Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật 0917.84.9911

Ảnh: Những cách chữa bệnh kỳ dị ở Việt Nam khiến Tây khóc thét

18/08/2012 11:44
T.L tổng hợp từ VTC.vn, ANTĐ
(GDVN) - Dùng ống nứa hút đạn, chữa bệnh người điên bằng bùa chú, thậm chí chữa rắn độc cắn bằng trầu cau...đó là những phương pháp chữa bệnh kỳ bí có lẽ chỉ có ở những thầy Lang, thầy Mo ở vùng rừng núi Tây Bắc nước ta.
Xứ Mường Hòa Bình vẫn tồn tại phổ biến cách chữa bệnh bằng tâm linh của các thầy mo vô cùng kỳ lạ đến khó tin. Chúng tôi xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, việc lý giải đúng sai xin dành cho các nhà khoa học.

Xứ Mường Hòa Bình vẫn tồn tại phổ biến cách chữa bệnh bằng tâm linh của các thầy mo vô cùng kỳ lạ đến khó tin. Chúng tôi xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, việc lý giải đúng sai xin dành cho các nhà khoa học.

Thầy cúng Bàn Văn Phiêm, 107 tuổi là một thầy Mo người Hòa Bình, xưa nay nổi tiếng với thuật chữa bệnh hết sức huyền bí. Đại lão thầy cúng ở xóm Lài, xóm người Dao, với 15 hộ nằm chót vót nơi đỉnh núi, thông với thế giới bên ngoài bằng con đường độc đạo rộng chừng gang tay đầy vách cao, vực thẳm. Nhà ông Phiêm nghèo như bao nhà khác, vách gỗ, mái bờ lô, gà vịt có một hai chục con, lợn có hai con, đủ dùng khi giỗ chạp, đãi đằng khách khứa. Tôi bắt gặp bà Lý Thị Lún 60 tuổi cùng đứa cháu gái 7 tuổi đi bộ luồn rừng, vượt núi từ Xuân Đài (Tân Sơn, Phú Thọ) sang hút bệnh đau lưng, nhức đầu. Bà bảo, ông Phiêm hút ra được một hòn đen nhánh như than. 17 tuổi, ông Phiêm lấy vợ, sinh 12 người con. Gia đình ông hiện có 5 thế hệ gồm ông, con, cháu, chắt, chút. Năm 1978 vợ đầu mất, ông tục huyền với một phụ nữ khác. Bà hai mới mất hồi tháng 5 năm 2012, thọ 95 tuổi.

Thầy cúng Bàn Văn Phiêm, 107 tuổi là một thầy Mo người Hòa Bình, xưa nay nổi tiếng với thuật chữa bệnh hết sức huyền bí. Đại lão thầy cúng ở xóm Lài, xóm người Dao, với 15 hộ nằm chót vót nơi đỉnh núi, thông với thế giới bên ngoài bằng con đường độc đạo rộng chừng gang tay đầy vách cao, vực thẳm. Nhà ông Phiêm nghèo như bao nhà khác, vách gỗ, mái bờ lô, gà vịt có một hai chục con, lợn có hai con, đủ dùng khi giỗ chạp, đãi đằng khách khứa. Tôi bắt gặp bà Lý Thị Lún 60 tuổi cùng đứa cháu gái 7 tuổi đi bộ luồn rừng, vượt núi từ Xuân Đài (Tân Sơn, Phú Thọ) sang hút bệnh đau lưng, nhức đầu. Bà bảo, ông Phiêm hút ra được một hòn đen nhánh như than. 17 tuổi, ông Phiêm lấy vợ, sinh 12 người con. Gia đình ông hiện có 5 thế hệ gồm ông, con, cháu, chắt, chút. Năm 1978 vợ đầu mất, ông tục huyền với một phụ nữ khác. Bà hai mới mất hồi tháng 5 năm 2012, thọ 95 tuổi.

Đến nhà thầy, Tôi phải tự tay mổ, luộc gà, xếp đũa bát, bỏ thêm chai rượu làm mâm đồ cúng. Ông lấy hương đốt huơ quanh người tôi rồi vén áo lên, lấy ống hút dí vào sườn trái. Trước khi hút bệnh, ông uống một chén nước cho mồm miệng sạch, lau ống hút, lấy cả lông gà không cho bất kỳ một dị vật nào ở trong. Lúc hút tôi có cảm giác như bị ai véo vào da thịt, giật một cái, sau đó nhẹ nhõm, mát người lắm! Ông hút ra được một viên đá bằng hạt đỗ, màu trắng, bỏ vào cái bát rồi nhổ một bãi nước bọt. Hòn đá ấy lại được bỏ vào bếp than đang rực lửa. Kỳ lạ là đã ba năm nay tôi không bị đau lưng và đau đại tràng nữa”. Ông Bùi Ngọc Thích, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Đồng Nghê (Đà Bắc, Hòa Bình), vốn bị thoái hóa 1 đốt sống lưng, đau đại tràng mãn tính kể lại.

Đến nhà thầy, Tôi phải tự tay mổ, luộc gà, xếp đũa bát, bỏ thêm chai rượu làm mâm đồ cúng. Ông lấy hương đốt huơ quanh người tôi rồi vén áo lên, lấy ống hút dí vào sườn trái. Trước khi hút bệnh, ông uống một chén nước cho mồm miệng sạch, lau ống hút, lấy cả lông gà không cho bất kỳ một dị vật nào ở trong. Lúc hút tôi có cảm giác như bị ai véo vào da thịt, giật một cái, sau đó nhẹ nhõm, mát người lắm! Ông hút ra được một viên đá bằng hạt đỗ, màu trắng, bỏ vào cái bát rồi nhổ một bãi nước bọt. Hòn đá ấy lại được bỏ vào bếp than đang rực lửa. Kỳ lạ là đã ba năm nay tôi không bị đau lưng và đau đại tràng nữa”. Ông Bùi Ngọc Thích, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Đồng Nghê (Đà Bắc, Hòa Bình), vốn bị thoái hóa 1 đốt sống lưng, đau đại tràng mãn tính kể lại.

Đặng Văn Lèng, sinh năm 1972 (Hòa Bình) mới đây bỗng dưng bị điên. Đó là vào ngày 5/4 âm năm 2012, sau một buổi đi làm cỏ về, Lèng bị đau bụng, sốt. Người nhà cho uống thuốc nam, Lèng đỡ, ngủ đến 2 h sáng hôm sau lại bị đau bụng dữ dội đến nỗi phải tiêm thuốc giảm đau. 2h sáng hôm nữa, nửa đêm Lèng bật giật gọi vợ: “Ối giời ơi, sao lại có gió to thế? Mở cửa ra cho tôi lên nhà thằng em rể ngủ”. Lèng cứ liên tục lảm nhảm như thế, người em trai Đặng Văn Phương phải chở đến Trạm y tế Mường Chiềng. Ở trạm, biểu hiện điên của Lèng càng nặng hơn, anh luôn miệng la hét có người giết, người chém mình khiến nhiều bệnh nhân khác phải bỏ chạy vì sợ vạ lây. Hết kêu, mặt Lèng đỏ lên, chân tay tê, co cứng toàn thân, bác sĩ của trạm cũng bó tay trước tình trạng nguy kịch. Người em đành chở thẳng anh trai đến nhà ông Phiêm cùng với ba con gà làm thủ tục cúng. Ông thầy dí ống vào đầu Lèng, hút bệnh xong, cả người ốm lẫn người khỏe đều ăn cơm, uống rượu cùng nhau. Kể từ đó, cơn điên của Lèng không còn nữa. Người trong ảnh là Đặng Văn Lèng.

Đặng Văn Lèng, sinh năm 1972 (Hòa Bình) mới đây bỗng dưng bị điên. Đó là vào ngày 5/4 âm năm 2012, sau một buổi đi làm cỏ về, Lèng bị đau bụng, sốt. Người nhà cho uống thuốc nam, Lèng đỡ, ngủ đến 2 h sáng hôm sau lại bị đau bụng dữ dội đến nỗi phải tiêm thuốc giảm đau. 2h sáng hôm nữa, nửa đêm Lèng bật giật gọi vợ: “Ối giời ơi, sao lại có gió to thế? Mở cửa ra cho tôi lên nhà thằng em rể ngủ”. Lèng cứ liên tục lảm nhảm như thế, người em trai Đặng Văn Phương phải chở đến Trạm y tế Mường Chiềng. Ở trạm, biểu hiện điên của Lèng càng nặng hơn, anh luôn miệng la hét có người giết, người chém mình khiến nhiều bệnh nhân khác phải bỏ chạy vì sợ vạ lây. Hết kêu, mặt Lèng đỏ lên, chân tay tê, co cứng toàn thân, bác sĩ của trạm cũng bó tay trước tình trạng nguy kịch. Người em đành chở thẳng anh trai đến nhà ông Phiêm cùng với ba con gà làm thủ tục cúng. Ông thầy dí ống vào đầu Lèng, hút bệnh xong, cả người ốm lẫn người khỏe đều ăn cơm, uống rượu cùng nhau. Kể từ đó, cơn điên của Lèng không còn nữa.
Người trong ảnh là Đặng Văn Lèng.

Trước ông Phiêm có tới hai ống hút nhưng cái ống dài không hút ra bệnh. Ông bảo cả hai cái đều được người nhà trời gửi xuống (có người dân địa phương nói do máy bay địch xưa bị bắn rơi nên ông Phiêm ra lấy một đoạn ống về làm ống hút -PV). Cái ống hút ra đủ thứ. Thứ như hòn than. Thứ như mẩu đá. Đặc biệt có lần ra cả con trùng đầu đỏ đang ngo ngoe hay con cua nhỏ còn ngọ nguậy càng cẳng. Bệnh hủi hút sẽ nhổ ra côn trùng, bệnh sưng phù toàn thân hút sẽ nhổ ra cua.

Trước ông Phiêm có tới hai ống hút nhưng cái ống dài không hút ra bệnh. Ông bảo cả hai cái đều được người nhà trời gửi xuống (có người dân địa phương nói do máy bay địch xưa bị bắn rơi nên ông Phiêm ra lấy một đoạn ống về làm ống hút -PV). Cái ống hút ra đủ thứ. Thứ như hòn than. Thứ như mẩu đá. Đặc biệt có lần ra cả con trùng đầu đỏ đang ngo ngoe hay con cua nhỏ còn ngọ nguậy càng cẳng. Bệnh hủi hút sẽ nhổ ra côn trùng, bệnh sưng phù toàn thân hút sẽ nhổ ra cua.

Ở Sơn La, ít người không biết tới thầy Mo Vi Văn Cán, người được coi là truyền nhân của Ma Hút Lường Văn Hối Sông Mã, Sơn La với biệt tài hút đạn bằng ống tre. Đến bản Pá Công, cũng là lúc anh chàng người Thái rơi vào trạng thái mê man bất tỉnh, không biết gì nữa, hơi thở cực kỳ yếu ớt. Ông thầy lang vội bày ra mâm cúng nhỏ bao gồm một bát hương, bát gạo sống, hai quả trứng gà, bát nước màu đen có cắm một nhành cây, và ba chén rượu. Ông lang ngay tức khắc thắp một nén hương, rì rầm khấn vái bằng những ngôn ngữ rất khó hiểu.

Ở Sơn La, ít người không biết tới thầy Mo Vi Văn Cán, người được coi là truyền nhân của Ma Hút Lường Văn Hối Sông Mã, Sơn La với biệt tài hút đạn bằng ống tre. Đến bản Pá Công, cũng là lúc anh chàng người Thái rơi vào trạng thái mê man bất tỉnh, không biết gì nữa, hơi thở cực kỳ yếu ớt. Ông thầy lang vội bày ra mâm cúng nhỏ bao gồm một bát hương, bát gạo sống, hai quả trứng gà, bát nước màu đen có cắm một nhành cây, và ba chén rượu. Ông lang ngay tức khắc thắp một nén hương, rì rầm khấn vái bằng những ngôn ngữ rất khó hiểu.

Lát sau, ông thắp một ngọn nến đỏ rực, và cho nguyên ngọn nến vào miệng. Sau đó, ông quay lại phả toàn bộ hơi nóng vào mặt anh chàng người dân tộc Thái. Sau đó, ông đưa ngọn nến đang cháy huơ huơ quanh người nạn nhân mấy vòng. Như đã phát hiện ra các vết thương, ông bắt đầu quá trình hút các mảnh đạn súng kíp. Dụng cụ hút đạn là một ống tre cũ kĩ, màu đen, dài khoảng 30cm. Ông lang dùng lưỡi liếm vào một đầu ống tre, đầu kia dính chặt vào vết thương của bệnh nhân. Một lúc sau, ông rút ống ra, rì rầm niệm thần chú và nhúng nó vào mấy chén rượu đã để sẵn dưới mâm. Chén rượu bỗng chốc đen kịt và điều kì lạ xảy ra, nguyên một mảnh đạn trôi từ trong ống tre rơi xuống.

Lát sau, ông thắp một ngọn nến đỏ rực, và cho nguyên ngọn nến vào miệng. Sau đó, ông quay lại phả toàn bộ hơi nóng vào mặt anh chàng người dân tộc Thái. Sau đó, ông đưa ngọn nến đang cháy huơ huơ quanh người nạn nhân mấy vòng. Như đã phát hiện ra các vết thương, ông bắt đầu quá trình hút các mảnh đạn súng kíp. Dụng cụ hút đạn là một ống tre cũ kĩ, màu đen, dài khoảng 30cm. Ông lang dùng lưỡi liếm vào một đầu ống tre, đầu kia dính chặt vào vết thương của bệnh nhân. Một lúc sau, ông rút ống ra, rì rầm niệm thần chú và nhúng nó vào mấy chén rượu đã để sẵn dưới mâm. Chén rượu bỗng chốc đen kịt và điều kì lạ xảy ra, nguyên một mảnh đạn trôi từ trong ống tre rơi xuống.

Tổng cộng hơn ba mươi lần dùng ống hút làm như vậy, ông lang đã rút ra được hơn 30 mảnh đạn súng kíp găm khắp người anh thanh niên dân tộc Thái. Không hề thấy có một vết máu nào xuất hiện, sắc mặt anh thanh niên đã bớt tím tái hơn. Tiếp đó, ông bảo người nhà đi xuống bếp lấy con dao phay đang nung đỏ rực trong bếp lò. Cầm con dao đang cháy, ông thản nhiên lè lưỡi liếm vào sống dao và quay lại thổi phù vào mặt bệnh nhân. Anh bạn đồng nghiệp ngạc nhiên đến há hốc cả miệng khi mỗi lần ông lang liếm dao.

Tổng cộng hơn ba mươi lần dùng ống hút làm như vậy, ông lang đã rút ra được hơn 30 mảnh đạn súng kíp găm khắp người anh thanh niên dân tộc Thái. Không hề thấy có một vết máu nào xuất hiện, sắc mặt anh thanh niên đã bớt tím tái hơn. Tiếp đó, ông bảo người nhà đi xuống bếp lấy con dao phay đang nung đỏ rực trong bếp lò. Cầm con dao đang cháy, ông thản nhiên lè lưỡi liếm vào sống dao và quay lại thổi phù vào mặt bệnh nhân. Anh bạn đồng nghiệp ngạc nhiên đến há hốc cả miệng khi mỗi lần ông lang liếm dao.

Tiếng cháy xèo xèo trong khi khuôn mặt ông vẫn bình thản, như không có chuyện gì xảy ra. Sau mấy lần liếm và thổi, sắc mặt bệnh nhân đã dần dần trở lại bình thường, hơi thở không còn yếu ớt như trước nữa. Ông quay lại bảo với người nhà rằng đã hút hết tất cả các đầu đạn găm trong người. Cho về nhà nghỉ ngơi an dưỡng, trong vòng một tuần đến hai tuần, bệnh nhân sẽ hoàn toàn bình phục. Người bị rắn độc cắn, dù nặng đến đâu, nhưng ông chỉ cần dùng ống nứa, ba quả cau, ba lá trầu tươi là người đó khỏi bệnh. Cách chữa trị kỳ lạ của ông rất ly kỳ nhưng theo nhiều người địa phương, lại hiệu quả.
Tiếng cháy xèo xèo trong khi khuôn mặt ông vẫn bình thản, như không có chuyện gì xảy ra. Sau mấy lần liếm và thổi, sắc mặt bệnh nhân đã dần dần trở lại bình thường, hơi thở không còn yếu ớt như trước nữa. Ông quay lại bảo với người nhà rằng đã hút hết tất cả các đầu đạn găm trong người. Cho về nhà nghỉ ngơi an dưỡng, trong vòng một tuần đến hai tuần, bệnh nhân sẽ hoàn toàn bình phục. Người bị rắn độc cắn, dù nặng đến đâu, nhưng ông chỉ cần dùng ống nứa, ba quả cau, ba lá trầu tươi là người đó khỏi bệnh. Cách chữa trị kỳ lạ của ông rất ly kỳ nhưng theo nhiều người địa phương, lại hiệu quả.
Ông Bùi Hồng Thái (73 tuổi), trú tại Châu Sơn, Thạch Bình, Thạch Thành, Thanh Hóa là “dị nhân” nổi tiếng với biệt tài chữa rắn độc cắn. Ông Bùi Hồng Thái vốn là một nhà giáo về hưu, trước đây ông học ngành sư phạm chứ không phải là ngành y. Sau khi ra trường ông làm ở phòng giáo dục huyện Thạch Thành và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng ở nhiều trường THCS, tiểu học trong huyện. Mãi năm 1988, ông mới nghỉ hưu khi đang giữ chức vụ Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Thạch Cẩm. Mặc dù đã cứu nhiều người thoát khỏi tay thần chết nhưng chưa bao giờ ông Thái màng đến danh lợi hay hậu tạ của gia đình nạn nhân. Với ông Thái, chữa rắn cắn ông không xem là một nghề mưu sinh mà đó là cái tâm làm phúc, cứu người. Những người đưa người thân bị rắn cắn đến nhờ ông cứu không được nhắc đến chuyện trả ơn. Ông chỉ coi như họ gặp nạn đến xin thuốc của tổ tiên mình nên nhiệt tình giúp chứ không màng đến vật chất. Người thành tâm thì mua một chai rượu, lạng chè và vài quả cau trầu để thắp hương dâng lên Thánh sư, tổ tiên của ông là được.

Ông Bùi Hồng Thái (73 tuổi), trú tại Châu Sơn, Thạch Bình, Thạch Thành, Thanh Hóa là “dị nhân” nổi tiếng với biệt tài chữa rắn độc cắn. Ông Bùi Hồng Thái vốn là một nhà giáo về hưu, trước đây ông học ngành sư phạm chứ không phải là ngành y. Sau khi ra trường ông làm ở phòng giáo dục huyện Thạch Thành và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng ở nhiều trường THCS, tiểu học trong huyện. Mãi năm 1988, ông mới nghỉ hưu khi đang giữ chức vụ Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Thạch Cẩm. Mặc dù đã cứu nhiều người thoát khỏi tay thần chết nhưng chưa bao giờ ông Thái màng đến danh lợi hay hậu tạ của gia đình nạn nhân. Với ông Thái, chữa rắn cắn ông không xem là một nghề mưu sinh mà đó là cái tâm làm phúc, cứu người. Những người đưa người thân bị rắn cắn đến nhờ ông cứu không được nhắc đến chuyện trả ơn. Ông chỉ coi như họ gặp nạn đến xin thuốc của tổ tiên mình nên nhiệt tình giúp chứ không màng đến vật chất. Người thành tâm thì mua một chai rượu, lạng chè và vài quả cau trầu để thắp hương dâng lên Thánh sư, tổ tiên của ông là được.

Ông Thái cho biết, chữa rắn cắn bằng ống nứa và cau trầu là nghề gia truyền bao đời nay của gia đình ông. Mẹ ông là cụ bà Bùi Thị Thao, chính là người tìm ra phương pháp chữa rắn cắn kỳ lạ này. Chính cụ Thao đã cứu sống rất nhiều người bằng cách chữa trị này. Sau khi cụ qua đời đã truyền lại cho ông kèm theo lời dặn: “Để trở thành một lương y tốt là việc rất khó, con phải biết trân trọng nghề để tận tâm cứu chữa người bệnh”.

Ông Thái cho biết, chữa rắn cắn bằng ống nứa và cau trầu là nghề gia truyền bao đời nay của gia đình ông. Mẹ ông là cụ bà Bùi Thị Thao, chính là người tìm ra phương pháp chữa rắn cắn kỳ lạ này. Chính cụ Thao đã cứu sống rất nhiều người bằng cách chữa trị này. Sau khi cụ qua đời đã truyền lại cho ông kèm theo lời dặn: “Để trở thành một lương y tốt là việc rất khó, con phải biết trân trọng nghề để tận tâm cứu chữa người bệnh”.

Ông Thái cho biết, chữa rắn cắn bằng ống nứa và cau trầu là nghề gia truyền bao đời nay của gia đình ông. Mẹ ông là cụ bà Bùi Thị Thao, chính là người tìm ra phương pháp chữa rắn cắn kỳ lạ này. Chính cụ Thao đã cứu sống rất nhiều người bằng cách chữa trị này. Sau khi cụ qua đời đã truyền lại cho ông kèm theo lời dặn: “Để trở thành một lương y tốt là việc rất khó, con phải biết trân trọng nghề để tận tâm cứu chữa người bệnh”. Thừa hưởng bí quyết được mẹ truyền lại cho, ông Thái đã vận dụng nó cứu sống hàng trăm người thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Nói rồi ông thắp hương khấn vái bàn thờ tổ tiên xin lấy vật dùng để chữa rắn cắn cho tôi xem.

Ông Thái cho biết, chữa rắn cắn bằng ống nứa và cau trầu là nghề gia truyền bao đời nay của gia đình ông. Mẹ ông là cụ bà Bùi Thị Thao, chính là người tìm ra phương pháp chữa rắn cắn kỳ lạ này. Chính cụ Thao đã cứu sống rất nhiều người bằng cách chữa trị này. Sau khi cụ qua đời đã truyền lại cho ông kèm theo lời dặn: “Để trở thành một lương y tốt là việc rất khó, con phải biết trân trọng nghề để tận tâm cứu chữa người bệnh”. Thừa hưởng bí quyết được mẹ truyền lại cho, ông Thái đã vận dụng nó cứu sống hàng trăm người thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Nói rồi ông thắp hương khấn vái bàn thờ tổ tiên xin lấy vật dùng để chữa rắn cắn cho tôi xem.

Ông Thái kể, dụng cụ chữa rắn cắn của mẹ ông để lại chỉ có một ống nứa và mấy câu thần chú. Khi có người bị rắn cắn dù độc đến đâu nhưng ông chỉ cần lấy ống nứa, ba quả cau, ba lá trầu tươi chia làm 9 miếng đều nhau, sau đó dùng ống nứa, cau trầu thổi 81 lần lên người bệnh rồi đọc mấy câu thần chú là người đó sẽ khỏi ngay, không cần bôi thuốc hay dùng bất cứ một thứ gì khác. “Mỗi đời chỉ có thể truyền lại cho một người trong gia đình cách chữa trị này. Người đó phải lĩnh hội được bí quyết mà người trước truyền lại cho mình thì mới chữa trị khỏi bệnh được. Ống nứa mà tôi dùng chữa rắn cắn cho bà con hiện nay là do mẹ tôi để lại, nó được thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên, chỉ khi nào có người đến nhờ cứu giúp thì mới thắp hương xin phép đưa ra dùng, xong việc lại để lên bàn thờ cúng”, ông Thái cho hay.
Ông Thái kể, dụng cụ chữa rắn cắn của mẹ ông để lại chỉ có một ống nứa và mấy câu thần chú. Khi có người bị rắn cắn dù độc đến đâu nhưng ông chỉ cần lấy ống nứa, ba quả cau, ba lá trầu tươi chia làm 9 miếng đều nhau, sau đó dùng ống nứa, cau trầu thổi 81 lần lên người bệnh rồi đọc mấy câu thần chú là người đó sẽ khỏi ngay, không cần bôi thuốc hay dùng bất cứ một thứ gì khác. “Mỗi đời chỉ có thể truyền lại cho một người trong gia đình cách chữa trị này. Người đó phải lĩnh hội được bí quyết mà người trước truyền lại cho mình thì mới chữa trị khỏi bệnh được. Ống nứa mà tôi dùng chữa rắn cắn cho bà con hiện nay là do mẹ tôi để lại, nó được thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên, chỉ khi nào có người đến nhờ cứu giúp thì mới thắp hương xin phép đưa ra dùng, xong việc lại để lên bàn thờ cúng”, ông Thái cho hay.
Một trong những người được ông Thái cứu sống bằng cách trên là Bác sĩ Nguyễn Hữu Việt, nguyên là Phó giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành cho hay: “Đợt đó tôi bị rắn độc cắn, người nhà nhờ ông Thái đến chữa trị, chỉ với cách làm đơn giản trên, tôi đã thoát khỏi cái chết. Trước đó gia đình có đưa tôi đi bệnh viện nhưng không được, quả thật tôi đã may mắn khi được ông Thái cứu sống. Mặc dù cách chữa trị của ông Thái rất kỳ bí, khó hiểu, thậm chí là rất tâm linh nhưng lại hiệu quả vô cùng, tôi là Bác sĩ lâu năm mà cũng rất nhạc nhiên về cách chữa trị này. Dù sao đây cũng là một việc đáng mừng cho người dân trong vùng vì quê tôi là đồi núi, rắt rết rất nhiều, người bị rắn cắn xảy ra thường xuyên nên ông Thái là cứu tinh cho bà con nơi đây khi bị rắn cắn”. Ảnh mang tính chất minh họa.

Một trong những người được ông Thái cứu sống bằng cách trên là Bác sĩ Nguyễn Hữu Việt, nguyên là Phó giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành cho hay: “Đợt đó tôi bị rắn độc cắn, người nhà nhờ ông Thái đến chữa trị, chỉ với cách làm đơn giản trên, tôi đã thoát khỏi cái chết. Trước đó gia đình có đưa tôi đi bệnh viện nhưng không được, quả thật tôi đã may mắn khi được ông Thái cứu sống. Mặc dù cách chữa trị của ông Thái rất kỳ bí, khó hiểu, thậm chí là rất tâm linh nhưng lại hiệu quả vô cùng, tôi là Bác sĩ lâu năm mà cũng rất nhạc nhiên về cách chữa trị này. Dù sao đây cũng là một việc đáng mừng cho người dân trong vùng vì quê tôi là đồi núi, rắt rết rất nhiều, người bị rắn cắn xảy ra thường xuyên nên ông Thái là cứu tinh cho bà con nơi đây khi bị rắn cắn”. Ảnh mang tính chất minh họa.

T.L tổng hợp từ VTC.vn, ANTĐ