Thẻ ATM công nghệ chip có gì ưu việt hơn so với công nghệ từ?

06/11/2019 13:32
An Nhiên
(GDVN) - Tăng cường an toàn, bảo mật thông tin cao, hạn chế tối đa rủi ro về gian lận, lấy cắp thông tin thẻ… là những ưu điểm vượt trội mà thẻ công nghệ chip mang lại.

Thời gian gần đây, các ngân hàng đang cấp tập triển khai áp dụng thẻ ATM theo chuẩn thẻ chip nội địa VCCS, tuân theo tiêu chuẩn quốc tế EMV cũng như tăng cường truyền thông tới khách hàng của mình về việc chuyển đổi này.

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao lại phải chuyển đổi sang thẻ ATM công nghệ chip khi chiếc thẻ ATM công nghệ từ của bạn vẫn đang hoạt động tốt?

Vậy thẻ công nghệ chip EMV là gì và thẻ này mang lại những lợi ích gì cho người sử dụng?

Tại sao nên sử dụng thẻ ATM công nghệ chip?

Thẻ từ có mức độ bảo mật thông tin khá thấp bởi thông tin được lưu trên dải từ ở mặt sau của thẻ không được mã hoá.

Khi khách hàng cắm thẻ vào máy ATM hay quẹt thẻ trên máy POS, thông tin lưu trữ ở dải từ sẽ được đọc bởi các đầu đọc trong máy, do vậy chỉ cần một thiết bị quẹt thẻ từ thông dụng, kẻ gian có thể dễ dàng đánh cắp thông tin thẻ, sau đó cũng dễ dàng tạo ra các thẻ giả với thông tin sao chép được, đồng thời gắn các thiết bị lén ghi lại động tác nhập mã PIN của khách hàng, và như vậy là đủ để kẻ gian có thể trộm tiền từ tài khoản của khách hàng. Đây là hình thức tội phạm khá phổ biến, thường được gọi là skimming.  

Nhưng với thẻ chip theo tiêu chuẩn EMV thì khác, thẻ được gắn chip điện tử, được thiết kế để ngăn chặn các hành vi gian lận skimming nhờ có khả năng lưu trữ và mã hóa thông tin với độ bảo mật cao.

Thẻ chip giúp hạn chế tối đa tình trạng skimming.
Thẻ chip giúp hạn chế tối đa tình trạng skimming.

Theo đó, chip EMV sẽ tạo dữ liệu mới mỗi khi khách hàng thực hiện giao dịch. Khi bạn sử dụng thẻ công nghệ chip EMV tại một thiết bị đọc thẻ, thẻ sẽ tạo ra một chuỗi mã hóa duy nhất chỉ dành riêng cho giao dịch đó.

Mã hóa này không thể sử dụng cho một giao dịch khác bởi nó được tạo từ sự kết hợp thông tin có trong chip và thông tin có trong thiết bị đọc thẻ.

Điều đó có nghĩa, bạn sẽ không phải lo thông tin thẻ bị sao chép do đã được mã hoá, kết hợp thêm với mã PIN của chính bạn thì khả năng bị gian lận được giảm thiểu tối đa.

Một giao dịch trên thẻ EMV thành công sẽ phải trải qua bước xác thực phức tạp 2 chiều từ thiết bị nhận thẻ đến ngân hàng thanh toán, thông qua cổng thanh toán thẻ của Napas và ngân hàng phát hành. Chỉ khi được tất cả những tổ chức liên quan cấp phép chuẩn chi, giao dịch mới thành công.

Ngân hàng nào đang có mức phí phát hành thẻ chip ATM tốt nhất?

Theo thông tin từ Napas, hiện tại đã có 7 ngân hàng thương mại phối hợp với Napas triển khai thành công việc việc phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ chip nội địa.

Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) là ngân hàng tiên phong triển khai thử nghiệm từ 10/2018 và đã phát hành chính thức cho tất cả khách hàng thẻ ATM công nghệ chip EMV từ 1/6/2019, với tên gọi Thẻ ATM Smart 24/7.

Không chỉ vậy, Ngân hàng này cũng đã hoàn tất việc chuyển đổi, nâng cấp để toàn bộ các máy ATM, POS, LiveBank đều chấp nhận thẻ chip nội địa.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết, TPBank triển khai áp dụng những giải pháp công nghệ số hiện đại này trên thẻ ATM nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra với chủ thẻ cũng như mong muốn mang lại những trải nghiệm số tốt nhất cho khách hàng.

Mức phí phát hành thẻ chip TPBank ATM chỉ bằng 25% mức phí trên thị trường.
Mức phí phát hành thẻ chip TPBank ATM chỉ bằng 25% mức phí trên thị trường.

Theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước, trong năm 2019, các ngân hàng phải chuyển đổi ít nhất 30% số thẻ từ sáng thẻ chip nội địa, và hạn chót cho việc chuyển đổi hoàn toàn sang công nghệ thẻ chip là cuối năm 2021.

Một trong những thách thức lớn cho việc chuyển đổi này là chi phí khá lớn, không chỉ là dù chi phí đầu tư khá tốn kém cho việc nâng cấp hạ tầng cho phù hợp với chuẩn mới, mà còn do giá phôi thẻ chip cao gấp 5-7 lần so với thẻ từ, làm cho cả khách hàng lẫn ngân hàng đều ngại ngần khi phải chi tiền để chuyển đối.

Dù vậy, TPBank cho biết sẽ nghiêm túc thực hiện yêu cầu của Ngân hàng nhà nước về lộ trình chuyển đổi thẻ. “Dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ có khoảng 35% – 40% số thẻ nội địa của TPBank dùng thẻ chuẩn chip, và chúng tôi phấn đấu hoàn tất việc chuyển đổi sang thẻ chip cho tất cả khách hàng trong năm 2020”, ông Hưng chia sẻ thêm.

Theo thống kê, hiện tại, mức phí phát hành thẻ ATM công nghệ chip EMV tại các ngân hàng khá cao. Riêng tại TPBank, để khuyến khích và hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ, TPBank chấp nhận bù lỗ, thu mức phí phát hành khá thấp, chỉ bằng 50% so với giá thành sản xuất, và chỉ khoảng 25% mức phí đang áp dụng phổ biến trên thị trường.

Sở hữu thẻ ATM Smart 24/7, khách hàng không chỉ được trải nghiệm thẻ chip công nghệ mới, an toàn hơn cho các giao dịch tại các ATM, POS truyền thống, mà còn có thể sử dụng tại LiveBank, mô hình ngân hàng tự động của TPBank để tra cứu tài khoản, rút tiền, nộp tiền, thực hiện các giao dịch chuyển tiền, gửi, rút tiết kiệm online… vào bất cứ thời gian nào.

Đặc biệt, mọi giao dịch rút tiền bằng thẻ nội địa TPBank tại ATM của hầu hết ngân hàng, cũng như các giao dịch nộp, rút tiền tại TPBank LiveBank trên lãnh thổ Việt Nam đều được miễn phí.

Khách hàng có thể đăng ký phát hành thẻ ATM Smart 24/7 và nhận thẻ ngay sau 5 phút tại LiveBank, chỉ cần có Chứng minh nhân dân/ thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Từ 1/11 đến 31/12/2019, TPBank giảm 50% phí phát hành thẻ ATM Smart 24/7 cho tất cả khách hàng.

Chương trình áp dụng với cả khách hàng mở thẻ mới và đổi thẻ tại LiveBank và phòng giao dịch.

An Nhiên