Ấn Độ có thể điều tàu ngầm hạt nhân đến Biển Đông trả đũa Trung Quốc

17/01/2015 08:51
Đông Bình
(GDVN) - Ấn Độ sớm đã âm thầm phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa K-4, K-5 lắp cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược; có thể điều tàu ngầm đến Biển Đông răn đe, trả đũa TQ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant Ấn Độ chạy thử trên biển
Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant Ấn Độ chạy thử trên biển

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 1 đăng bài viết "Chuyên gia: Tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ có thể đến Biển Đông, có thể trả đũa hạt nhân đối với Trung Quốc" của tác giả Lý Kiệt. Sau đây là nội dung bài viết:

Cách đây không lâu, tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS Arihant Hải quân Ấn Độ vừa kết thúc thử nghiệm ở cảng thời gian 18 tháng, tàu này đã đầy tự tin chạy ra khỏi bến tàu Visakhapatnam, đã bắt đầu một đợt kiểm tra ở ngoài biển mới. Trong năm 2015, chiếc thứ hai lớp này cũng sẽ hạ thủy.

Đối với vấn đề này, truyền thông Ấn Độ đặc biệt hoan nghênh nhiệt liệt: Ấn Độ cuối cùng đã sở hữu danh hiệu "quốc gia thứ 6 thế giới có thể độc lập chế tạo tàu ngầm hạt nhân", Ấn Độ hoàn toàn có khả năng chế tạo 5 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong 7 năm tới.

Trong thời điểm này, Ấn Độ lại mạnh mẽ tuyên bố mình sở hữu tàu ngầm hạt nhân chiến lược như vậy vừa thể hiện rõ mong muốn cấp bách tiết lộ "nhiều thông điệp hơn" với bên ngoài, vừa ẩn giấu rất nhiều ý đồ chiến lược không muốn thể hiện.

Theo bài báo, ngay từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ấn Độ đã trở thành quốc gia đầu tiên của khu vực châu Á sở hữu tàu sân bay, cảm giác thỏa mãn sinh ra từ tàu sân bay và vai trò của nó trong chiến tranh trên biển Ấn Độ-Pakistan thực sự giúp cho Hải quân Ấn Độ đắc ý một thời.

Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant Ấn Độ chạy thử trên biển
Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant Ấn Độ chạy thử trên biển

Nhưng, sau đó vô số sự thực làm cho Ấn Độ hiểu rõ: Hải quân chỉ có tàu sân bay mà không có tàu ngầm hạt nhân thì chỉ có thể gọi là một con "vịt què", khó mà đứng vào hàng ngũ hải quân nước lớn thế giới, càng chưa nói đến bước vào hàng ngũ cường quốc hải quân thế giới.

Vì vậy, Hải quân Ấn Độ quyết định nhanh chóng khắc phục điểm yếu này, lập tức đã 2 lần thuê tàu ngầm hạt nhân của Nga, đặc biệt là 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Akula thuê với số tiền khổng lồ (mỗi chiếc chi phí thuê khoảng 970 triệu USD/10 năm) trong 2 năm gần đây, điều này không chỉ đã giải quyết "thể diện" sở hữu tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Ấn Độ, mà còn đóng vai trò không thể thiếu đối với việc đào tạo binh sĩ tàu ngầm hạt nhân, học hỏi công nghệ tàu ngầm hạt nhân tiên tiến thế giới.

Nhưng, một điểm quan trọng hơn là, tàu ngầm hạt nhân lớp Akula rốt cuộc chỉ là tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công. Với ý nghĩa nhất định, Hải quân Ấn Độ không có tàu ngầm hạt nhân chiến lược vẫn không thể thực sự thoát khỏi tình hình khó khăn "chân què".

Vì vậy, nhiều năm qua, Ấn Độ không tiếc mọi giá phải trả, vừa muốn tự chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Arihant, vừa muốn nhanh chóng tự lực cánh sinh nắm lấy chìa khóa then chốt của "lực lượng chiến lược dưới nước".

Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant Ấn Độ chạy thử trên biển
Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant Ấn Độ chạy thử trên biển

Bài viết bình luận cho rằng, về ý đồ chiến lược, từ trước tới nay, Ấn Độ luôn ưa thích gọi Ấn Độ Dương là "hồ Ấn Độ" và coi là "sân sau" của mình; đồng thời nhiều năm liên tiếp tăng chi tiêu quân sự, tăng cường quân bị sẵn sàng chiến đấu, đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải, không quân.

Pakistan tự biết không thể đối kháng toàn diện với hải, không quân Ấn Độ, cho nên "tự mở ra một con đường", chuyển sang phát triển tàu ngầm; mặc dù hiện nay số lượng tàu ngầm của Pakistan không nhiều, nhưng tính năng còn coi là tiên tiến, và từng có chiến tích bắn chìm tàu hộ vệ kiểu cũ của Ấn Độ. Vì vậy, áp đảo tàu ngầm của Hải quân Pakistan, có một ngày có thể rửa nhục đã trở thành nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Hải quân Ấn Độ.

Ngoài ra, đừng nhìn vào tàu ngầm hạt nhân Arihant Ấn Độ hiện tại chỉ lắp 12 quả tên lửa đạn đạo K-15, cự ly bắn cũng chỉ có 700 km, khoảng cách với các chỉ tiêu của tàu ngầm hạt nhân chiến lược nước lớn tương đối xa. Nhưng thực ra Ấn Độ sớm đã âm thầm gia tăng nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo K-4 có tầm bắn xa hơn (đạt 3.500 km); bước tiếp theo, sẽ còn trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa K-5 có tầm bắn xa hơn.

Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant Ấn Độ chạy thử trên biển
Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant Ấn Độ chạy thử trên biển

Một khi đã có tàu ngầm hạt nhân kiểu mới và tên lửa đạn đạo tầm xa, Hải quân Ấn Độ tuyệt đối sẽ không "ngoan ngoãn" chờ đợi ở Ấn Độ Dương mà "dương dương tự đắc". Theo bài viết, Quân đội Ấn Độ đã chỉ ra hướng sử dụng nó trong tương lai:

Một là, vươn ra Thái Bình Dương thể hiện hình tượng nước lớn hoặc tiến hành răn đe chiến lược. Hai là, không loại trừ tàu ngầm Arihant sẽ được điều đến vùng biển phụ cận Biển Đông, muốn tiến hành răn đe chiến lược đối với Trung Quốc từ một phương hướng địa-chiến lược khác, trong tình hình cần thiết thì tiến hành trả đũa hạt nhân chiến lược hoặc tấn công hạt nhân lần thứ hai. Đương nhiên, loại triển khai sau rất nguy hiểm, rất dễ gây ra phán đoán nhầm chiến lược, thậm chí có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đông Bình