Báo Nga: Mỹ ít nhất có 60 căn cứ triển khai UAV trên thế giới

28/09/2014 07:57
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ tăng cường triển khai UAV trên khắp thế giới, thực hiện tư tưởng tác chiến tầm xa mới, tăng cường hiện diện toàn cầu, trong đó có châu Á-Thái Bình Dương.
Máy bay không người lái Predator Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay không người lái Predator Mỹ (ảnh tư liệu)

Trang mạng "Người đưa tin công nghiệp quốc phòng" Nga ngày 24 tháng 9 đăng bài viết "Mỹ triển khai máy bay không người lái ở đâu" của tác giả Dennis Fedutinov.

Bài viết cho rằng, căn cứ máy bay không người lái (UAV) Mỹ ngày càng nhiều. Chúng không chỉ hiện diện ở Mỹ, mà còn phân bố ở khắp nơi trên thế giới.

Từ truyền thông và các thông tin công khai khác có thể phát hiện, ít nhất có 60 căn cứ như vậy. Số lượng thực tế có thể nhiều hơn, bởi vì kế hoạch sử dụng máy bay không người lái của Mỹ nằm trong trạng thái giữ bí mật rất cao.

Theo bài báo, một số căn cứ hàng không do Quân đội, Cơ quan tình báo Trung ương (CIA) và tổ chức dưới quyền của họ chỉ huy là những căn cứ thực hiện tư tưởng tác chiến tầm xa của Mỹ. Chúng cũng là thành quả mới nhất của chiến lược phát triển lâu dài "Gây ảnh hưởng quân sự tới toàn cầu" của Mỹ.

Căn cứ không quân và hải quân

Căn cứ vào tư liệu hiện có, Quân đội Mỹ sử dụng máy bay không người lái Global Hawk ở căn cứ không quân Al-Dhafra, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Chúng dùng để theo dõi các động thái tàu thuyền của vịnh Ba Tư, eo biển Hormuz va biển Ả rập.

Trong khi đó, việc kiểm soát những máy bay không người lái này là trạm hàng không hải quân Patuxent River, bang Maryland, Mỹ.

Theo bài báo, sau khi lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ tập kích Pakistan ám sát Osama Bin Laden, nhà lãnh đạo Pakistan yêu cầu Mỹ rời khỏi căn cứ không quân Shamsi, nhưng bị chính quyền Obama từ chối.

Căn cứ hàng không này trên thực tế là tài sản cá nhân mà UAE cho Mỹ thuê lại, UAE xây dựng sân bay là để săn thú ở Pakistan.

Máy bay do thám không người lái RQ-170 Sentinel Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay do thám không người lái RQ-170 Sentinel Mỹ (ảnh tư liệu)

Từ đó trở đi, Mỹ và Chính phủ Pakistan xác nhận, căn cứ Shamsi sẽ không dùng để cất cánh máy bay không người lái. Thông tin này phải chăng chính xác vẫn còn không thể biết. Có lẽ, Mỹ còn có căn cứ máy bay không người lái khác ở Pakistan, bao gồm căn cứ Shahbaz ở khu vực Jacobabad và một căn cứ khác.

Được biết, Hải quân Mỹ còn tích cực tìm kiếm địa điểm triển khai thích hợp máy bay không người lái BAMS (theo dõi trên biển khu vực rộng) ở phía tây Thái Bình Dương, đồng thời đã tiến hành đàm phán với một số nước vùng Vịnh về xây dựng căn cứ mới. Global Hawk - phiên bản không quân của loại máy bay không người lái này đã triển khai ở căn cứ Sigonella, Italia. Chúng là một phần trong kế hoạch AGS (hệ thống giám sát mặt đất trên máy bay) của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp căn cứ hàng không Incirlik và cơ sở quân sự khác cho Quân đội Mỹ, chúng có ý nghĩa quan trọng đối với việc chi viện cho Quân đội Mỹ đóng ở Afghanistan và Iraq. Không quân Mỹ còn đang tiến hành đàm phán với Ankara về vấn đề tái triển khai máy bay không người lái Predator.

Châu Phi là một trong những phương hướng chủ yếu mở rộng mạng lưới căn cứ máy bay không người lái của Mỹ. Gần 10 năm qua, Quân đội Mỹ luôn hoạt động ở căn cứ Lemonnier của nước nhỏ Djibouti ở châu Phi.

Sau sự kiện 11/9, ở đây bắt đầu triển khai máy bay không người lái dùng cho triển khai hành động ở Somalia. Năm 2012, căn cứ này có 8 chiếc máy bay không người lái Predator, nhiệm vụ của chúng là tiêu diệt những tên đầu sỏ phần tử khủng bố, đoàn hộ tống và kho vũ khí.

Ngày 21 tháng 9 năm 2011, trên truyền thông xuất hiện thông tin Mỹ triển khai máy bay không người lái tên lửa Reaper ở quần đảo Seychelles. Mục đích xây dựng căn cứ này là tăng cường khả năng trinh sát và tiến hành tấn công chính xác đối với lực lượng vũ trang tổ chức Al Qaeda.

Máy bay trực thăng do thám không người lái MQ-8 Fire Scout Mỹ triển khai ở châu Phi (ảnh tư liệu)
Máy bay trực thăng do thám không người lái MQ-8 Fire Scout Mỹ triển khai ở châu Phi (ảnh tư liệu)

Có tin cho biết, một lượng nhỏ máy bay không người lái của Hải quân và Không quân Mỹ ngay từ năm 2009 đã bắt đầu hoạt động ở Seychelles. Căn cứ vào thông tin chính thức, chúng được dùng để theo dõi cướp biển ở vùng biển này. Nhưng, các tài liệu bí mật cho thấy, những máy bay không người lái này cũng đã triển khai hành động bí mật ở Somalia.

Đầu năm 2013, Washington có kế hoạch xây dựng căn cứ máy bay không người lái ở Niger để cùng với Quân đội Pháp triển khai hoạt động trinh sát ở Mali, đồng thời ngăn chặn tổ chức Al Qaeda tiến hành hoạt động khủng bố ở châu phi. Ở các nước châu Phi khác, đặc biệt là Burkina Faso, phương án thiết lập căn cứ cũng đang được nghiên cứu.

Căn cứ của CIA

Có tin chưa xác nhận cho biết, giống như Không quân Mỹ, CIA cũng sử dụng máy bay không người lái ở căn cứ của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Ngoài ra, căn cứ không quân Ali Al Salem của Kuwait cũng đã từng cất cánh máy bay không người lái Mỹ.

Cách đây không lâu, tờ "Washington Post" Mỹ đưa tin, kẻ cầm đầu chi nhánh Yemen của tổ chức Al Qaeda, Anwar al-Awlaki đã bị máy bay không người lái Mỹ triển khai ở một nước Trung Đông tiêu diệt.

Chính quyền Obama dựa vào đó để mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay không người lái tới ít nhất 6 quốc gia. Nhưng CIA, cơ quan phụ trách hoạt động này từ chối thừa nhận kế hoạch ám sát bằng máy bay không người lái của họ.

Ngày 16 tháng 2 năm 2014, tờ "Thời báo Los Angeles" Mỹ đã đăng bài viết về việc chính quyền Obama có kế hoạch triển khai máy bay không người lái ở Trung Đông. Những máy bay không người lái này dùng để không kích miền bắc Pakistan và Afghanistan.

Bài viết không chỉ rõ quốc gia cụ thể, nhưng các chuyên gia có xu hướng cho rằng địa điểm triển khai ở Uzbekistan. Có tin cho biết, CIA trước đây đã sử dụng máy bay không người lái ở một sân bay quân sự gần Tashkent.

Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ (ảnh tư liệu)

Mỹ đều đã triển khai máy bay không người lái ở các khu vực của Afghanistan, bao gồm căn cứ hàng không Jalalabad, sân bay Kandahar, các căn cứ hàng không nằm ở Bagram, doanh trại lực lượng Thủy quân lục chiến, doanh trại Dwyer, trạm tiền tiêu Payne. Đây chỉ là vài điểm triển khai ở Afghanistan của máy bay không người lái Mỹ.

Sau khi tổ chức Al Qaeda dùng bom liều chết tập kích căn cứ Chapman ở tỉnh Khost, Afghanistan vào năm 2009, căn cứ này phần lớn đã trở thành cơ sở định vị tấn công của máy bay không người lái Mỹ. Bản thân máy bay không người lái cất cánh từ các căn cứ hàng không ở Afghanistan và Pakistan.

Không quân và CIA Mỹ đều triển khai hành động ở không phận Pakistan, Afghanistan và các nước láng giềng khác. Năm 2006, máy bay không người lái Predator triển khai ở căn cứ Shamsi đã được phát hiện trên bản đồ Google.

Điều động máy bay không người lái Sentinel trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden là ví dụ điển hình sử dụng máy bay không người lái của CIA. Tuy nhiên, một thất bại của CIA cũng có liên quan đến máy bay không người lái. Cuối năm 2011, một chiếc máy bay không người lái cất cánh từ căn cứ không quân Shindand, Afghanistan đã rơi vào tay của Quân đội Iran.

Triển vọng

Mỹ từ thời kỳ Bush con cầm quyền bắt đầu sử dụng máy bay không người lái triển khai hành động ở Iraq và Afghanistan, tiến hành tấn công hạn chế ở Yemen, Pakistan và Somalia. Trong thời đại Obama, cùng với việc duy trì hoạt động cũ, Washington đã khởi động các chiến dịch mới có sự tham gia của máy bay không người lái ở Afghanistan, Iraq, Libya, Pakistan, Somalia và Yemen.

Máy bay tấn công không người lái X-47B hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay tấn công không người lái X-47B hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ (ảnh tư liệu)

Chính quyền Obama hiện nay hầu như thực hiện chính sách như này: xây dựng và mở rộng mạng lưới căn cứ máy bay không người lái. Máy bay không người lái được sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch chống khủng bố ở Sừng châu Phi (Horn of Africa) và bán đảo Ả rập.

Gần 60 căn cứ máy bay không người lái của Quân đội Mỹ và CIA đủ để cho thấy thực lực quân sự của Mỹ. Đến nay, máy bay không người lái là nền tảng thực hiện tư tưởng chiến tranh tầm xa của nhà lãnh đạo chính trị, quân sự Mỹ, tư tưởng này yêu cầu thông qua vũ khí thông thường tiến hành tấn công đối với bất cứ địa điểm nào trên toàn cầu với rủi ro thấp nhất.

Mặc dù ngân sách của Lầu Năm Góc cắt giảm trong vài năm tới, mạng lưới căn cứ máy bay không người lái trên toàn cầu của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục mở rộng, trước hết ở châu Phi, Trung Đông, châu Á và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đông Bình