Báo TQ: "Biển nổi sóng, các nước chạy đua vũ trang quyết liệt"

15/12/2012 06:30
Việt Dũng (nguồn báo Phương Đông, TQ)
(GDVN) - Hải quân TQ có 62 tàu ngầm, trên 75 tàu hộ vệ và khu trục, đã biên chế tàu sân bay Liêu Ninh, nhiều tên lửa chống hạm… nhưng vẫn kém Nhật Bản.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092, Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092, Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm diesel lớp Soryu, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Tàu ngầm diesel lớp Soryu, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Tờ “The Vancouver Sun” Canada vừa có bài viết cho rằng, hiện nay Hải quân Trung Quốc có một lực lượng tàu ngầm gồm 62 chiếc tàu ngầm tấn công, trong đó có 3 tàu có thể mang theo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, được TQ cho là có khả năng tấn công phần lớn các khu vực trên lãnh thổ Mỹ.

Hơn nữa, Hải quân Trung Quốc còn đang duy trì kho vũ khí tên lửa quy mô lớn có thể đe doạ an ninh cho cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ và trên 75 tàu hộ vệ và tàu khu trục tên lửa.

Gần đây, Trung Quốc cũng đã biên chế chính thức tàu sân bay Liêu Ninh cho hải quân huấn luyện thủy thủ, đồng thời có kế hoạch chế tạo thêm 3 tàu sân bay trở lên.

Tuy nhiên, bài viết cho rằng, mặc dù Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có quy mô không bằng Hải quân Trung Quốc, nhưng họ lại có công nghệ tiên tiến hơn, khả năng của thủy thủ cao hơn.

Trong 10 năm qua, trên các vùng biển ở châu Á đã diễn ra cuộc chạy đua vũ trang, điều này có nghĩa là, bất cứ sự hiểu nhầm về chính trị nào liên quan đến tranh chấp lãnh thổ đều có thể nhanh chóng gây ra xung đột.

Hiện nay, Bắc Kinh đang cố gắng xây dựng một lực lượng hải quân tầm xa hiện đại để hậu thuẫn cho những đòi hỏi chủ quyền đối với các hòn đảo trên biển Hoa Đông và biển Đông (bất hợp pháp) của họ.

Và cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chính là phản ứng của các nước Viễn Đông và Đông Nam Á đối với mục tiêu cuối cùng không rõ ràng trong xây dựng lực lượng quân sự của Trung Quốc.

Ngày 22/8/2012, Nhật Bản hạ thủy tàu khu trục Fuyuzukilop lớp Akizuki số hiệu 118 - là thế hệ tàu khu trục mới nhất, tối tân nhất của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản hiện nay.
Ngày 22/8/2012, Nhật Bản hạ thủy tàu khu trục Fuyuzukilop lớp Akizuki số hiệu 118 - là thế hệ tàu khu trục mới nhất, tối tân nhất của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản hiện nay.
Tàu khu trục 052C Lan Châu, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục 052C Lan Châu, Hải quân Trung Quốc

Đến nay, trong những tháng qua, cuộc đối đầu trên biển Hoa Đông và biển Đông giữa Trung Quốc và các nước xung quanh chỉ liên quan tới tàu hải giám, tàu bảo vệ nghề cá và tàu lực lượng bảo vệ bờ biển.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản vào ngày 16/12 có thể sẽ cho ra đời một chính phủ liên minh do Đảng Tự do Dân chủ (LDP) lãnh đạo, trong khi đó nhà lãnh đạo đảng này, ông Shinzo Abe đã chủ trương sửa đổi Hiến pháp hòa bình Nhật Bản, tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản.

Bài viết cho rằng, mặc dù trong mấy năm qua, Trung Quốc đầu tư to lớn để hiện đại hóa hải quân, nhưng lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại là Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Trong thời gian tranh cử, ông Shinzo Abe từng nói bóng gió rằng, ông có thể triển khai quân đội và tàu chiến ở đảo Senkaku.

Hiện nay, vấn đề đảo Senkaku còn chưa phải là vấn đề quan tâm trọng điểm của Quân đội Trung Quốc. Một cuộc tranh chấp lãnh thổ quan trọng khác trong khu vực chính là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông.

Trong vấn đề này, Quân đội Trung Quốc có thể đóng vai trò “hữu dụng” mạnh, mà biển Đông là tuyến đường biển quan trọng để hoạt động thương mại và vận chuyển dầu mỏ có ý nghĩa chiến lược của Trung Quốc.

Hạm đội tàu chiến Nhật Bản, đi đầu là tàu khu trục lớp Kongo
Hạm đội tàu chiến Nhật Bản, đi đầu là tàu khu trục lớp Kongo

Nhưng, nếu Nhật Bản điều tàu chiến chủ trương chủ quyền đối với đảo Senkaku, chứ không phải là tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển mà họ đang sử dụng hiện nay, thì tình hình có thể sẽ thay đổi.

Bài báo chỉ ra, khi hoạch định và xây dựng lực lượng hải quân hiện đại, mục tiêu của Bắc Kinh là muốn có được khả năng giải quyết vấn đề Đài Loan, Trung Quốc còn hy vọng có thể bảo vệ tuyến đường xuất nhập khẩu trên biển của họ.

Đối với vấn đề này, Bắc Kinh có kế hoạch ngăn chặn và đánh bại quân Mỹ - lực lượng có thể được điều đến hỗ trợ cho các đồng minh của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Vì vậy, Trung Quốc đã xây dựng hạm đội tàu ngầm gồm 62 chiếc tàu ngầm tấn công, trong đó 3 chiếc có thể mang theo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Gần đây, Trung Quốc đã biên chế chính thức tàu sân bay Liêu Ninh cho hải quân, dùng để đào tạo thủy thủ, đồng thời họ còn có kế hoạch chế tạo thêm 3 tàu sân bay trở lên.

Tàu sân bay trực thăng Hyuga, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Nhật Bản còn đang tiếp tục chế tạo thêm tàu sân bay trực thăng 22DDH, lượng giãn nước 24.000 tấn, lớn hơn tàu sân bay trực thăng Hyuga 30%.
Tàu sân bay trực thăng Hyuga, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Nhật Bản còn đang tiếp tục chế tạo thêm tàu sân bay trực thăng 22DDH, lượng giãn nước 24.000 tấn, lớn hơn tàu sân bay trực thăng Hyuga 30%.
Ngày 25/9/2012, Trung Quốc bàn giao tàu sân bay Liêu Ninh cho Hải quân, hiện chưa có khả năng chiến đấu
Ngày 25/9/2012, Trung Quốc bàn giao tàu sân bay Liêu Ninh cho Hải quân, hiện chưa có khả năng chiến đấu

Trong khi đó, Nhật Bản sở hữu 2 tàu sân bay trực thăng, 32 tàu khu trục các loại, 16 tàu ngầm. Mặc dù quy mô thấp hơn nhiều so với Hải quân Trung Quốc, nhưng công nghệ, kỹ thuật của Nhật Bản tiên tiến hơn, hơn nữa thủy thủ của họ có khả năng vượt xa thủy thủ Trung Quốc.

Điều đáng chú ý là, khả năng Nhật Bản nới lỏng hạn chế của Hiến pháp hòa bình (bản hiến pháp này đã làm hạn chế to lớn phạm vi và tình hình hoạt động của Lực lượng Phòng vệ), rất được các nước Đông Nam Á (có tranh chấp đảo đá và tài nguyên thiên nhiên với Trung Quốc) hoan nghênh.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario vừa trả lời phỏng tờ “Thời báo Tài chính” Anh cho biết: Chúng tôi rất hoan nghênh đối với vấn đề này. Chúng tôi đang tìm nhân tố cân bằng tại khu vực này, trong khi đó Nhật Bản có thể sẽ trở thành một nhân tố cân bằng quan trọng.

Chính phủ Manila của Tổng thống Philippines Benigno Aquino là mục tiêu cụ thể mà Trung Quốc nhằm vào ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham).

Tháng 6/2012, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines định bắt tàu cá Trung Quốc, hai bên sau đó xảy ra đối đầu kéo dài.

Philippines đã sở hữu 8 máy bay trực thăng W3A Sokol, mua của công ty trực thăng PZL Swidnik, Ba Lan, trị giá 3 tỷ Peso.
Philippines đã sở hữu 8 máy bay trực thăng W3A Sokol, mua của công ty trực thăng PZL Swidnik, Ba Lan, trị giá 3 tỷ Peso.

Philippines cũng đang mua sắm rất nhiều vũ khí trang bị hải quân mới. Đến nay, vũ khí trang bị họ mua gồm có tàu tuần tra, máy bay trực thăng, một tàu hộ vệ của Mỹ được tân trang lại và 2 thuyền máy cũ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.

Philippines đang mua tàu tấn công đa năng do Đài Loan nghiên cứu chế tạo, đồng thời còn đang đặt mua tàu hộ vệ và máy bay tấn công chống hạm do Italia nghiên cứu chế tạo.

Trong các nước Đông Nam Á khác, tàu ngầm là công cụ được hoan nghênh nhất. Indonesia là nước đầu tiên của khu vực này mua sắm tàu ngầm. Singapore đang nâng cấp hạm đội tàu ngầm của họ, tăng mới 2 tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển, còn Malaysia thì đã mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene do Pháp chế tạo.

Thái Lan và Philippines cũng đang cân nhắc mua sắm tàu ngầm. Đúng như báo cáo gần đây của Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy của Australia chỉ ra, các tuyến đường hàng hải ở châu Á đang trở nên “chật chội hơn, có tính chất tranh chấp, dễ xảy ra xung đột vũ trang hơn”.

Philippines mua tàu tuần tra lớp Hamilton cũ của Mỹ
Philippines mua tàu tuần tra lớp Hamilton cũ của Mỹ
Philippines đặt mua 2 tàu hộ vệ lớp Maestral cũ Hải quân Italia, trị giá 280 triệu USD.
Philippines đặt mua 2 tàu hộ vệ lớp Maestral cũ Hải quân Italia, trị giá 280 triệu USD.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam, mua của Nga
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam, mua của Nga
Tàu hộ vệ tàng hình HQ-012 Lý Công Uẩn lớp Gepard của Việt Nam.
Tàu hộ vệ tàng hình HQ-012 Lý Công Uẩn lớp Gepard của Việt Nam.
Việt Nam mua hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển K300P Bastion-P của Nga - là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di độngcó tầm bắn khoảng 300 km.
Việt Nam mua hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển K300P Bastion-P của Nga - là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di độngcó tầm bắn khoảng 300 km.
Tàu ngầm RSS Archer của trung đội 171, thuộc Bộ Tư lệnh hạm đội Hải quân Singapore. Singapore mua 2 chiếc loại này của Thụy Điển
Tàu ngầm RSS Archer của trung đội 171, thuộc Bộ Tư lệnh hạm đội Hải quân Singapore. Singapore mua 2 chiếc loại này của Thụy Điển
Tàu ngầm thông thường lớp Scorpene, Malaysia mua của Pháp
Tàu ngầm thông thường lớp Scorpene, Malaysia mua của Pháp
Việt Dũng (nguồn báo Phương Đông, TQ)