Bất ngờ trong 30 phút trò chuyện với ăn mày

08/02/2012 08:57
Hải Sơn - Cao Tuân
(GDVN) - Đầu năm là “mùa” của lễ hội trên khắp cả nước, vì thế đây cũng là dịp để cánh  "cái bang" nở rộ và bội thu. Chuyện không phải là đùa…
Giật mình khi 30 phút quan sát ăn mày “hành nghề”
Có lẽ cũng bởi tâm lý chung vào dịp cuối năm và nhất là những ngày đầu năm, khi hàng loạt các lễ hội diễn ra, thì cánh ăn mày sẽ “nở rộ” hòng nhận lấy sự mở lòng của nhiều người. Bởi đội quân ăn mày nắm được tâm lý của mỗi con người khi vào thời gian này thường rất hào phóng đi viếng chùa, vui chơi lễ hội sẽ mở hầu bao, cũng như “ban phát” một cái gì đó và mong muốn một năm mới sẽ phát tài, phát lộc sẽ đến với mình.
Cụ Tạ Thị Xa làm "nghề" ăn mày ở chùa Hương
Cụ Tạ Thị Xa làm "nghề" ăn mày ở chùa Hương
Cũng vì nguyên do này mà lực lượng cái bang được đà “tung hoành” ở những nơi đông người, lễ hội đầu năm, lễ chùa cầu sức khỏe, tiền, tài… Để tìm hiểu về những “ngón nghề” của cánh ăn xin tại những nơi “dễ kiếm” này, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã dõi theo để ghi nhận hoạt động vốn tưởng ở tận đáy của xã hội này, nhưng lại kiếm tiền triệu/ngày cũng không khỏi giật mình.

Vào vai một vị khách hành hương lễ chùa đầu năm tại Chùa Hương (huyện Mỹ Đức Hà Nội), PV thấy hội chùa Hương 2012 có nhiều điểm tích cực hơn mọi năm. Đặc biệt là đội quân ăn mày nằm vật vã van xin “khoe” ra thương tật thân xác đã không còn nhiều nữa.
Tuy nhiên, suốt từ bến đò lên Hương Tích, PV vẫn bắt gặp cảnh ăn xin của một bà cụ Tạ Thị Xa (91 tuổi) ở trên đường bộ (gần khu vực giếng Tiên) lên đỉnh chùa. Theo quan sát của PV, bà cụ 91 tuổi này có dáng hình khắc khổ, da nhăn nheo, ít nói dễ nhận thấy ở ngưỡng cửa phía cuối của cuộc đời một con người.
Nơi bà lão ngồi là một chỗ sạch sẽ, bên cạnh là một tấm bảng có những dòng chữ nói về cuộc đời khốn khó của cụ. Những người bộ hành khi lên chùa thường hay nghỉ chân và thư thái đầu óc tại chính nơi này. Vì thế, hễ có ai qua đoạn đường này cũng phải dừng lại lướt nhanh những dòng chữ được viết cẩn thận trên tấm bảng trắng foc-mi-ca. Và, khi nhìn thấy điều này, có lẽ chẳng ai không dừng lại biếu cụ một vài đồng tiền lẻ.
XEM THÊM HÌNH ẢNH CỰC ĐỘC CỦA CÁI BANG CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM
Ăn mày ở Đền Trần (ảnh Hoàng Lâm)
Ăn mày ở Đền Trần (ảnh Hoàng Lâm)

Để khắc họa thu nhập của những người làm “nghề” ăn mày, PV đã dừng lại khoảng 30 phút để trò chuyện, ghi hình, chụp ảnh bà cụ “hành nghề” ở đáy của xã hội. Trong suốt khoảng thời gian ấy, mỗi người đến với cửa Phật cũng bớt chút cho cụ một vài đồng. Người 1 nghìn, người 2 nghìn, người thì một chục, hai chục, năm chục thả xuống cho bà cụ khốn khổ…
Theo quan sát của PV, 30 phút "dính liền" vào hoạt động động ấy cũng phải 50 chục người dừng lại và cho tiền. Thậm chí, có đoàn gần 20 người ăn mặc lịch sự bắt gặp bà cụ ngồi khổ sở với bộ quần áo rách tươm ấy cũng không ngần ngại “bố thí” cho một vài nghìn (đồng) coi như sẻ chia với con người đói khổ.
XEM THÊM HÌNH ẢNH CỰC ĐỘC CỦA CÁI BANG CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM
Ăn mày ở Hội Lim (ảnh T.Nguyễn)
Ăn mày ở Hội Lim (ảnh T.Nguyễn)

Như vậy, nhẩm tính mỗi người cho bà cụ trung bình ít nhất 2.000 đồng (chưa kể những người khác cho mệnh giá gấp nhiều hơn số nhẩm tính mức trung bình, thậm chí 10.000đ - 20.000đ). Trong khi đó, hội chùa Hương mỗi ngày cũng thu hút khoảng 3 – 5 nghìn lượt khách/ngày đến thăm quan, lễ chùa, thì con số người cho tiền ít nhất cũng phải khá đông số người đi qua, bắt gặp bà cụ.
“Mỗi ngày cũng được 500 – 800 nghìn đồng, hôm ít hôm nhiều” – cụ Xa cho biết. Theo điều tra, con số đó còn “sai số”cũng phải hơn 1/3 số tiền thực mà một ngày bà cụ xin được. Bởi, chỉ khoảng vẻn vẹn 30 phút PV quan sát, bà cụ cũng phải xin được gần 300.000đ của du khách viếng chùa bỏ xuống…

Ghi nhận ăn mày bội thu ở nơi cửa chùa, lễ hội khác

Tại lễ phát ấn ở Đền Trần (Nam Định), hoạt đồng ăn mày cũng “giăng” khắp các ngả đường dẫn vào đền. Hoạt động của cánh ăn mày mặc dù được lực lượng chức năng ngăn chặn nhưng cũng không xuể.
XEM THÊM HÌNH ẢNH CỰC ĐỘC CỦA CÁI BANG CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM

Ăn mày bội thu lễ hội đầu năm (ảnh chụp tại chùa Bái Đính
Ăn mày bội thu lễ hội đầu năm (ảnh chụp tại chùa Bái Đính

Hay như ở lễ hội Lim (Tiên Du – Bắc Ninh), hoạt động ăn xin, ăn mày mặc dù nghiêm ngặt nhưng “đội quân hành khất” vẫn chiếm lĩnh những góc nhỏ để xin xỏ người đến hội. Thậm chí, đây còn là một đường dây có “bảo kê” cảnh giới mỗi khi lực lượng an ninh đi tuần, kiểm tra.
Nhưng với “chiêu thức” phô ra sự đau khổ, than khóc thảm thiết mà sự xót thương, chia sẻ của con người cũng mang đến cho cánh ăn mày tiền triệu một ngày là chuyện bình thường.
Ở những nơi khác như chùa Yên Tử (Quảng Ninh), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)..., cánh ăn mày kiếm vài triệu đồng/ngày không phải là chuyện hiếm thấy. “Sốc” hơn, chuyện thật như nói chơi ở chùa Bái Đính (Ninh Bình) thu nhập từ việc đi ăn mày mà kiếm được 10 triệu đồng/người/ngày quả là khó tin.


Thông tin hấp dẫn:

Cô gái bị xăm rết

Quan chức chơi cờ tiền tỷ

Những con đường đầy bao cao su

Bạo hành dã man ở Vĩnh Phúc

Bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện Phụ sản TƯ

Lạc vào thế giới đêm Hà Thành

Điều kỳ diệu về cụ rùa Hồ Gươm

Những câu chuyện ở Trường bắn

Chọc gậy bánh xe

Bộ trưởng Đinh La Thăng

Tra tấn ôsin dã man

Sát thủ Lê Văn Luyện

Các chùm ảnh: Hay, đặc sắc

Hình ảnh cực độc chỉ có ở Việt Nam

Hình ảnh ghi tư các lễ hội Việt Nam

Hình ảnh cực độc: Ngộ nghĩnh như trẻ em


Hải Sơn - Cao Tuân