Trung-Nga có thể chấp nhận Hàn Quốc phát triển hệ thống phòng thủ?

01/04/2015 05:33
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)
(GDVN) - Trung Quốc có thể hoan nghênh Hàn Quốc tự phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao không tương thích với hệ thống của Mỹ, đi theo quỹ đạo của Trung Quốc.
Hệ thống phòng không Patriot của Quân đội Hàn Quốc, do Mỹ chế tạo
Hệ thống phòng không Patriot của Quân đội Hàn Quốc, do Mỹ chế tạo

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 31 tháng 3 dẫn trang mạng "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 24 tháng 3 đăng bài viết "Thách thức đối với hợp tác tên lửa Mỹ-Hàn" cho rằng, Trung Quốc và Nga đang công khai thuyết phục Hàn Quốc từ chối kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở bán đảo Triều Tiên.

Theo bài báo, cho đến nay, Seoul đã từ chối thách thức này, nhưng đảng đối lập có ý đồ mạnh mẽ trong việc ủng hộ xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc chứ không phải Mỹ. Đưa ra quyết định về phòng thủ tên lửa là thách thức đối với liên minh Mỹ-Hàn và vai trò ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Bắc Á.

Bài báo cho rằng, Seoul cần tới hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối do Mỹ chế tạo, bởi vì CHDCND Triều Tiên vẫn đang nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo, đạt được tiến triển trên phương diện thu nhỏ đầu đạn hạt nhân. Hàn Quốc và Mỹ hiện triển khai tên lửa Patriot, có thể bắn rơi khi tên lửa đến gần mục tiêu. Còn hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối sẽ cung cấp phòng vệ ở tầng khác.

Radar của hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối còn trợ giúp cho phòng thủ tên lửa tầm bắn xa hơn bay tới Tokyo, Hawaii hoặc California. Việc CHDCND Triều Tiên sẽ sử dụng đạn hạt nhân khi nào vẫn còn gây tranh cãi, nhưng ngày này đang đến gần, do đó Mỹ không thể không đề phòng.

Lực lượng bọc thép Mỹ-Hàn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp. Trong hình là xe tăng M1A2 Mỹ qua sông
Lực lượng bọc thép Mỹ-Hàn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp. Trong hình là xe tăng M1A2 Mỹ qua sông

Trung Quốc cảm thấy lo ngại là vì, hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối cũng sẽ ảnh hưởng tới năng lực đánh bại Nhật Bản và Mỹ của Trung Quốc. Nhưng, Bắc Kinh  không thể vẹn cả đôi đường. Trung Quốc nếu nhượng bộ để CHDCND Triều Tiên trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa để tấn công Mỹ và đồng minh thì không thể yêu cầu những nước này không áp dụng các biện pháp dự phòng đối với mối đe dọa hủy diệt từ CHDCND Triều Tiên.

Theo bài báo, Trung Quốc có lẽ cho rằng, cam kết của Hàn Quốc đối với phòng thủ tập thể là không tin cậy. Nga cũng nắm lấy cơ hội này, có ý điịnh làm suy yếu vai trò ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Bắc Á.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố: "Điều này có thể đóng vai trò tiếp tục thúc đẩy Đông Bắc Á xuất hiện chạy đua vũ trang, làm cho việc giải quyết vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên tiếp tục phức tạp hóa".

Vì vậy, điều phá hoại ổn định là hệ thống phòng thủ tên lửa, chứ không phải tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Ông Putin khẳng định rằng, ông có thể tiếp tục giành chiến thắng như năm 2009 - khi đó, dưới sức ép của Nga, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từ bỏ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Czech.

Lực lượng bọc thép Mỹ-Hàn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp. Trong hình là xe tăng M1A2 Mỹ qua sông
Lực lượng bọc thép Mỹ-Hàn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp. Trong hình là xe tăng M1A2 Mỹ qua sông

Đối mặt với sự khiêu khích của CHDCND Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye có lập trường kiên định ủng hộ đồng minh Mỹ-Hàn. Tuy nhiên, trước đó vài khóa chính phủ từng có ý định thúc đẩy thực hiện chính sách nhân nhượng đối với CHDCND Triều Tiên, khiêu khích cuộc đấu giữa Trung Quốc và Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.

Bài báo cho rằng, Hàn Quốc có thể phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao của mình, ứng phó với mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên. Bởi vì, hệ thống này sẽ không tương thích với hệ thống của Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ hoan nghênh sự lựa chọn này. Đưa ra quyết định này cho thấy, một khi thống nhất bán đảo Triều Tiên, mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên sẽ biến mất, bán đảo Triều Tiên sẽ bước vào quỹ đạo của Trung Quốc.

Theo bài báo, mặc dù thế lực nhân nhượng mạnh lên, nhưng phần lớn người Hàn Quốc vẫn cho rằng, vai trò của liên minh Mỹ-Hàn không chỉ giới hạn ở răn đe CHDCND Triều Tiên, làm cho họ không dám phát động tấn công. Nếu quan hệ căng thẳng do tranh chấp đảo Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima) giữa Hàn Quốc và Nhật Bản có thể bị loại bỏ, liên minh này có thể phát triển thành một “tập đoàn” bảo vệ quan niệm giá trị dân chủ ở khu vực này.

Nếu đưa ra quyết định triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối sẽ cho thấy, Seoul nỗ lực cho xây dựng hệ thống phòng thủ tập thể ở khu vực Đông Bắc Á, đứng đầu là Mỹ.

Lực lượng bọc thép Mỹ-Hàn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp. Trong hình là xe tăng M1A2 Mỹ qua sông
Lực lượng bọc thép Mỹ-Hàn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp. Trong hình là xe tăng M1A2 Mỹ qua sông
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)