Vốn tín dụng - “đòn bẩy” phục hồi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

24/10/2020 14:26
Phúc Linh
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Thanh khoản cho các doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu hiện nay trong bối cảnh dịch covid-19 đang gây tác động lớn đến nền kinh tế.

Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tiếp tục đẩy mạnh cho sản xuất kinh doanh, các ngân hàng lớn đã đưa ra các gói ưu đãi để hỗ trợ thanh khoản, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp SMEs “chao đảo” sau hai đợt Covid-19

Giữa bối cảnh thị trường bị tác động mạnh mẽ bởi hai đợt Covid-19, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừavà nhỏ đã gặp phải khủng hoảng, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản. Sức ép đối với doanh nghiệp đến từ cả sự sụt giảmsức mua của thị trường, lẫn áp lực tài chính nội tại.

Theo khảo sát Tình hình Doanh nghiệp của Phòng Thươngmại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, chỉtrong 3 tháng đầu năm 2020 đã có 85% DN nằm trong nhómđược khảo sát rơi vào tình trạng bị thu hẹp thị trường vì dịch bệnh; 60% DN thiếu vốn, đứt dòng tiền; 40% DN thiếu nguồncung nguyên liệu…

Bà Bùi Minh Trang, Phó giám đốc Công ty về thực phẩm cho biết thị trường tiêu dùng các mặt hàng trong nước sụt giảmmạnh. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu của công ty là Ấn Độ, Đài Loan đang đóng cửa và các đơn hàng đang bị giữ lại, riêng thị trường Mỹ vẫn xuất đi được nhưng lại bị chậmthanh toán.

“Nhờ chuyển đổi kinh doanh sang hình thức thương mại điện tử, chúng tôi đã nhận được những đơn hàng từ các khách hànglớn, nhưng khó khăn mới lại nảy sinh do thiếu vốn. Điều này khiến công ty không đủ năng lực mở rộng đầu tư sản xuất đểcó thể đáp ứng các đơn hàng lớn ở trên,” bà Trang chia sẻ.

Đồng hành cùng doanh nghiệp “giải bài toán” vốn tín dụng

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sáchhỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có gói hỗ trợ vốn vay ưu đãi. Đó là gói tín dụng 300.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ người lao động và DN khó khăn trị giá 61.580 tỷ đồngđang được triển khai.

Chung tay cùng chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, nhiều ngân hàng tiếp tục áp dụng các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

Rõ nét nhất là chương trình hỗ trợ SME mà Techcombank đang tiến hành, theo đó bên cạnh việc tái cơ cấu, giãn nợ, Techcombank đã triển khai ngay gói tín dụng hỗ trợ quy mô 20.000 tỷ đồng trong giai đoạn 1 từ tháng 4/2020 dành cho nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với mức lãi suất giảm tối đa là 2%/năm.

Khi dịch Covid-19 quay trở lại, ngân hàng tiếp tục triển khai thêm gói hỗ trợ tín dụng 10.000 tỷ trong giai đoạn 2 với lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,3%/năm.

Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần “tăng lực” cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giải quyết bài toán thanh khoản để duy trì và phát triển trong giai đoạn khó khăn.

Ngoài ra, nhằm giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả vận hành, tối ưu chi phí, Techcombank vừa áp dụng gói giải pháp “Fast Financing – Cấp tín dụng siêu tốc lên đến 5 tỷ đồng chỉ trong 2 ngày” dành riêng cho những doanh nghiệp thân thiết của Techcombank, để tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh về đích giai đoạn cuối năm.

Lãnh đạo Techcombank khẳng định: Ngân hàng cũng cam kết đảm bảo đủ nguồn tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp có nhucầu phát triển kinh doanh.

Đặc biệt khoản vay hợp vốn 500 triệu USD sẽ giúp tăng thêm nội lực để nhà băng này đồng hành cùng doanh nghiệp và nền kinh tế với các giải pháp hiệu quả nhất cho bài toán thanh khoản.

Phúc Linh