Báo Trung Quốc: Không sợ sức ép bên ngoài khi tăng chi tiêu quân sự

02/03/2012 15:17
Việt Dũng (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Trung Quốc chuẩn bị công bố ngân sách quốc phòng, vấn đề tăng chi tiêu quân sự không cần phải nhìn vào “sắc mặt” của phương Tây.

Tờ “Quang Minh” vừa có bài viết nhan đề “Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự không cần phải nhìn vào sắc mặt của phương Tây”.

Bài viết cho biết, “Lưỡng hội” sắp đến, Trung Quốc lại sẽ công bố ngân sách quốc phòng năm mới. Hy vọng rằng, Trung Quốc không phải bận tâm đến sức ép của dư luận phương Tây, duy trì tăng trưởng ổn định 2 con số về chi tiêu quân sự.

Trung Quốc tăng cường chế tạo tàu đổ bộ 071
Trung Quốc tăng cường chế tạo tàu đổ bộ 071

Bài báo cho biết, năm 2011, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng 12,7%, nhưng năm 2010, mức tăng chi tiêu quân sự lại tụt xuống 7,5%.

Năm 2010, do giảm mức chi tiêu quân sự, dư luận phương Tây đã giảm lên án Trung Quốc, nhưng năm 2011, do chi tiêu quân sự tăng trở lại 2 con số, dư luận phương Tây lại lên án mạnh mẽ hơn. Về vấn đề này, Trung Quốc không nên “do dự” quá nhiều về mức tăng chi tiêu quân sự.

Theo bài báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chậm lại, nhưng các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả sẽ không yếu đi, thu nhập tài chính sẽ tiếp tục mở rộng.

Người dân Trung Quốc trông đợi rất cao về tăng chi tiêu quân sự, nguồn tăng sẽ không thành vấn đề.

Báo Trung Quốc viết, sự chỉ trích của bên ngoài sẽ không thể làm tăng gánh nặng dư luận quá mức cho Trung Quốc.

Việc lên án Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự đã “quen” cả đối với phương Tây và Trung Quốc. Những thiệt hại cho an ninh Trung Quốc từ những lời chỉ trích này cơ bản chẳng thấm vào đâu so với những lợi ích quốc phòng thực tế từ việc tăng chi tiêu quân sự.

Theo báo Trung Quốc, sự trỗi dậy của Trung Quốc từng bước thành hình, tâm lý đề phòng do Trung Quốc do ảnh hưởng của bên ngoài thậm chí có ý thù địch.

Nếu không có quốc phòng mạnh làm hậu thuẫn, những thái độ bất hợp lý sẽ ngày càng trắng trợn hơn, một số quan điểm xấu sẽ biến thành “xung lực” hành động.

Đặc biệt, Mỹ là một siêu cường quân sự trên thế giới, họ đặt trọng tâm phòng thủ chiến lược nhằm vào Trung Quốc.

Tâm lý đề phòng này hoàn toàn không phải không thể lý giải, nhưng có thông tin cho biết, Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự nói chung tương đối tùy tiện.

Một khi họ nắm chắc phần thắng và tin là sẽ không bị đáp trả quá sức mình, họ sẽ dùng sức ép quân sự làm thủ đoạn có lợi nhất, hiệu quả nhất.

Xe tăng Type 59 của Trung Quốc.
Xe tăng Type 59 của Trung Quốc.

Theo bài viết, Trung Quốc ngày càng nổi lên trên sân khấu chính trị quốc tế, khả năng quốc phòng mạnh chắc chắn phải được đẩy nhanh xây dựng.

Tình hình thế giới thay đổi rất nhanh, không gian “hòa mà không đồng” giữa các lực lượng chiến lược chính trên thế giới có dấu hiệu thu nhỏ.

Nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ tiếp tục bị lung lay trên vũ đài thế giới. Toàn cầu hóa đã củng cố giá trị của hòa bình, nhưng cũng đang tạo ra nhiều điểm xung đột hơn so với trước đây.

Vấn đề eo biển Đài Loan chưa được loại trừ tận gốc, tranh chấp các đảo đá ở xung quanh Trung Quốc có thể leo thang bất cứ lúc nào, đồng thời có thể phát triển thành căng thẳng chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương bởi sự can thiệp của các nước lớn.

Trung Quốc hoàn toàn không có nhiều quyền chủ động trong việc kiểm soát những rủi ro này. Trung Quốc vẫn không có khả năng ngay cả thông qua các phương tiện chính trị làm cho nguy cơ chiến tranh tránh xa mình.

Tăng cường sức mạnh quân sự là một phần quan trọng duy trì tính hài hòa cho sự phát triển của Trung Quốc. Phạm vi lợi ích của Trung Quốc đang mở rộng, cạnh tranh với bên ngoài trở nên gay gắt, nếu bên ngoài tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc, sẽ dễ gây ra rối loạn chính trị quốc tế đáng sợ.

Ngăn chặn điều này, duy trì quan hệ đi lên giữa Trung Quốc với bên ngoài là một trong những nền tảng cho sự ổn định lâu dài của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trung Quốc luôn tăng chi tiêu quân sự.
Trung Quốc luôn tăng chi tiêu quân sự.

Tờ “Quang Minh” nhấn mạnh, sức mạnh quân sự của Trung Quốc phải theo kịp, tương xứng với sức mạnh tổng hợp quốc gia và lượng tiếp xúc với bên ngoài.

Trung Quốc không phải chỉ thực sự trở thành một cường quốc quân sự, hơn nữa phải tham gia vào quá trình tạo dựng chính sách và thái độ đối với Trung Quốc của các nước.

Vì vậy, Trung Quốc cần duy trì sự “thản nhiên” trong vấn đề chi tiêu quân sự. Phải làm cho thế giới bên ngoài hiểu rõ tính tất yếu phải tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc, nếu có người không hiểu thì đi theo họ, rồi đến một ngày họ quen và hiểu.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc là một quốc gia “yêu chuộng hoà bình”, điều này “không có quan hệ tuyệt đối với chi tiêu quân sự của Trung Quốc”. Mức tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong năm nay sẽ “phù hợp và đầy đủ”.

Hệ thống phòng không tầm gần 730 trang bị cho tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Hệ thống phòng không tầm gần 730 trang bị cho tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Việt Dũng (Theo báo Quang Minh)