Trong khi các cơ sở di truyền của thuận tay trái vẫn đang gây nhiều tranh luận thì các nhà khoa học tại Khoa Tâm lý học, Đại học Vienna thu được bằng chứng gián tiếp về một nội tiết tố thúc đẩy thuận tay trái ở nam giới.
Nhà tâm lý học Ulrich Trần và đồng nghiệp của ông công bố phát hiện này trên tạp chí khoa học Cortex.
Công việc hàng ngày trong cuộc sống đòi hỏi sử dụng tay phải hoặc được tối ưu hóa cho người thuận tay phải. Khoảng 90% dân số thuận tay phải, chỉ có 10% thuận tay trái.
Các nhà nghiên cứu Ulrich Trần, Stefan Stieger, và Martin Voracek đã tiến hành thử nghiệm độc lập trên 13.000 người lớn của Áo và Đức. Kết quả cho thấy, 7,5% phụ nữ và 8,8% đàn ông thuận tay trái.
Theo tác giả nghiên cứu chính Ulrich Trần cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tỷ lệ mất cân bằng này được gây ra bởi nhiều đàn ông thuận tay trái được sinh trong tháng 11,12 và tháng 1.
Theo con số tính toán được, từ tháng 2 đến tháng 10 chỉ có 8,2% đàn ông sinh ra thuận tay trái, trong khi từ tháng 11 đến tháng 1 con số này tăng lên 10,5%”.
Nhà nghiên cứu giải thích thêm: “ Có lẽ, mức độ ánh sáng trong thời gian này ngắn hơn so với các tháng khác trong năm là một nguyên nhân dẫn đến mùa sinh thuận tay trái hơn tay phải”.
Vào năm 1980, một giả thuyết của các nhà Thần kinh học Mỹ, Norman Geschwind và Albert Galaburda, thừa nhận rằng nội tiết tố nam testosterone làm chậm sự phát triển của bán cầu não trái trong quá trình phát triển phôi thai.
Mà sự phát triển bán cầu não trái chiếm ưu thế trong số những người thuận tay phải, bán cầu não phải chiếm ưu thế cho người thuận tay trái.
Do mức độ testosterone trong tử cung ở các thai nhi nam cao hơn so với các thai nhi nữ. Mặc dù, mức độ testosterone phụ thuộc vào yếu tố trong và ngoài cơ thể mẹ.
Cụ thể, ánh sáng ban ngày làm tăng nồng độ testosterone, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, mùa sinh ảnh hưởng đến độ thuận tay ở những người đàn ông.
Tuy nhiên, vẫn chờ đợi một kết quả cụ thể và chính xác rõ ràng hơn ở các nghiên cứu trong tương lai.