Báo Nhật: Hải quân Trung Quốc sẽ áp dụng chiến lược tiếp tế mới

25/01/2015 09:06
Đông Bình
(GDVN) - Mô hình "chuỗi ngọc trai" không đủ, Trung Quốc có thể dùng "mô hình cơ sở lưỡng dụng" để hỗ trợ cho các hành động của hải quân..
Biên đội hộ tống tốp thứ 16 Trung Quốc tiến hành diễn tập chống cướp biển lần đầu tiên với biên đội 465 của EU
Biên đội hộ tống tốp thứ 16 Trung Quốc tiến hành diễn tập chống cướp biển lần đầu tiên với biên đội 465 của EU

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 24 tháng 1 dẫn trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 22 tháng 1 đưa tin, cùng với việc Trung Quốc mở rộng lợi ích ở nước ngoài trong những năm gần đây, những suy đoán về việc Trung Quốc sẽ xem xét xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài thường xuyên xuất hiện.

Học giả Christopher D. Yung, Đại học Quốc phòng Mỹ cho rằng, Trung Quốc sẽ không thể cân nhắc áp dụng chiến lược "chuỗi ngọc trai", mô hình "cơ sở hậu cần lưỡng dụng" sẽ là xu thế phát triển của Trung Quốc trong tương lai.

Christopher D. Yung cho rằng, phương pháp chỉ dựa vào cảng thương mại để tiếp tế tàu chiến hiện có sẽ không đủ để bảo vệ lợi ích ngày càng phát triển ở nước ngoài của Trung Quốc. Với tiền đề này, Trung Quốc rất có khả năng sẽ tiến hành thay đổi.

Nhưng, "mô hình chuỗi ngọc trai", tức là Trung Quốc lấy danh nghĩa xây dựng cảng thương mại, thực chất là mô hình xây dựng căn cứ đậu tàu chiến ở nước ngoài, không thể hỗ trợ cho một lực lượng Hải quân Trung Quốc mạnh và lấy chiến đấu thực tế làm định hướng.

Trong khi đó, nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác" làm cho Trung Quốc có xu hướng hơn với "mô hình cơ sở lưỡng dụng" có tính chất kép lưỡng dụng quân sự-dân sự, qua đó cung cấp tiếp tế hậu cần cho Hải quân Trung Quốc.

Tháng 1 năm 2015, tàu chiến biên đội hộ tống tốp thứ 18 Hải quân Trung Quốc thăm quân cảng của Anh, thực hiện "ngoại giao pháo hạm". Trong hình là tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành số hiệu 571 của Hạm đội Nam Hải, loại tàu triển khai ở Biển Đông, từng hỗ trợ cho giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 khi hạ đặt bất hợp pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014.
Tháng 1 năm 2015, tàu chiến biên đội hộ tống tốp thứ 18 Hải quân Trung Quốc thăm quân cảng của Anh, thực hiện "ngoại giao pháo hạm". Trong hình là tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành số hiệu 571 của Hạm đội Nam Hải, loại tàu triển khai ở Biển Đông, từng hỗ trợ cho giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 khi hạ đặt bất hợp pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014.

Về tiếp tế hậu cần cho hạm đội ở nước ngoài, tác giả đã đưa ra 6 loại mô hình dưới đây:

1. Mô hình vào trạm tiếp dầu

Trong hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden, hiện nay, Trung Quốc sử dụng mô hình này. Họ toàn toàn dựa vào thăm các cảng thương mại hiện có để hoàn thành tiếp tế hậu cần. Nhưng, loại phương thức tiếp tế mang tính lâm thời này rất đắt đỏ và phương thức tiếp tế có hạn.

2. Mô hình thuộc địa nhỏ gọn

Mô hình này lấy căn cứ ở nước ngoài tại Thái Bình Dương của Đức trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất làm đại diện. Không thiết kế cho mục đích quân sự, hỗ trợ cho hoạt động thương mại ở nước ngoài, qua đó nâng cao hình tượng nước lớn thế giới của Đức.

3. Mô hình cơ sở lưỡng dụng

Nó nhấn mạnh cung cấp tiếp tế hậu cần, hỗ trợ cho nhiệm vụ an ninh phi truyền thống ở nước ngoài. Lấy tính chất kép - thương mại và quân sự làm đặc điểm.

4. Mô hình chuỗi ngọc trai

Mô hình này tương tự mô hình cơ sở hậu cần lưỡng dụng. Nhưng, mô hình chuỗi ngọc trai bao gồm thỏa thuận thăm bí mật, mục đích của xây dựng cơ sở thương mại là hỗ trợ cho hoạt động quân sự, mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ cho hoạt động quân sự đối với Ấn Độ của Trung Quốc, đạt được tham vọng xưng bá Ấn Độ Dương.

Mô hình cảng Hambantota Trung Quốc viện trợ xây dựng ở Sri Lanka
Mô hình cảng Hambantota Trung Quốc viện trợ xây dựng ở Sri Lanka

5. Mô hình kho hàng

Mô hình kho hàng hình thành ở căn cứ chiến tranh của Anh trong thời gian chiến tranh Thái Bình Dương, ở mức độ rất lớn là một căn cứ quân sự mua bán kiểu 1 trạm, quân đội có thể tiếp tế cho tàu chiến, dự trữ vũ khí, điều động lực lượng đồn trú và dự trữ tất cả các hàng cần cho hoạt động quân sự.

6. Mô hình Mỹ

Hiện nay Mỹ sử dụng mạng lưới căn cứ quân sự quy mô lớn trải rộng toàn cầu, tàu tiếp tế hỗ trợ khổng lồ và chuỗi tiếp tế mang tính thế giới được lập riêng, cung cấp tiếp tế cho các hoạt động quân sự ở nước ngoài. Hình thành mô hình đặc sắc Mỹ.

Bài viết đã phân tích nguyên tắc chính sách ngoại giao lâu dài và đặc điểm các mô hình của Trung Quốc. Ví dụ, Trung Quốc luôn nhấn mạnh nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của nước khác. Trong khi đó, "mô hình thực dân nhỏ gọn", "mô hình kho hàng" và "mô hình Mỹ" nêu trên sẽ đặt rất nhiều quân đội ở lãnh thổ có chủ quyền của nước chủ nhà, cho nên khả năng Trung Quốc thực hiện chính sách này rất nhỏ. Trong quá trình đánh giá chỉ có 2 loại mô hình có hiệu quả, đó là "mô hình cơ sở lưỡng dụng" và "mô hình chuỗi ngọc trai".

Christopher D. Yung và đội ngũ của ông đã sử dụng rất nhiều phương pháp để phân tích 2 phương án này. Bằng chứng vật chất hoặc bằng chứng hoạt động trong các công trình hiện nay đang ám chỉ điều gì? Hiện nay, mô hình hoạt động tác chiến của Hải quân Trung Quốc cho thấy họ bố trí các công trình gì với các nước khu vực Ấn Độ Dương?

Tháng 9 năm 2014, tàu ngầm thông thường Type 039 Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở cảng Colombo, Sri Lanka
Tháng 9 năm 2014, tàu ngầm thông thường Type 039 Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở cảng Colombo, Sri Lanka

Căn cứ quân sự cần đặc điểm gì để hỗ trợ cho kế hoạch lâu dài của Trung Quốc, tiến hành hoạt động quân sự thông thường, tấn công đối thủ cạnh tranh ở Ấn Độ Dương? Phải chăng có bằng chứng cho thấy, những điểm điểm bày bao gồm cả công trình cảng thương mại Trung Quốc đầu tư xây dựng ở Ấn Độ Dương?

Cuối cùng, Trung Quốc nếu muốn xây dựng lực lượng quân sự ở Ấn Độ Dương, đặt tài sản hải quân được rất coi trọng trong môi trường có mối đe dọa, đồng thời có thể được bảo lưu khi tài sản hải quân không thể nhanh chóng ứng phó các loại mối đe dọa của Trung Quốc, mô hình này phải chăng có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc?

Bài báo đưa ra kết luận, hiện nay còn không đủ bằng chứng khẳng định Trung Quốc sẽ thúc đẩy "mô hình chuỗi ngọc trai". Các nhà phân tích cảng biển cho rằng, cảng biển "chuỗi ngọc trai" - cảng Gwadar của Pakistan, Hambantota của Sri Lanka, Chittagong của Bangladesh và quần đảo Coco của Myanmar thiếu đặc điểm cần thiết để hỗ trợ cho hành động tác chiến chủ yếu, cũng hầu như không có bằng chứng chứng minh bất cứ một căn cứ quân sự nào có thể ẩn náu trong những cảng này.

Hiện nay, hành vi trong mô hình tác chiến của Hải quân Trung Quốc dựa vào những công trình khác; hoàn toàn không phải là chỉ có "mô hình chuỗi ngọc trai". "Mô hình chuỗi ngọc trai" không có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc.

Biên đội hộ tống tốp thứ 6 Hải quân Trung Quốc, biên đội này sử dụng tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 (chạy trước) của Hạm đội Nam Hải
Biên đội hộ tống tốp thứ 6 Hải quân Trung Quốc, biên đội này sử dụng tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 (chạy trước) của Hạm đội Nam Hải

Bởi vì, điều này đặt tài sản có giá trị cao của Hải quân Trung Quốc trong phạm vi mối đe dọa của tên lửa và tấn công chính xác đường không của Ấn Độ, làm cho lãnh thổ Trung Quốc càng dễ bị đe dọa. Ngoài ra, xây dựng lực lượng hải, không quân kiểu tấn công cỡ lớn và căn cứ bảo đảm hậu cần liên quan ở Ấn Độ Dương sẽ đe dọa xây dựng hình tượng "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc.

Trong khi đó, "mô hình cơ sở lưỡng dụng" có ý nghĩa đặc biệt đối với hỗ trợ cho các hành động của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong tương lai. Nó nhằm ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống nhằm vào lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài. Làm giảm gánh nặng hậu cần cho hoạt động của Hải quân Trung Quốc ở nước ngoài, hơn nữa có các tác dụng như chỉ huy các hoạt động sơ tán phi chiến đấu đối với công dân Trung Quốc, tiến hành viện trợ nhân dạo và hành động cứu nạn.

Chuyên gia hậu cần quân sự Mỹ cho rằng, cơ sở lưỡng dụng trong loại "mô hình cơ sở lưỡng dụng" này có thể chứa hơn 100 nhân viên Trung Quốc, có thể hoạt động trong một môi trường chính trị và pháp lý rất hạn chế, hơn nữa có thể bao gồm các đặc điểm như bảo đảm hậu cần, bảo trì thiết bị tàu, bảo đảm thông tin và dự trữ vũ khí.

"Mô hình cơ sở lưỡng dụng" sẽ được đồng thuận chính trị của các nước trong khu vực này. "Công trình lưỡng dụng" hoàn toàn sẽ không tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với các nước ở khu vực này cũng như ưu thế quân sự toàn cầu của Mỹ hoặc vị thế chủ đạo khu vực của Ấn Độ. Nhưng nó có thể tạo ra thách thức ở cấp độ chính trị và ngoại giao đối với Mỹ và Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ với 2 biên đội tàu sân bay trên Ấn Độ Dương
Hải quân Ấn Độ với 2 biên đội tàu sân bay trên Ấn Độ Dương

Mặc dù James Holmes cho rằng, Trung Quốc vẫn có thể xây dựng "chuỗi ngọc trai", nhưng Christopher cho rằng Trung Quốc không có nhiều khả năng tìm kiếm một lực lượng quân sự chủ đạo khu vực Ấn Độ Dương. Cho dù họ có tham vọng này, "mô hình chuỗi ngọc trai" cũng không đủ để hỗ trợ cho nhu cầu hậu cần của lực lượng không quân và hải quân lớn tập trung cho hoạt động chiến đấu của Trung Quốc.

Trung Quốc cần một hạ tầng cơ sở hậu cần mạnh hơn để hỗ trợ cho lực lượng của họ. Điều này sẽ bao gồm bệnh viện cỡ lớn và cơ sở chữa bệnh, dự trữ và phân phối đạn dược, trung tâm nhiên liệu, mai táng, thiết bị sửa chữa trang bị tàu cỡ lớn, đội quản lý giao thông đường không, các cơ sở chi viện đường không khác và hệ thống phòng thủ tên lửa trên không.

Nhưng, khái niệm "chuỗi ngọc trai" với nền tảng là phát triển các cơ sở quân sự bí mật cảng biển thì không đủ. Ngoài ra, xây dựng các cơ sở như vậy và công trình kiến trúc cần thiết cần thời gian nghiên cứu phát triển rất dài, điều này không thể làm được bí mật, vì vậy trước khi Trung Quốc chuẩn bị thừa nhận hành vi như vậy, các nước có thể thẩm tách rất tốt ý đồ của Trung Quốc.

Báo cáo của Đại học Quốc phòng Mỹ đã giải thích tình hình này rất chi tiết, và đã chỉ rõ, ý đồ của Trung Quốc là nỗ lực xây dựng một hệ thống hỗ trợ hậu cần quân sự ở nước ngoài mạnh hơn để có thể hỗ trợ cho các hành động tác chiến liên tục. Mô hình "chuỗi ngọc trai" sớm đã mất đi hiệu quả với tính chất là khái niệm chiến lược.

Đông Bình