanh thu sụt giảm khiến Miliket không thể bỏ tiền cho những chiến dịch truyền thông nên lại càng trở nên lép vế hơn. Nhiều người cho rằng Miliket tồn tại được đến ngày hôm nay một phần do tích lũy được một lượng người tiêu dùng từ thời còn hoàng kim.
Nhưng thời gian qua đi, tầng lớp tiêu dùng cũng thay đổi. Nhu cầu thẩm mỹ, chất lượng cũng thay đổi, Miliket cũng cần phải đổi thay. “Nếu không chính những cái cũ kỹ sẽ bào mòn năng lực cạnh tranh của DN này” - ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch HĐTV Left Brain Connetors, chia sẻ.
Thị phần nhỏ bé
Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, Việt Nam hiện đang xếp thứ 4 trong danh sách những nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Nếu như năm 2009, Việt Nam tiêu thụ khoảng 4,3 tỷ gói mì thì đến năm 2012 đã tăng lên 5,1 tỷ gói và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Mức tăng trưởng toàn ngành trung bình khoảng 15-20%.
Hiện Việt Nam có khoảng 50 DN tham gia, nhưng chỉ có 3 “ông lớn” là Acecook Việt Nam (100% vốn Nhật Bản), Masan và Asia Food đang chiếm thị phần nhiều nhất. Trong đó, Acecook chiếm hơn 50% tổng thị phần toàn thị trường mì gói, 2 cái tên còn lại nắm trong tay gần 30% thị phần. Và chỉ còn lại chưa đến 20% thị phần cho hàng chục DN còn lại, trong đó có Colusa - Miliket.
Hầu như không có khảo sát nào chỉ ra được thị phần cụ thể hiện nay của Miliket trên thị trường là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN này trong năm 2012, tổng doanh thu trong năm 2012 đạt 540 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 37,3 tỷ đổng, có thể thấy Miliket hiện chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ (doanh thu toàn thị trường mì gói trong năm 2012 khoảng 20.000 tỷ đồng).
Và trong năm 2013, DN này còn đặt chỉ tiêu lợi nhuận thấp hơn là 35 tỷ đồng với tổng sản lượng chỉ nhỉnh hơn năm 2012 một chút.
Vì đâu Miliket, một thương hiệu lừng lẫy một thời lại bị mắc kẹt ngay khi miếng bánh thị trường đang ngày một nở ra như hiện nay? Một chuyên gia thương hiệu cho rằng bao nhiêu năm nay Miliket vẫn như thế, thậm chí khi mẫu mã bao bì của các sản phẩm khác trên thị trường được thay đổi liên tục thì hình ảnh 2 con tôm trên nền gói giấy của Miliket vẫn y nguyên.
Bản thân sản phẩm mì cũng không có yếu tố đột phá. Có ý kiến cho rằng ngày trước khi người tiêu dùng không có nhiều lựa chọn Miliket có thể là nhất, nhưng nay khi có quá nhiều lựa chọn thì “sản phẩm một thời” sẽ khó trụ.
Nói về chiến lược sản phẩm, có thể thấy Miliket đang đánh vào phân khúc người có thu nhập trung bình-thấp. Thế nhưng, ngay cả phân khúc này Miliket cũng đang phải đối mặt với một ông lớn trong ngành là Masan khi thương hiệu này tung ra dòng sản phẩm Kokomi.
Trước sức ép quá lớn như hiện nay cũng khó để có thể biết Miliket có thể tồn tại đến bao giờ. Mặc dù cho đến nay DN này cũng đang tung ra nhiều sản phẩm khác bên cạnh sản phẩm mì gói truyền thống.
Miliket cũng theo những chuyến hàng Việt về nông thôn, rồi tham gia những hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng nhiêu đó vẫn không đủ để làm nên một bứt phá. Rất khó và dường như là không thể để Miliket có thể quay về thời hoàng kim của chính mình, nhưng để có thể chiếm lĩnh thêm được một chút thị phần trong thị trường này thì cũng cần rất nhiều nỗ lực.
Theo Sài Gòn Đầu tư tài chính