Báo Ấn Độ: Sự kiện đối đầu biên giới Trung-Ấn gần đi vào đường cùng

10/06/2013 09:28
Đông Bình
(GDVN) - "Chỉ đến khi New Delhi đe dọa hủy bỏ 2-3 chuyến thăm chính thức thì Quân đội Trung Quốc mới bắt đầu rút quân".
Tháng 4 năm 2013, phía Trung Quốc xâm nhập trái phép lãnh thổ Ấn Độ dựng lều vải để tuyên bố chủ quyền.
Tháng 4 năm 2013, phía Trung Quốc xâm nhập trái phép lãnh thổ Ấn Độ dựng lều vải để tuyên bố chủ quyền.

Ngày 7 tháng 6, tờ "Hindustan" Ấn Độ đăng bài viết nhan đề "Làm sáng tỏ sự cố Trung Quốc của chúng tôi" của tác giả P.P. Chaudhuri. Sau đây là nguyên văn bài viết:

Gần đây, tôi có dịp nói chuyện với một quan chức phụ trách xử lý tranh chấp biên giới và hàng hải của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ông cho  biết, giữa Ấn Độ và Trung Quốc hoàn toàn không tồn tại vấn đề thực sự, điều này làm cho tôi cảm thấy rất ngạc nhiên.

Ông ta giải thích rằng, ông ta từng tham gia nhiều vòng hội đàm biên giới giữa hai nước và phát hiện phía Ấn Độ có thái độ ôn hòa và thờ ơ. Ông ta phủ nhận giữa chính phủ hai nước Ấn-Trung tồn tại bất cứ thái độ thù địch và hoài nghi thực sự nào.

Giống như rất nhiều người Trung Quốc tôi đã gặp khác, ông ta cho biết, căn nguyên Ấn Độ coi Trung Quốc là kẻ thù là truyền thông và một số tổ chức tư nhân. Ông ám chỉ rằng, hai nước chung sống tốt về mặt chính quyền.

Điều đáng chú ý là, Bắc Kinh luôn có thái độ hời hợt đối với sự kiện xâm lược biên giới Depsang gần đây (tức là "đối đầu lều vải" giữa quân đội hai nước Trung-Ấn vào tháng 4 năm nay). Trung Quốc cho rằng, đây là biên giới có tranh chấp, trong tương lai cũng sẽ xảy ra loại sự kiện này.

Thực tế vấn đề này được nhanh chóng giải quyết hòa bình cho thấy, chính phủ hai nước đã xây dựng được khuôn khổ ứng phó với loại sự kiện xảy ra bất ngờ này và khuôn khổ này thiết thực, khả thi. Báo chí Ấn Độ tiếp tục tỏ ra quá nhạy cảm, làm cho New Delhi rất khó duy trì sự sáng suốt đối với quan hệ hai nước.

Điều này hoặc là "đánh lận con đen" đối với quan hệ hai nước Ấn-Trung, hoặc là hiểu nhầm nghiêm trọng đối với việc Ấn Độ nhìn nhận Trung Quốc chính thức hoặc phi chính thức. Trước hết, sự kiện này là một cuộc khủng hoảng “gần đến bước đường cùng”. Khi đó, thái độ “mặc kệ” của Bắc Kinh đã có thể gây ra sự mất kiểm soát tình hình. Mãi đến khi New Delhi đe dọa hủy bỏ 2-3 chuyến thăm chính thức thì Quân đội Trung Quốc mới bắt đầu rút quân.

Tại sao hiện nay Trung Quốc gây ra tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các nước láng giềng, nhất là trên hướng biển?
Tại sao hiện nay Trung Quốc gây ra tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các nước láng giềng, nhất là trên hướng biển?

Thứ hai, bất kể quan chức Trung Quốc có tin hay không, nội bộ Ấn Độ đều phổ biến có một thái độ phổ biến đối với Trung Quốc - không phải là “thù địch”, thì là “không tin cậy”. Thái độ này mạnh nhất ở những người thuộc thế hệ của chiến tranh năm 1962, và vẫn rất thường gặp trong Quân đội và Cơ quan tình báo của Ấn Độ.

Tôi từng nói, xem xét sự phát triển quan hệ Ấn-Trung liên tục có phiền phức trong mấy năm qua, chính sách dao động của Bắc Kinh đối với Ấn Độ cho thấy, muốn làm rõ ý đồ thực sự của Bắc Kinh rất khó. Có quan chức ngoại  giao Ấn Độ cho biết:

"Anh sai rồi. Họ chưa từng che giấu bản thân, hơn nữa luôn rất tiêu cực". Nói cách khác, New Delhi ngày càng ngầm thừa nhận, hiếu chiến là hình ảnh của Bắc Kinh được ngầm thừa nhận. Trong sự kiện Depsang, các quan chức Ấn Độ trong đó có nhân viên ngoại giao đã xảy ra sự bất đồng nghiêm trọng đối với cách thức ứng phó của Ấn Độ - phe diều hâu cuối cùng chiến thắng và quan điểm của họ gần gũi với quan điểm của thế giới.

Đây chính là nguyên nhân quan chức biên giới Trung Quốc cho rằng Ấn Độ cảm thấy hài lòng với quan hệ hai nước khiến người ta lo ngại. Điều này cho thấy, Ấn Độ không thể phát đi tín hiệu rõ ràng với Trung Quốc, tức là hành vi bất thường và khó hiểu của Trung Quốc khiến cho người dân và quan chức các cấp của Ấn Độ có thái độ lo ngại Trung Quốc.

Điều này còn có nghĩa là, Bắc Kinh đang sống trong ảo giác của quan hệ với Ấn Độ, cho rằng người dẫn chương trình truyền hình chứ không phải là chính sách của Ấn Độ là có vấn đề.

Ấn Độ cần phải truyền đi thông điệp rõ ràng, phương thức truyền thông điệp hiện nay rõ ràng có sai lầm.

Tàu cá QNg 96382 TS của Việt Nam bị tàu chiến Trung Quốc bắn cháy cabin khi đang hoạt động bình thường, hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam - một hành động đe dọa vũ lực, đe dọa sinh mạng và phá hoại tài sản của ngư dân Việt Nam, một hành động bất hợp pháp và vô nhân đạo.
Tàu cá QNg 96382 TS của Việt Nam bị tàu chiến Trung Quốc bắn cháy cabin khi đang hoạt động bình thường, hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam - một hành động đe dọa vũ lực, đe dọa sinh mạng và phá hoại tài sản của ngư dân Việt Nam, một hành động bất hợp pháp và vô nhân đạo.
Đông Bình