Ảnh màu về Cổ Loa, Bát Tràng và làng Đông Hồ những năm 1990

25/06/2012 14:45
Vũ Vũ (Nguồn ảnh. Hpgrumpe)
(GDVN) - Một vòng về Cổ Loa, qua làng gốm Bát Tràng rồi vòng về làng tranh Đông Hồ qua những bức ảnh được chụp từ những năm 1990 qua góc ảnh của người nước ngoài.
Cảnh quan quanh làng gốm Bát Tràng. Ảnh chụp năm 1991.
Cảnh quan quanh làng gốm Bát Tràng. Ảnh chụp năm 1991.
Làng Bát Tràng trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nghề gốm xuất hiện ở Bát Tràng vào thế kỷ thứ XV. Thợ thủ công ở đây đã sản xuất hầu hết các loại gốm quý và độc đáo của Việt Nam: gốm men ngọc, gốm men rạn, gốm hoa lam. Ảnh chụp năm 1991.
Làng Bát Tràng trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nghề gốm xuất hiện ở Bát Tràng vào thế kỷ thứ XV. Thợ thủ công ở đây đã sản xuất hầu hết các loại gốm quý và độc đáo của Việt Nam: gốm men ngọc, gốm men rạn, gốm hoa lam. Ảnh chụp năm 1991.
Các nghệ nhân vẽ hoa văn lên sản phẩm gốm Bát Tràng. Ảnh chụp năm 1991.
Các nghệ nhân vẽ hoa văn lên sản phẩm gốm Bát Tràng. Ảnh chụp năm 1991.
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng trong cả nước, đồng thời còn được xuất khẩu đi khắp thế giới. Các bộ sưu tập gốm sứ cho thấy chúng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật. Ảnh chụp năm 1991.
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng trong cả nước, đồng thời còn được xuất khẩu đi khắp thế giới. Các bộ sưu tập gốm sứ cho thấy chúng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật. Ảnh chụp năm 1991.

Theo sử biên niên có thể coi thế kỷ XIV-XV là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng. Nhưng theo những tư liệu thu thập được ở tại Bát Tràng thì làng gốm có thể ra đời sớm hơn. Theo những tư liệu dân gian, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127, khoảng đầu TK XII.
Theo sử biên niên có thể coi thế kỷ XIV-XV là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng. Nhưng theo những tư liệu thu thập được ở tại Bát Tràng thì làng gốm có thể ra đời sớm hơn. Theo những tư liệu dân gian, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127, khoảng đầu TK XII. 
Từ năm 1010 sự ra đời và phát triển của kinh đô Thăng Long - Hà Nội đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có Bát Tràng. Gần kinh thành lại nằm bên bờ Nhị Hà (sông Hồng), Bát Tràng có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi để phát triển về công thương nghiệp. Đặc biệt vùng này có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm.
Từ năm 1010 sự ra đời và phát triển của kinh đô Thăng Long - Hà Nội đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có Bát Tràng. Gần kinh thành lại nằm bên bờ Nhị Hà (sông Hồng), Bát Tràng có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi để phát triển về công thương nghiệp. Đặc biệt vùng này có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm.
Cuối thời Trần TK XIV và sang đời Lê TK XV, Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh, Trung Quốc.
Cuối thời Trần TK XIV và sang đời Lê TK XV, Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh, Trung Quốc.
Năm 1958 khi đào kênh Bắc Hưng Hải cắt qua phía nam làng Bát Tràng người ta đã tìm thấy dấu vết của làng Bát Tràng xưa nằm sâu dưới lòng đất đến 12-13m. Đó là những di tích nhà ở, sân gạch, và nhiều phế vật bằng gốm. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng xưa đang bị chôn vùi trong lòng đất.
Năm 1958 khi đào kênh Bắc Hưng Hải cắt qua phía nam làng Bát Tràng người ta đã tìm thấy dấu vết của làng Bát Tràng xưa nằm sâu dưới lòng đất đến 12-13m. Đó là những di tích nhà ở, sân gạch, và nhiều phế vật bằng gốm. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng xưa đang bị chôn vùi trong lòng đất.
Thế kỷ XV dưới triều Lê (1428-1527) và thế kỷ XVI dưới triều Mạc (1527-1592), gốm Bát Tràng phát đạt, sản phẩm gốm phong phú và được lưu thông rộng rãi.
Thế kỷ XV dưới triều Lê (1428-1527) và thế kỷ XVI dưới triều Mạc (1527-1592), gốm Bát Tràng phát đạt, sản phẩm gốm phong phú và được lưu thông rộng rãi.
Vào thế kỷ XVI-XVII, gốm Bát Tràng phát triển trong một bối cảnh kinh tế mới của đất nước và khu vực. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành.
Vào thế kỷ XVI-XVII, gốm Bát Tràng phát triển trong một bối cảnh kinh tế mới của đất nước và khu vực. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành.
Năm 1371 gốm Việt Nam mở rộng thị trường ở khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian từ 1604-1634, gốm Việt Nam được nhập cảng vào Nhật, mở đầu cho thời kỳ xuất khẩu đồ gốm sang nước ngoài phát triển mạnh mẽ.
Năm 1371 gốm Việt Nam mở rộng thị trường ở khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian từ 1604-1634, gốm Việt Nam được nhập cảng vào Nhật, mở đầu cho thời kỳ xuất khẩu đồ gốm sang nước ngoài phát triển mạnh mẽ.
Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á.
Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á.
Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có được thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây dựng rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội thời bấy giờ.
Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có được thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây dựng rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội thời bấy giờ.
Thế kỷ XVIII-XIX, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.
Thế kỷ XVIII-XIX, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.
Đền Cổ Loa từng là kinh đô thứ hai của nước Việt Nam, sau Văn Lang. Ảnh chụp năm 1991.
Đền Cổ Loa từng là kinh đô thứ hai của nước Việt Nam, sau Văn Lang. Ảnh chụp năm 1991.
Bấy giờ đắp thành Việt Thường, rộng hơn nghìn trượng, hình trôn ốc, nên gọi là Loa Thành (người Đường gọi tên là thành Côn Lôn, vì thành rất cao). Loa Thành còn một tên nữa là Tư Long. Thành này cứ đắp xong lại sụt. Vua lấy làm lo mới trai giới để khấn trời đất và thần kỳ núi sông nhờ Hưng Công đắp lại...” (Đại Việt Sử Ký toàn thư). Ảnh chụp năm 1991.
Bấy giờ đắp thành Việt Thường, rộng hơn nghìn trượng, hình trôn ốc, nên gọi là Loa Thành (người Đường gọi tên là thành Côn Lôn, vì thành rất cao). Loa Thành còn một tên nữa là Tư Long. Thành này cứ đắp xong lại sụt. Vua lấy làm lo mới trai giới để khấn trời đất và thần kỳ núi sông nhờ Hưng Công đắp lại...” (Đại Việt Sử Ký toàn thư). Ảnh chụp năm 1991.
Trẻ em sống cạnh Đền Cổ Loa.
Trẻ em sống cạnh Đền Cổ Loa.
Đình Cổ Loa được gọi với tên “Ngự triều di quy”, một ngôi đình khá đẹp bằng gỗ lim, được lưu truyền rằng, đây là nơi An Dương Vương ngồi coi chầu...
Đình Cổ Loa được gọi với tên “Ngự triều di quy”, một ngôi đình khá đẹp bằng gỗ lim, được lưu truyền rằng, đây là nơi An Dương Vương ngồi coi chầu... 
Một cổng phụ dẫn vào Đền Cổ Loa.
Một cổng phụ dẫn vào Đền Cổ Loa.
Một ông già sống cạnh Đền Cổ Loa. Ảnh chụp năm 1991.
Một ông già sống cạnh Đền Cổ Loa. Ảnh chụp năm 1991.
Người dân bên cạnh Đền Cổ Loa.
Người dân  bên cạnh Đền Cổ Loa.
Trẻ em sống cạnh Đền Cổ Loa.
Trẻ em sống cạnh Đền Cổ Loa.
Trẻ em sống cạnh Đền Cổ Loa.
Trẻ em sống cạnh Đền Cổ Loa.
Hai người phụ nữ tát nước từ mương vào ruộng lúa tại Đông Hồ, 1991.
Hai người phụ nữ tát nước từ mương vào ruộng lúa tại Đông Hồ, 1991.
Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Khung cảnh tại làng Đông Hồ. Ảnh chụp năm 1991.
Khung cảnh tại làng Đông Hồ. Ảnh chụp năm 1991.
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đang dùng chổi lá thông để tạo nên những bức tranh Đông Hồ đầy màu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đang dùng chổi lá thông để tạo nên những bức tranh Đông Hồ đầy màu sắc.
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó.
Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó.
Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. 
Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.
Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.
Vũ Vũ (Nguồn ảnh. Hpgrumpe)