Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đánh giá xung quanh vấn đề dự án của Bộ GTVT về thu phí ôtô dự kiến sẽ được áp dụng trong thời gian tới.
Có thể đánh thuế nhập khẩu cao thay vì thu phí hạn chế
Theo tính toán của ông Hùng giá ôtô tại Việt Nam hiện cao gấp 3 lần, phần nhiều là do thuế và phí. "Phí trước bạ ở Hà Nội tăng cao tới 20%, phí cấp biển số xe 20 triệu đồng, phí trông giữ xe cũng tăng cao khiến lượng ôtô bán ra trong tháng 1 đã giảm một nửa",
Có thể đánh thuế nhập khẩu cao thay vì thu phí hạn chế
Theo tính toán của ông Hùng giá ôtô tại Việt Nam hiện cao gấp 3 lần, phần nhiều là do thuế và phí. "Phí trước bạ ở Hà Nội tăng cao tới 20%, phí cấp biển số xe 20 triệu đồng, phí trông giữ xe cũng tăng cao khiến lượng ôtô bán ra trong tháng 1 đã giảm một nửa",
Trước đề xuất thu thêm phí của Bộ Giao thông, ông Hùng cho rằng, ôtô đã chịu quá nhiều phí, không nên thu phí hạn chế phương tiện. "Tôi thấy việc thu phí hạn chế phương tiện cá nhân là không hợp lý, thế nào là xe cá nhân và không lẽ cứ 9 chỗ trở xuống là xe cá nhân"._Ông Hùng cho biết.
Hơn nữa, về mặt pháp lý được quy định rõ trong Pháp lệnh phí và lệ phí do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì phí là khoản tiền mà tổ chức, cá hạn chế phương tiện giao thông cá nhân mà Bộ Giao thông vận tải đề xuất thì rõ ràng chưa phù hợp với danh mục đóng phí. “Bởi tôi phải nộp từ 20 - 50 triệu cho anh nhưng cuối cùng tôi có được hưởng dịch vụ gì đâu?” ông Hùng nhấn mạnh.
Hơn nữa, về mặt pháp lý được quy định rõ trong Pháp lệnh phí và lệ phí do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì phí là khoản tiền mà tổ chức, cá hạn chế phương tiện giao thông cá nhân mà Bộ Giao thông vận tải đề xuất thì rõ ràng chưa phù hợp với danh mục đóng phí. “Bởi tôi phải nộp từ 20 - 50 triệu cho anh nhưng cuối cùng tôi có được hưởng dịch vụ gì đâu?” ông Hùng nhấn mạnh.
Ô tô ở Việt Nam hiện nay đang "cõng" quá nhiều loại thuế, phí |
Ông Hùng cho rằng việc hạn chế các phương tiện cá nhân nên làm bằng cách đấu thầu. Ông Hùng giải thích “cụ thể nếu trong năm nay thành phố Hà Nội chỉ được mua 100 xe thì sẽ tổ chức đấu thầu, ai trả giá cao thì người đó được mua xe hoặc có cách khác là tăng thuế nhập khẩu xe thật cao còn hơn là thu phí lên cá nhân từng người.
Hiệp hội vận tải Việt Nam đang soạn thảo văn bản để gửi lên Bộ Giao thông Vận tải để làm cầu nối cho các doanh nghiệp vận tải Việt Nam với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, về cá nhân mình, ông Hùng vẫn nhấn mạnh các loại phí trên là chưa hợp lý.
Việc thu phí và sử dụng nguồn phí đó như thế nào cho mình bạch thì ông Hùng tin tưởng rằng các quỹ trước đó đã được hội đồng quản lý thẩm định và việc chi tiêu trong quỹ đó rất minh bạch nên nếu có thu thêm Quỹ bảo trì đường bộ thì việc sử dụng phí đó sẽ được minh bạch như các quỹ khác.
“Giết chết” ngành ô tô trong nước
Còn đối với Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thì họ cho rằng việc đóng phí trên càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Từ ngày 1/1/2012, lệ phí trước bạ đối với xe đến chín chỗ ngồi đã tăng đáng kể. Tại Hà Nội, phí trước bạ đã tăng từ 12% lên 20%, và tại thành phố Hồ Chí Minh đã tăng từ 10% lên 15%. Đây là hai địa bàn có lượng tiêu thụ xe cá nhân lớn nhất cả nước.
Các tỉnh, thành khác cũng đã tăng phí trước bạ từ 10% đến 15% mặc dù ùn tắc giao thông hầu như chỉ xẩy ra ở hai thành phố lớn. Theo thống kê, ngay sau khi tăng lệ phí trước bạ ô tô, lượng ô tô bán ra trong tháng 1/2012 giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn 61% so với tháng 12/2011, riêng doanh số bán xe dưới 10 chỗ ngồi giảm 2,56 lần so với tháng trước.
Các tỉnh, thành khác cũng đã tăng phí trước bạ từ 10% đến 15% mặc dù ùn tắc giao thông hầu như chỉ xẩy ra ở hai thành phố lớn. Theo thống kê, ngay sau khi tăng lệ phí trước bạ ô tô, lượng ô tô bán ra trong tháng 1/2012 giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn 61% so với tháng 12/2011, riêng doanh số bán xe dưới 10 chỗ ngồi giảm 2,56 lần so với tháng trước.
Phí cấp biển số ô tô tại Hà Nội đã tăng từ 2 triệu đồng lên 20 triệu đồng; thành phố Hồ Chí Minh dự kiến cũng sẽ tăng phí cấp biển số bằng Hà Nội, bắt đầu từ tháng 4/2012. Trong bối cảnh giá cả hàng hóa có chiều hướng tăng như hiện nay, mức tăng phí cấp biển số như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua xe của người tiêu dùng, qua đó làm giảm doanh số bán hàng của các nhà sản xuất, dẫn đến nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước cũng đang rất khó khăn. Ảnh SGGP |
Việc Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu phí hạn chế phương tiện cá nhân với mức thu từ 20 đến 50 triệu đồng/xe ô tô/năm, tùy từng loại xe. Đây là mức phí rất cao so với thu nhập hiện tại và khả năng chi trả của đại bộ phận dân chúng Việt Nam, kể cả những người hiện tại đang sở hữu xe và những người đang và sắp có khả năng mua ôtô. VAMA cho rằng, sở hữu một chiếc xe phục vụ nhu cầu đi lại là một nhu cầu chính đáng.
Hiện nay để sở hữu và lưu hành được một chiếc xe, người tiêu dùng đã và đang phải chịu rất nhiều các khoản thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng), phí, lệ phí (phí đăng ký- cấp biển số, phí phí xăng dầu…). Nếu cộng thêm mức thu phí lưu hành như trên là quá cao và đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay sẽ gây “sốc” cho người dân. Họ sẽ ngay lập tức không mua xe nữa, sức mua sẽ tiếp tục giảm sút đáng kể.
Hiện nay để sở hữu và lưu hành được một chiếc xe, người tiêu dùng đã và đang phải chịu rất nhiều các khoản thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng), phí, lệ phí (phí đăng ký- cấp biển số, phí phí xăng dầu…). Nếu cộng thêm mức thu phí lưu hành như trên là quá cao và đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay sẽ gây “sốc” cho người dân. Họ sẽ ngay lập tức không mua xe nữa, sức mua sẽ tiếp tục giảm sút đáng kể.
Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, tiêu thụ trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp này sẽ bị thiệt hại nặng nề và phải đối mặt với tình trạng tồn kho cao hơn nữa (hiện đã rất cao sau khi tăng lệ phí trước bạ vào ngày 1/1/2012) vì với đặc thù của ngành là phải lên kế hoạch sản xuất và đặt hàng trước một thời gian dài. Doanh số giảm sút cũng dẫn tới việc ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm và đời sống của hàng trăm nghìn lao động, thất thu lớn cho ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế.
Trong dài hạn, sản lượng của ngành công nghiệp ôtô sẽ giảm sút và đứng ở mức rất thấp trong vòng 5 năm tới, dẫn tới không đủ quy mô, động lực và thời gian để phát triển ngành công nghiệp ôtô và công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam nhằm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trước khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào WTO và AFTA vào năm 2018. Sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe sẽ bị đình đốn, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, ngành công nghiệp ôtô nói riêng, công nghiệp Việt Nam nói chung và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.
Trong dài hạn, sản lượng của ngành công nghiệp ôtô sẽ giảm sút và đứng ở mức rất thấp trong vòng 5 năm tới, dẫn tới không đủ quy mô, động lực và thời gian để phát triển ngành công nghiệp ôtô và công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam nhằm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trước khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào WTO và AFTA vào năm 2018. Sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe sẽ bị đình đốn, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, ngành công nghiệp ôtô nói riêng, công nghiệp Việt Nam nói chung và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.
Theo dự báo của các thành viên VAMA, nếu áp dụng ngay các biện pháp về phí của Bộ Giao thông Vận tải đang đề xuất thì năm 2012 và năm năm tới, sản lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước chỉ dao động quanh mức 135 – 145 nghìn/xe/năm, tương đương với sản lượng của toàn ngành năm 2011. Như vậy, khó có thể đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra trong Quy hoạch là đến năm 2020, ngành công nghiệp ô tô trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Có thể bạn quan tâm: |
|
Bình An