Năm 2012 làng nghề thúng chai (thuyền thúng) thôn Phú Mỹ, xã An Dân (Tuy An) liên tục nhận được tin vui khi sản phẩm mẫu được xuất sang Thái Lan, rồi Thụy Sĩ. Sau đó, có cả thương lái đến làng nghề để đặt hàng với số lượng lớn để xuất sang châu Âu (Thụy Sĩ). Thúng đã làm xong đã lâu, không thấy người đặt hàng đến nhận hàng. Cả làng phải chuyển sang làm thuê vì một số vốn lớn đã dồn hết cho lượng hàng tồn đọng lớn.Thương lái đặt hàng xuất khẩu rồi... biệt tăm Cuối năm 2012, người dân thôn Phú Mỹ nhận được đơn đặt hàng thúng chai đầu tiên xuất sang Thụy Sĩ cung cấp cho các điểm du lịch, với số lượng 200 chiếc, đủ các kích cỡ, có giá từ 1 đến hơn 2 triệu đồng/chiếc. Bà con làng nghề ai cũng phấn khởi, xem đây là cơ hội mới để làng nghề phát triển. Nhiều gia đình hồ hởi đầu tư vốn mua nguyên vật liệu, mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, sau hơn nửa năm hợp đồng xuất thúng chai sang Thùy Sĩ được ký kết, đến nay, lô hàng đầu tiên vẫn đang phủ bạt và phơi mưa nắng tại các gia đình ở thôn Phú Mỹ. Người đặt hàng thúng chai xuất sang Thụy Sĩ là bà Nguyễn Kim Thoa ở huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh). Một ngày vào tháng 8/2012, bà Thoa đến làng nghề tìm hiểu và đặt hàng 200 chiếc thúng chai để xuất sang Thụy Sĩ. Để “bảo đảm” bà Thoa ký hợp đồng với các hộ làng nghề và ứng tiền đặt cọc 25% giá trị hợp đồng.
Sau hơn nửa năm hợp đồng xuất thúng chai sang Thùy Sĩ được ký kết, đến nay, lô hàng đầu tiên vẫn đang phủ bạt và phơi mưa nắng tại các gia đình ở thôn Phú Mỹ. |
Có được tiền đặt cọc cũng như sự bảo đảm thông qua hợp đồng, người dân làng nghề yên tâm, tập trung sản xuất, đẩy nhanh tiến độ hi vọng thanh lý hợp đồng sớm, thu được tiền để ăn tết. Chỉ khoảng 2 tháng sau những hộ được đặt hàng đã hoàn tất đủ số thúng chai đúng theo quy cách của đối tác. Thế nhưng, từ đó đến nay, những chiếc thúng xếp thành hàng bên vệ đường “trơ gan cùng tuế nguyệt” vẫn chưa thấy người đến nhận. Bà Trương Thị Mỹ Kiều, một “nạn nhân” trong giấc mộng thúng chai, than thở: “Tôi cứ tưởng gặp mối
Thương lái lùng sục thu mua thân cây sắn ở Phú Yên
Mánh khóe “độn” cá quả ta với cá TQ của thương lái
Người dân Yên Bái lại ùn ùn đào rễ cây thuốc bán cho thương lái TQ
“sộp” nên dù khó khăn vẫn đầu tư tiền mua tre, mua vật liệu, dồn công làm thúng. Vậy mà… giờ đây thúng làm xong chất đống thi gan cùng mưa nắng". Thông thường, thúng chai sau khi thành phẩm phải đưa vào sử dụng ở môi trường nước biển thì tuổi thọ có thể kéo dài 5 năm. Còn nếu để chất đống không bảo quản thì dễ bị hư hỏng do mối mọt ăn. “Nếu trước mùa mưa năm nay, số thúng chai này không được xuất bán, nếu xảy ra mưa lũ lớn sẽ bị nước cuốn trôi” - bà Kiều lo lắng. Bà Đoàn Thị Mỹ Hạnh ở cùng thôn Phú Mỹ buồn rầu nói: “Bao nhiêu hy vọng về giấc mộng thúng chai coi như vụt tắt. Bây giờ cả làng nghề suốt ngày chỉ trông ngóng vào đống thúng đang nằm đắp mền mà nẫu cả ruột”. Làng nghề điêu đứng Bà Hạnh cho biết thêm, vừa rồi bà cũng nhận được điện thoại của một người ở TP Hồ Chí Minh hỏi đặt hàng. Họ yêu cầu chúng tôi cung cấp tất cả các số liệu của thúng chai như số nan đan thúng, chiều rộng của thúng, mẫu dầu trét thúng… và còn yêu cầu gửi cho họ 2 chiếc thúng mẫu để kiểm tra… Chúng tôi đã đáp ứng tất cả yêu cầu, nhưng sau khi họ đặt cọc 2 triệu đồng đến nay vẫn chưa thấy trả lời. Giữa những ngày hè nắng cháy, ven đường ở làng nghề thúng chai Phú Mỹ là hình ảnh nhiều chồng thúng được úp lên nhau, phủ bạt nằm phơi nắng. Ông Bảy Đan, người nhiều năm làm nghề thúng chai cho hay: “Thúng chai đắt hay ế tùy thuộc vào sự thịnh vượng của nghề biển. Thời gian gần đây, biển đói, nhiều tàu thuyền nằm bờ nên thúng chai cũng “đắp mền” theo. Thông thường mỗi năm, khi vào mùa biển, mỗi tàu mua thêm từ 4 đến 7 thúng chai để phục vụ cho việc câu mực. Thúng chai bán chạy nhất là ở các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung”. Bán tại chỗ không trôi, có thêm mối mới làm người dân khấp khởi. Vậy nhưng đã hơn nữa năm nay không thấy mối lái, đặt hàng đến nhận hàng. Trong thôn có khoảng 45 hộ làm nghề đan thúng chai, với khoảng 100 lao động, từ đầu năm đến nay, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn, phải đi nơi khác làm thuê để kiếm sống. Nhà ông Mai Văn Tạo có 6 lao động, mỗi ngày có thể làm ra 3 chiếc thúng, thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Trước tình hình này, các con ông Tạo phải chuyển sang đi mua cây keo lá tràm để bán kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình. Không ít lao động phải bỏ nghề đi làm thuê, làm mướn kiếm tiền. Ông Nguyễn Ngọc Lý, Phó chủ tịch UBND xã An Dân thừa nhận: “Chính quyền cũng chưa biết giải bài toán này thế nào”. Theo ông Lý, vào thời điểm thúng chai của địa phương được xuất bán sang Thái Lan, nhiều người dân ở thôn Phú Mỹ, Bình Chính, An Thổ đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Bây giờ thị trường gặp khó không ít hộ phải chuyển nghề khác kiếm sống. Để nghề đan thúng chai của xã phát triển bền vững, người dân làng nghề đặt hết tâm huyết với nghề “nhất nghệ tinh” rất cần được các ngành chức năng quan tâm hỗ trợ, nhất là vấn đề xây dựng thương hiệu và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Thiên Thanh