Anh Trung, một người làm việc tại TP.HCM cho biết, trong một lần lướt web, anh Trung vô tình đọc được thông tin rao bán vé máy bay Tết của một người bạn làm quen trên facebook. Người này cam kết sẽ tìm được một vé máy bay giá rẻ hơn giá vé chính hãng.
Sau khi so sánh, anh Trung quyết định đặt vé rồi gọi điện với tổng đài của hãng để đối chiếu, thấy trùng khớp thông tin, anh Trung mới chuyển tiền cho người bạn. Nhưng hai ngày sau gọi điện kiểm tra lại, anh Trung "té ngửa" vì bị mất tiền và không hề có vé.
“Người bạn đó rao bán với giá mềm hơn một chút. Nếu như nói về dịp tết, mình chưa nói đến giờ bay hay thời điểm bay thì giá bình thường khoảng 3 triệu, nhưng người bạn đó rao bán cho mình với giá 2,8 triệu đồng. Người bạn giải thích giá vé đó mua được do trước đây bạn đã làm ở đại lý, nên người có “mẹo” để tìm kiếm những vé giá rẻ hơn. Một vài ngày sau kiểm tra lại, vì mình có nhu cầu mua cho nhiều bạn bè nữa, chứ không riêng cá nhân mình, thì thấy vé ở tình trạng bị hoàn lại, khi đó mới biết mình đã bị lừa”, anh Trung nói.
Lần tìm vào trang facebook của người bán, anh Trung phát hiện ra rằng không chỉ riêng anh mà còn khoảng 4, 5 người khác cũng bị lừa. Anh Trung cho biết, thủ đoạn lừa bán vé máy bay của người này khá tinh vi, không phải yêu cầu đặt vé nào cũng được chấp nhận mà chỉ lựa chọn một số giờ bay, ngày bay nhất định. Bằng cách này, y đã khiến cho những người từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực đặt vé máy bay trên mạng như anh Trung cũng bị sập bẫy.
“Mình có liên lạc với những bạn có comment trên trang facebook đó, mình có liên lạc được với 4, 5 người và biết họ cũng gặp trường hợp tương tự. Tuy nhiên, họ không có kinh nghiệm mua vé máy bay nên họ không biết vé đã bị hoàn. Sau khi tạo sự tin tưởng, mình đã xin được mã số đặt chỗ của họ, khi kiểm tra lại mình đã biết toàn bộ mã số đó đều bị hoàn lại”, anh Trung chia sẻ.
Theo chủ một cửa hàng vé máy bay, thủ đoạn chung của những kẻ lừa đảo là nhận đặt vé với hãng hàng không Vietnam Airlines theo tên và ngày giờ khách yêu cầu rồi thanh toán như bình thường để khi khách hàng kiểm tra với tổng đài, đối chứng thông tin thì hoàn toàn chính xác.
Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, biết chắc rằng khách hàng đã kiểm tra với tổng đài về thông tin của vé, những kẻ lừa đảo sẽ lặng lẽ gọi điện yêu cầu đến hãng bay và yêu cầu hoàn vé. Đương nhiên, họ chấp nhận đóng một khoản tiền phạt gọi là tiền bồi hoàn vé, nhưng bù lại sẽ được hưởng trọn vẹn khoản tiền chênh lệch giữa tiền thu của khách và tiền phí hồi hoàn.
Đại lý này cho biết thêm, nguyên nhân là những đại lý trung gian trường lựa chọn hãng hàng không Vietnam Airlines vì hãng này khá thông thoáng trong việc hoàn vé. Các đại lý trung gian muốn hoàn vé chỉ cần gọi điện thoại và nộp phí phạt.
Anh Vũ Đình Lâm, quản lý phòng vé Trần Hưng Đạo cho biết: “Chỉ có hãng hàng không Vietnam Airlines mới được hủy vé, còn VietJetAir hay Jetstar rất ít trường hợp hủy vé. Chỉ với mức vé cao nhất khoảng hơn 3 triệu/vé chặng Hà Nội – Sài Gòn, hay Sài Gòn – Hà Nội mới được hủy vé. Khả năng rủi ro trong những trường hợp có vé rồi, có số vé rồi nhưng khi đại lý cấp hai họ yêu cầu cho hủy, thì đại lý cấp 1 vẫn cho hủy một cách bình thường. Lúc ấy người ta cũng không quan tâm khách hàng là ai, ai là người mua, ai là người trả tiền, đại lý sẽ làm theo yêu cầu của người hủy”.
Nói như vậy không có nghĩa là khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm khi đặt vé của hàng VietJetAir hay Jetstar. Cũng theo tìm hiểu của anh Trung, rất nhiều người đã bị mất tiền oan do các đại lý trung gian thay đổi thông tin của khách hàng và chuyển vé đó sang cho một người khác.
“Có bạn đặt VietJetAir hay Jetstar, hai hãng này họ không có cơ chế hoàn vé nhưng họ có cơ chế thay đổi thông tin. Những kẻ lừa đảo sẽ đặt vé cho người mua, sau một thời gian họ tìm được người mua khác thì họ lại thay đổi thông tin”, anh Trung khuyến cáo.
Bởi vậy, theo những người có kinh nghiệm trong ngành hàng không, khách hàng cần hết sức cẩn thận đối với những thông tin rao bán vé máy bay trên mạng. Khách hàng cần đến những đại lý chính hãng, có uy tín để đảm bảo quyền lợi nếu xảy ra sự cố./.
Sau khi so sánh, anh Trung quyết định đặt vé rồi gọi điện với tổng đài của hãng để đối chiếu, thấy trùng khớp thông tin, anh Trung mới chuyển tiền cho người bạn. Nhưng hai ngày sau gọi điện kiểm tra lại, anh Trung "té ngửa" vì bị mất tiền và không hề có vé.
“Người bạn đó rao bán với giá mềm hơn một chút. Nếu như nói về dịp tết, mình chưa nói đến giờ bay hay thời điểm bay thì giá bình thường khoảng 3 triệu, nhưng người bạn đó rao bán cho mình với giá 2,8 triệu đồng. Người bạn giải thích giá vé đó mua được do trước đây bạn đã làm ở đại lý, nên người có “mẹo” để tìm kiếm những vé giá rẻ hơn. Một vài ngày sau kiểm tra lại, vì mình có nhu cầu mua cho nhiều bạn bè nữa, chứ không riêng cá nhân mình, thì thấy vé ở tình trạng bị hoàn lại, khi đó mới biết mình đã bị lừa”, anh Trung nói.
Nhan nhản những trang cá nhân giao bán vé máy bay trên mạng. |
Lần tìm vào trang facebook của người bán, anh Trung phát hiện ra rằng không chỉ riêng anh mà còn khoảng 4, 5 người khác cũng bị lừa. Anh Trung cho biết, thủ đoạn lừa bán vé máy bay của người này khá tinh vi, không phải yêu cầu đặt vé nào cũng được chấp nhận mà chỉ lựa chọn một số giờ bay, ngày bay nhất định. Bằng cách này, y đã khiến cho những người từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực đặt vé máy bay trên mạng như anh Trung cũng bị sập bẫy.
“Mình có liên lạc với những bạn có comment trên trang facebook đó, mình có liên lạc được với 4, 5 người và biết họ cũng gặp trường hợp tương tự. Tuy nhiên, họ không có kinh nghiệm mua vé máy bay nên họ không biết vé đã bị hoàn. Sau khi tạo sự tin tưởng, mình đã xin được mã số đặt chỗ của họ, khi kiểm tra lại mình đã biết toàn bộ mã số đó đều bị hoàn lại”, anh Trung chia sẻ.
Theo chủ một cửa hàng vé máy bay, thủ đoạn chung của những kẻ lừa đảo là nhận đặt vé với hãng hàng không Vietnam Airlines theo tên và ngày giờ khách yêu cầu rồi thanh toán như bình thường để khi khách hàng kiểm tra với tổng đài, đối chứng thông tin thì hoàn toàn chính xác.
Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, biết chắc rằng khách hàng đã kiểm tra với tổng đài về thông tin của vé, những kẻ lừa đảo sẽ lặng lẽ gọi điện yêu cầu đến hãng bay và yêu cầu hoàn vé. Đương nhiên, họ chấp nhận đóng một khoản tiền phạt gọi là tiền bồi hoàn vé, nhưng bù lại sẽ được hưởng trọn vẹn khoản tiền chênh lệch giữa tiền thu của khách và tiền phí hồi hoàn.
Đại lý này cho biết thêm, nguyên nhân là những đại lý trung gian trường lựa chọn hãng hàng không Vietnam Airlines vì hãng này khá thông thoáng trong việc hoàn vé. Các đại lý trung gian muốn hoàn vé chỉ cần gọi điện thoại và nộp phí phạt.
Anh Vũ Đình Lâm, quản lý phòng vé Trần Hưng Đạo cho biết: “Chỉ có hãng hàng không Vietnam Airlines mới được hủy vé, còn VietJetAir hay Jetstar rất ít trường hợp hủy vé. Chỉ với mức vé cao nhất khoảng hơn 3 triệu/vé chặng Hà Nội – Sài Gòn, hay Sài Gòn – Hà Nội mới được hủy vé. Khả năng rủi ro trong những trường hợp có vé rồi, có số vé rồi nhưng khi đại lý cấp hai họ yêu cầu cho hủy, thì đại lý cấp 1 vẫn cho hủy một cách bình thường. Lúc ấy người ta cũng không quan tâm khách hàng là ai, ai là người mua, ai là người trả tiền, đại lý sẽ làm theo yêu cầu của người hủy”.
Nói như vậy không có nghĩa là khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm khi đặt vé của hàng VietJetAir hay Jetstar. Cũng theo tìm hiểu của anh Trung, rất nhiều người đã bị mất tiền oan do các đại lý trung gian thay đổi thông tin của khách hàng và chuyển vé đó sang cho một người khác.
“Có bạn đặt VietJetAir hay Jetstar, hai hãng này họ không có cơ chế hoàn vé nhưng họ có cơ chế thay đổi thông tin. Những kẻ lừa đảo sẽ đặt vé cho người mua, sau một thời gian họ tìm được người mua khác thì họ lại thay đổi thông tin”, anh Trung khuyến cáo.
Bởi vậy, theo những người có kinh nghiệm trong ngành hàng không, khách hàng cần hết sức cẩn thận đối với những thông tin rao bán vé máy bay trên mạng. Khách hàng cần đến những đại lý chính hãng, có uy tín để đảm bảo quyền lợi nếu xảy ra sự cố./.
Hồng Anh (Nguồn VTV)