Biên chế tổ chức của lữ đoàn tên lửa mặt đất 9K72 của Nga (P1)

01/09/2012 14:50
Nguồn: Quân Sử Việt Nam
(GDVN) - Lữ đoàn tên lửa mặt đất cấp chiến thuật chiến dịch 9K72 của Liên xô được phân làm 2 loại tuỳ thuộc nó là đơn vị dự bị hoả lực của BQP hay của quân khu.
Nhìn chung, một lữ đoàn tên lửa mặt đất của chính binh bao giờ cũng được biên chế trang bị đầy đủ hơn một lữ đoàn tên lửa mặt đất của phiên binh. Cơ cấu biên chế tổ chức mang tính phân biệt này cũng được áp dụng cho các lữ đoàn tên lửa thuộc nhóm tập đoàn quân của Liên xô đóng ở nước ngoài so với các lữ đoàn tên lửa viện trợ cho các nước đồng minh hoặc xuất khẩu cho các nước thuộc thế giới thứ ba.  

Xe phóng 9P117 của một lữ đoàn tên lửa mặt đất Xô viết trong trạng thái hành quân (ảnh: militaryrussia.ru)
Xe phóng 9P117 của một lữ đoàn tên lửa mặt đất Xô viết trong trạng thái hành quân (ảnh: militaryrussia.ru)

Lữ đoàn tên lửa lục quân (армейская ракетная бригада) là đơn vị dự bị hoả lực cho BQP Liên xô. Từ năm 1978 về sau, một lữ đoàn tên lửa lục quân được trang bị tổ hợp tên lửa 9K72 Elbrus có biên chế tổ chức trong thời chiến/thời bình như sau:

Cơ quan bộ tư lệnh lữ đoàn gồm 4 phòng (tham mưu, hậu cần, chính trị và kĩ thuật) và các đơn vị trực thuộc sau:

- Đại đội chỉ huy (Батарея управления) gồm các trung đội (vô tuyến điện sóng ngắn, vô tuyến điện sóng trung, vô tuyến điện tiếp sức, hữu tuyến điện, vệ binh) và ban điều lệnh doanh trại;

- Đại đội khí tượng (Метеорологическая батарея) gồm 3 trung đội khí tượng trực thuộc;

- Đại đội sửa chữa và hiệu chỉnh (Батарея ремонта и регламента) gồm 2 trung đội (sửa chữa đạn và sửa chữa xe phóng), 1 ban hiệu chỉnh và 1 xưởng sửa chữa khí tài thông tin liên lạc;

- 3 Tiểu đoàn tên lửa trực thuộc (Отдельный ракетный дивизион). Mỗi tiểu đoàn hoả lực có 1 ban chỉ huy tiểu đoàn (1 tiểu đoàn trưởng, 1 phó tiểu đoàn trưởng chính trị và 1 phó tiểu đoàn trưởng kĩ thuật), 1 đại đội chỉ huy (ban tính toán phần tử phóng, ban phòng xạ hoá và trung đội thông tin), 2 đại đội hoả lực (với mỗi đại đội có 1 trung đội điều khiển và 2 trung đội xe phóng), 1 đại đội kĩ thuật (1 trung đội chuyên chở nạp liệu và 1 trung đội lắp ráp đạn), 1 trung đội cung ứng vật tư, 1 trung đội hậu cần và 1 trạm xá;
 
- Đại đội công binh (Инженерно-саперная рота) với 3 trung đội công binh trực thuộc;

- Trung đội phòng xạ hoá (Взвод РХР);

- Trung đội xe máy (Автомобильный взвод);

- Trung đội tiếp phẩm (Хозяйственный взвод);

- Bệnh xá lữ đoàn (Медицинский пункт бригады);

- Phòng truyền thống và hội trường lữ đoàn (Оркестр бригады)

- Trong thời bình ở bộ tư lệnh lữ đoàn bỏ trung đội vệ binh thuộc Đại đội chỉ huy;

- Trong thời chiến ở bộ tư lệnh lữ đoàn bỏ ban điều lệnh doanh trại thuộc Đại đội chỉ huy, bỏ cụm phòng truyền thống và hội trường, đồng thời tăng cường 1 đại đội hỏa lực cho mỗi tiểu đoàn tên lửa.

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông

>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55

>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga

>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc

>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam

>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA

>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ

>> Xem các tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam

>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân

>> Các tuần tra hạm của Hải quân nhân dân Việt Nam

 >> Sức mạnh chiến hạm tên lửa Molnya của Hải quân Việt Nam  >> Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển CASA-212-400
 >> Báo Trung Quốc đăng ảnh các học viên tàu ngầm Việt Nam tại Nga  >> Thăm “vua” Đinh Tiên Hoàng tại quân cảng Cam Ranh
Nguồn: Quân Sử Việt Nam