Argentina dùng thịt bò đổi máy bay ném bom Nga đe dọa Anh ở Malvinas

01/04/2015 07:11
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)
(GDVN) - Liên minh với Argentina trong vấn đề quần đảo Malvinas sẽ là một phương thức của Moscow để báo thù Anh ủng hộ trừng phạt.
Người dân vui mừng với kết quả bỏ phiếu của người dân ở quần đảo Mavinas
Người dân vui mừng với kết quả bỏ phiếu của người dân ở quần đảo Mavinas

Trang mạng tuần san "Thời đại" Mỹ ngày 24 tháng 3 đăng bài viết "Quan hệ căng thẳng giữa Anh-Argentina xung quanh quần đảo Malvinas tại sao tiếp tục trầm trọng?" của tác giả Harvey Morris. Sau đây là toàn bộ nội dung bài báo:

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon ngày 24 tháng 3 cảnh cáo, Argentina vẫn tạo ra "mối đe dọa thực sự" đối với quần đảo Malvinas do Anh thống trị. Đồng thời, ông tuyên bố có kế hoạch tăng cường chi tiêu an ninh cho quần đảo Nam Mỹ này để đối phó với những nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của Argentina.

Là một phần của kiểm điểm tình hình quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Michael Fallon nói với Quốc hội nước này rằng, Chính phủ Anh có kế hoạch chi tiêu 180 triệu bảng Anh trong 10 năm tới để tăng cường an ninh cho quần đảo này, nhưng quy mô nhân viên quân sự và dân sự vẫn sẽ duy trì khoảng 1.200 người. Ông nói với các nghị sĩ: "Mối đe dọa chủ yếu đối với quần đảo vẫn tồn tại. Tôi tin rằng, sau khi được kiểm điểm lần này, chúng ta sẽ có triển khai thích hợp".

Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Anh được đưa ra trong thời điểm Argentina luôn tìm cách tăng cường năng lực quân sự. Argentina đã cân nhắc mua sắm máy bay mới của Nga và đã ký kết thỏa thuận với Nga, từ đó có thể lấy xuất khẩu thịt bò để đổi lấy thuê máy bay ném bom của Nga.

Argentina luôn tuyên bố có chủ quyền đối với quần đảo Malvinas. Anh đã thống trị quần đảo này gần 200 năm, hơn nữa 3.000 cư dân trên đảo hầu hết là hậu duệ người Anh. Chính phủ London nhiều khóa nhất quán kiên trì cho rằng cần phải do người dân trên quần đảo Malvinas quyết định chấp nhận sự thống trị của ai.

Từ khi Quân đội Anh xâm chiếm (trong thời gian khoảng 10 tuần), cắm quốc kỳ Anh trên cảng Stanley - thủ phủ quần đảo hơn 30 năm trước, mâu thuẫn giữa London và Buenos Aires thỉnh thoảng nổi lên. Trong khi đó, vấn đề quần đảo Malvinas lần này đã xuất hiện trong cuộc bầu cử Anh 6 tuần trước, gần đây, chi tiêu quốc phòng đã trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử.

Hoàng tử William Anh đến quần đảo Malvinas (ảnh tư liệu)
Hoàng tử William Anh đến quần đảo Malvinas (ảnh tư liệu)

Đảng Bảo thủ của Bộ trưởng Quốc phòng Michael Fallon luôn được cho là có thái độ thận trọng vững chắc nhất về quốc phòng. Nhưng, có dấu hiệu cho thấy, chính sách thắt chặt của chính phủ có thể nhanh chóng bắt đầu "ăn mòn" ngân sách quốc phòng, điều này đã gây lo ngại cho nhà lãnh đạo quân sự nước này và đồng minh chủ yếu Mỹ.

Trong bối cảnh bên ngoài lo ngại chi tiêu quốc phòng Anh giảm đến 2% thu nhập quốc dân không đủ quy định của NATO, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond Odierno gần đây cho biết, ông cảm thấy "rất lo ngại" đối với việc Anh giảm chi tiêu quốc phòng. Gần đây, ông Michael Fallon viết bài trên báo chí muốn xóa bỏ sự nghi ngờ của người Mỹ: "Trong những thời khắc quan trọng, Anh mãi mãi đứng về phía họ. Bạn bè Mỹ của chúng tôi biết Anh sẽ không lơi lỏng quốc phòng của mình".

Sự cảnh cáo mới nhất đối với quần đảo Malvinas có lẽ ở mức độ nhất định là để nhắc nhở cử tri, có thể tiếp tục tin tưởng vào Đảng Bảo thủ trong vấn đề quốc phòng. Điều này hoàn toàn không phải là nói Chính phủ đã tạo ra mối đe dọa Argentina.

Chính phủ Argentina gặp túng quẫn về tài chính, đã tuyên bố tăng chi tiêu quân sự trong năm 2015. Argentina cũng luôn tìm cơ hội nâng cấp cụm máy bay quân sự đã cũ, Israel, Trung Quốc và Nga là nhà cung cấp tiềm năng quan trọng của họ. Gần đây, quan chức Nga và Argentina đồng ý tăng cường hợp tác quân sự tại một hội nghị ở Moscow.

Đồng thời, có tin chưa được xác nhận cho rằng, Nga đang đề nghị cung cấp máy bay ném bom tầm xa và dịch vụ cho thuê đối với Argentina để đổi lấy thịt bò xuất khẩu của Argentina. Tổng thống Putin năm 2014 từng thăm Buenos Aires, trở thành một phần của chính sách tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh khi Moscow bị phương Tây trừng phạt do sáp nhập Crimea và lập trường trong vấn đề Ukraine.

Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Nga Aleksey Pushkov đã liên hệ vấn đề Ukraine với quần đảo Malvinas trên twitter: "London cần chú ý: Lý do Crimea gia nhập Nga càng đứng vững so với lý do quần đảo Malvinas phải trở thành một phần của Anh".

Liên minh với Argentina trong vấn đề quần đảo Malvinas sẽ là một phương thức của Moscow để báo thù Anh ủng hộ trừng phạt.

Ở Argentina, vấn đề chủ quyền là một vấn đề chắc chắn sẽ thống nhất dư luận công chúng. Chính phủ nhiều khóa đều lựa chọn vấn đề Malvinas để phân tán sự chú ý đối với vấn đề trong nước có bất đồng lớn hơn. Vấn đề gai góc hiện nay của Tổng thống Christina Fernandez de Kirchner bao gồm hậu quả gây ra từ vụ bắn chết Công tố viên liên bang Alberto Nisman.

Hoàng tử William Anh đến quần đảo Malvinas (ảnh tư liệu)
Hoàng tử William Anh đến quần đảo Malvinas (ảnh tư liệu)

Năm 1982, chính phủ quân sự Argentina đã đánh chiếm quần đảo Malvinas trong thời điểm kinh tế khó khăn và đối mặt với sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của người dân đối với sự thống trị của quân đội. Khi đó, việc chiếm lĩnh đối với quần đảo rất được lòng người và đã tạm thời làm lặng sóng bất ổn trong nước. Các tướng lĩnh đánh giá cho rằng, Anh đã mất đi "hứng thú" đối với quần đảo, sẽ không triển khai hành động thu hồi, điều này đã kích thích hành động mạo hiểm quân sự của họ. Nhưng, sự thực chứng minh, đây là một cuộc "đánh bạc" sai lầm.

Một phần lòng tin của chính phủ quân sự đến từ sự cắt giảm quốc phòng của chính quyền Thatcher, bao gồm chấm dứt tuần tra tàu ngầm định kỳ đối với Nam Đại Tây Dương. Những quyết định này chưa từng tuyên bố công khai, nhưng London luôn tin rằng Argentina biết những tình hình này. Có điều, khi quần đảo bị chiếm lĩnh, phản ứng của Thatcher là điều động một đội đặc biệt gồm hơn 120 tàu chiến và tàu thương mại cùng vài nghìn binh sĩ, lính đặc nhiệm.

Tổng thống Mỹ Reagan mạo hiểm trở mặt với đối tác ở Mỹ Latinh, đã cung cấp tiếp viện cho Anh. Trong cuộc chiến tranh dài 74 ngày, tổng cộng có 900 người thiệt mạng, cũng có tàu chiến bị bắn chìm. Cuộc chiến tranh này dẫn tời sự ra đi của chính quyền quân sự và nhanh chóng thay thế bằng chính quyền dân chủ, Thatcher cũng được ca ngợi với danh hiệu là "người đàn bà thép".

Những người kế nhiệm của Anh và chính phủ quân sự Argentina nhất trí đồng ý không sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề quần đảo. Nhưng, các nỗ lực ngoại giao chưa mang lại kết quả, nhất là trong một cuộc bầu cử ở quần đảo Malvinas vào năm 2013, ngoài 3 cử tri thì những người còn lại đều lựa chọn giữ quan hệ với Anh. Tuy nhiên, gần đây, nhà lãnh đạo Argentina đã tăng cường thế tấn công về dư luận. Tổng thống Christina từng gọi cư dân trên đảo là "người cư trú tự tiện", còn Bộ trưởng Ngoại giao Thor Zimmermann gọi cư dân trên đảo là "cư dân không có quyền lợi".

Anh còn bị chỉ trích là đã tìm cách duy trì kiểm soát đối với quần đảo để khai thác dầu mỏ và mở rộng kiểm soát chiến lược đối với Nam Đại Tây Dương và đại lục Nam Cực. Một vấn đề vẫn còn đợi giải đáp là: Argentina phải chăng thật sự rất muốn phát động một cuộc chiến lần hai và Anh làm thế nào để ứng phó.

Nếu Argentina tăng cường sức mạnh không quân dưới sự giúp đỡ của Nga, thì họ sẽ có cơ hội về lý thuyết trước khi Anh đưa tàu sân bay mới vào sử dụng vào năm 2020. Đồng thời, Anh đang dựa vào hệ thống tên lửa và phòng không cải tiến để ngăn chặn bất cứ hoạt động xâm phạm nào đối với quần đảo.

Giáo sư nghiên cứu chiến tranh, nhà sử học chiến tranh Malvinas của chính quyền Anh, Lawrence Freeman đã bày tỏ hoài nghi về việc Argentina phát động cuộc chiến mới. Ông nói: "Tổng thống Christina sẽ đánh con bài dân tộc chủ nghĩa, nhưng quốc gia này về cơ bản đang phá sản". Bất cứ máy bay ném bom Nga nào mà Argentina nhận được, về lý thuyết, đều sẽ được dùng để ném bom căn cứ quân sự ở cảng Stanley, quần đảo Malvinas.

Lawrence Freeman cho rằng: "Phương pháp duy nhất loại bỏ khả năng này là phát động tập kích bất ngờ. Điều này hoàn toàn không phải là việc dễ dàng, bạn cần một hành động chính xác". Nếu Argentina vượt mọi khó khăn tìm cách đưa quân đội vào, "như vậy sẽ xuất hiện vấn đề". Nhưng, ông tin rằng, hệ thống phòng không tiên tiến hiện nay sẽ có thể ngăn chặn bất cứ cuộc tấn công nào. Ông nói: "Ở mức độ nhất định, đối với Argentina, đây là một cuộc đánh bạc, thực lực quân đội của họ nhiều năm qua không được tăng cường".

Không xét tới thái độ bề nổi về quân sự, hai bên xem ra đều không có hứng thú tái diễn cuộc chiến tranh năm 1982, ngoại giao vẫn sẽ mãi mãi là sự lựa chọn ưu tiên cho giải quyết tranh chấp lâu dài này.

Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)