Hiện nay, khoảng 29 quốc gia trên thế giới cho phép trồng cây biến đổi gen với tổng diện tích cây trồng là 148 triệu ha. Trong đó, các loại cây biến đổi gen chủ yếu là đậu tương (đậu nành), ngô và bông vải. Ngoài sự đảm bảo được lương thực cho lượng dân số khổng lồ không ngừng gia tăng, thì cây trồng biến đổi gen còn góp phần giảm ô nhiễm đất đai và mạch nước ngầm, làm sạch đất ô nhiễm kim loại và giảm thiểu chi phí lao động.
Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn sau đó dư luận bắt đầu dấy lên lo ngại thực phẩm biến đổi gen (GMO) có tác động tiêu cực đến cơ thể con người, có thể gây mất cân bằng sinh thái. Không ít ý kiến cho rằng, việc cấy ghép gen lạ vào thực phẩm sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như gây dị ứng, làm giảm sức đề kháng, thậm chí gây ung thư.
Chúng tôi gửi tới độc giả những phân tích, chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu xoay quanh loại thực phẩm này.
- Thưa GS Nguyễn Lân Dũng, ông có thể giải thích một cách ngắn gọn nhất về sinh vật biến đổi gen và thực phẩm chuyển gen là gì và tại sao cần sản xuất thực phẩm chuyển gen?
GS Nguyễn Lân Dũng: Biến đổi gen đã có từ trước đến nay nhưng phải mất hàng nghìn năm trong thiên nhiên mới có thể xảy ra. Qua công nghệ sinh học, chúng ta có thể thực hiện việc biến đổi gen trong thời gian ngắn. Cây trồng hay thực phẩm được biến đổi gen bằng công nghệ sinh học hiện đại một cách có ích và hợp lý.
Có nhiều lý do để thực hiện việc biến đổi gen. Những nước có dân đông sẽ cần các thực phẩm biến đổi gen để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế qua tác động của công nghệ sinh học. Cây trồng biến đổi gen, giảm thuốc trừ sâu, sẽ làm tăng đa dạng sinh học và bảo đảm môi trường. Qua biến đổi gen có thể phát sinh những chuyện bất ngờ mà thiên nhiên không thể tạo ra như những giống lúa vàng…
- Ông có đánh giá như thế nào về công tác nghiên cứu và đưa thực phẩm biến đổi gen vào sản xuất ở Việt Nam?
GS Nguyễn Lân Dũng: Chúng ta bước vào lĩnh vực này hơi chậm và tôi cảm thấy khá đáng tiếc. Cùng một loại thuốc trừ sâu nhưng các giống lúa khác nhau lại có cách chống chọi khác nhau. Có một giống lúa mới được biến đổi gen ở ĐBSCL mang đặc tính rất tốt như giàu kẽm, giàu sắt, có chất chống oxy hóa, dễ trồng, kháng thuốc trừ sâu… Nếu chúng ta phổ biến được những giống lúa này thì sẽ tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Chúng ta nên chọn lọc gen một cách chủ động để lai tạo ra những thực phẩm và cây trồng tốt.
Ảnh minh họa. |
- Thực phẩm biến đổi gen đương nhiên phải ứng dụng vì quy mô dân số ngày càng cao. Nhưng khi phát triển thực phẩm biến đổi gen - một loại thực phẩm mới, người dân tỏ ra rất lo ngại?
Tôi nghĩ, các nước không dùng thực phẩm biến đổi gen vì họ không hiểu. Họ thích sản phẩm thiên nhiên và cảm thấy yên tâm hơn. Thực phẩm biến đổi gen không có chất độc và cũng chưa gây độc hại nào với người. Trình độ khoa học của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác như Mỹ, Anh… nhưng các thực phẩm biến đổi gen đều được kiểm nghiệm và được cho phép sử dụng.
Tôi nhắc lại, trong nhân dân, có nhiều người thiếu hiểu biết về loại thực phẩm này, và nhiệm vụ của chúng ta là phải giải thích cho họ hiểu biết.
GS. Lê Huy Hàm: Thực tế các nước ở châu Mỹ, dân số khoảng 700 triệu người, sử dụng cây trồng biến đổi gen từ năm 1996 và chưa có ghi nhận nào gây hại từ cây trồng biến đổi gen. Ngày không xa việc mua bán cây trồng biến đổi gen sẽ diễn ra hết sức bình thường.
- Người dân có lo lắng về việc ăn thực phẩm biến đổi gen cũng làm… người bị biến đổi gen? Liệu có chuyện này không?
Có 2 vi sinh vật bị biến đổi gen là vaccine viêm gan B và viêm não, nhưng mọi người lại không thắc mắc và không quan tâm. Cây trồng tự nó biến đổi gen chứ không làm ảnh hưởng và biến đổi theo người. Chúng ta nên thay đổi thuật ngữ cây trồng biến đổi gen bằng cây trồng công nghệ sinh học. Tôi cho đây là thuật ngữ đúng hơn vì nó là tiến bộ, thành tựu lớn của công nghệ sinh học và tránh hiểu nhầm cho người dân.
GS. Lê Huy Hàm: Đây là một câu hỏi hoàn toàn chính xác. Nếu chúng ta có đưa vào một công nghệ không được người dân ủng hộ thì chắc chắn sẽ bị phản đối và công nghệ đó không thể tồn tại được.
Tuy nhiên về phía người tiêu dùng, vẫn có sự e ngại, đặc biệt là từ phía các hội người tiêu dùng. Nguyên nhân của sự e ngại này chủ yếu do sự tuyên truyền của các tổ chức, những nhóm chống cây trồng biến đổi gen với những lý do khác nhau: Tôn giáo, lợi ích nhóm hoặc chưa hiểu biết.
Để khắc phục được tình trạng này, các nhà khoa học giới truyền thông và các nhà hoạch định chính sách cần phải cố gắng làm việc nhiều hơn, cần có chiến lược truyền thông tốt hơn, làm sao chúng ta đưa được thông tin thực sự khoa học và chính xác đến với người dân, những thông tin không chính xác giảm đi sẽ khiến người dân hiểu hơn và ủng hộ cho công nghệ thực phẩm biến đối gen.
Ngoài ra, còn có một loạt các Viện Hàn lâm ở Hoa Kỳ, Anh quốc, Canada, Australia…và các tổ chức khoa học các nước khác ngwòi ta xem xét rất kĩ các sản phẩm thực phẩm biển đổi gen với quy trình kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt.
Sau khi tạo ra cây trồng biến đổi gen, người ta đánh giá trong phòng thí nghiệm và chỉ có những tổ chức được phép nghiên cứu cây trồng biến đổi gen mới được nghiên cứu. Kết quả đánh giá trong phòng thí nghiệm phải được hội đồng an toàn sinh học của cơ quan đó thông qua nếu khẳng định an toàn mới được khảo nghiệm ở bước đầu tiên trong nhà lưới, nhà kính.
Sau bước này sản phẩm lại được đánh giá một lần nữa và cho phép khảo nghiệm ở dạng hẹp. Tất cả các bước này đều được hội đồng sinh học xem xét, lên kế hoạch cho khảo nghiệm và cuối cùng là phân tích các thành phần hóa học của cây trồng biến đổi gen và cây trồng chưa biến đổi gen để so sánh với nhau. Nếu nó khác nhau nhiều thì phải nghiên cứu cho các loại động vật khác ăn để đánh giá trên thực thể sinh vật đã sử dụng thực phẩm đó sau đấy mới được sử dụng.
- Xin cảm ơn GS Nguyễn Lân Dũng, GS Lê Huy Hàm!