Cụ thể năm 2012, lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ của Mai Linh đạt 698 tỉ đồng nhưng năm 2013 giảm xuống còn 587 tỉ đồng. Kéo theo đó lợi nhuận thuần năm 2013 chỉ còn 7 tỉ đồng so với 51 tỉ đồng năm 2012.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng giảm từ 23 tỉ năm 2012 xuống 18 tỉ năm 2013.
Tập đoàn Mai Linh tiếp tục lỗ lớn (ảnh minh họa) |
Năm 2013 tiếp tục chứng kiến số nợ tăng mạnh của Tập đoàn Mai Linh, cụ thể số nợ đầu năm 2013 của tập đoàn này với ở mức 4.631 tỉ đồng, nhưng cuối năm con số đó tăng lên 4.697 tỉ đồng.
Năm 2013, doanh thu hợp nhất của toàn tập đoàn Mai Linh tiếp tục suy giảm, đạt 2.758 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2012.
Tuy vậy, điểm tích cực là chi phí tài chính (chủ yếu là lãi vay) đã giảm đáng kể từ 481 tỷ xuống còn 300 tỷ đồng. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2007 đến nay.
Chi phí tài chính giảm giúp cho Mai Linh đạt 41 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 11 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ vẫn là âm 18 tỷ đồng. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều công ty con của Mai Linh lỗ lớn, dù cho bản thân công ty mẹ, Mai Linh Miền Bắc và Mai Linh Miền Trung đều có lãi.
Trong 7 năm gần đây, có tới 6 năm Mai Linh bị lỗ ròng nợ lớn. Các khoản nợ của Mai Linh đáng chú ý là khoản nợ cá nhân với khoảng 800 người với 500 tỉ đồng. Tuy nhiên, đây không phải là khoản nợ duy nhất. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, tổng nợ của tập đoàn này lên đến 4.703 tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 2.195 tỷ đồng và dài hạn là 2.507 tỷ đồng. Số nợ này lớn gấp 10 lần vốn chủ sở hữu của Mai Linh (kết thúc năm 2011 vốn chủ sở hữu của Mai Linh là 504 tỷ đồng).
Tính đến thời điểm 30/6/2012, trong cơ cấu nguồn vốn gần 5.580 tỷ đồng của Mai Linh, nợ phải trả đã chiếm 4.690 tỷ đồng, tương đương 84%. Chỉ tính riêng khoản vay dài hạn từ ngân hàng con số đã lên đến hơn 830 tỉ đồng, vay ngắn hạn hơn 300 tỷ đồng với lãi suất 17%-21%/năm. Chưa kể Mai Linh còn vay tín chấp các đối tượng khác 685 tỷ đồng, lãi suất 18%-25%/năm.
Với số nợ này thì chỉ sau vài năm làm ăn không hiệu quả, số vốn chủ sở hữu 504 tỷ đồng của Mai Linh chỉ mới đủ trả lãi. Khả năng này là hoàn toàn có thể xảy ra khi trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2012, chi phí lãi vay của Mai Linh là hơn 272 tỷ đồng, tương đương 67% lợi nhuận gộp. 6 tháng đầu năm nay, Mai Linh tiếp tục lỗ gần 29 tỷ đồng, lỗ lũy kế của công ty tiếp tục tăng lên 469 tỷ đồng.
Để trả nợ cho các nhà đầu tư cá nhân, Mai Linh đang tính đến việc bán bớt bất động sản và tài sản. Thị trường bất động sản vẫn trong cơn “bạo bệnh” nên thoái vốn khỏi lĩnh vực này là khó khả thi. Vì vậy, theo kế hoạch, Mai Linh sẽ bán hơn 1.000 xe, giá trị mỗi xe dao động từ 150-400 triệu đồng. Như vậy, tập đoàn này sẽ thu về được 200-300 tỷ đồng. Song, câu hỏi đặt ra là ai sẽ mua?
Giả định như trong trường hợp tốt nhất là Mai Linh có thể bán được xe, bán được đất để trả khoản nợ 500 tỷ đồng thì các khoản nợ còn lại, chủ yếu là với các tổ chức tín dụng, thì sao? Rõ ràng Mai Linh đang hoạt động không hiệu quả, nên khả năng khủng hoảng nợ là hoàn toàn có thể xảy ra.