Các nước lớn tiếp tục đua nhau phát triển tên lửa xuyên lục địa

11/11/2013 13:29
Đông Bình
(GDVN) - Bài báo đã đánh giá tầm quan trọng, tình hình và xu hướng phát triển của tên lửa xuyên lục địa của các nước lớn hiện nay.
Gần đây, những thông tin liên quan đến tên lửa xuyên lục địa liên tiếp xuất hiện trên báo chí: Nhật Bản phóng tên lửa thể rắn có tiềm năng phát triển thành tên lửa xuyên lục địa; Ấn Độ 2 lần phóng thử tên lửa mới Agni-5; Mỹ lấy ra khỏi kho vũ khí và phóng thử tên lửa Minuteman-3; tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm mới của Nga sau khi trang bị lần đầu tiên phóng thử thất bại...

Trên thực tế, từ khi ra đời đến nay tên lửa xuyên lục địa tuy được coi là thanh "trường kiếm nước lớn", nhưng chưa từng được sử dụng cho chiến đấu thực tế, trái lại, trong chiến tranh hiện đại, những vũ khí dẫn đường chính xác như tên lửa hành trình mới có "đường lớn thênh thang", "thể hiện được đầy đủ tài năng".

Như vậy, hiện nay, tại sao không ít quốc gia chạy đua "đốt lò đúc kiếm"? Nghiên cứu chế tạo tên lửa xuyên lục địa cần phải đột phá những khó khăn công nghệ nào? Nhìn vào chiến tranh tương lai, nó có xu thế phát triển mới như thế nào?

Từ sản phẩm của Chiến tranh Lạnh đến tấm danh thiếp của nước lớn

Tư tưởng thiết kế của tên lửa xuyên lục địa sớm nhất có thể ngược dòng đến chương trình A910 do chuyên gia tên lửa nổi tiếng Đức Wernher von Braun đề nghị với Chính phủ Nazi vào thập niên 1930-1940.

Sau đó, Đức thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chương trình này không thể thực hiện, nhưng đã phát triển được tên lửa đạo đạo tầm trung sớm nhất V2. Sau này, người ta đã tiếp tục nỗ lực tăng tầm phóng cho tên lửa.

Theo thông lệ quốc tế, tên lửa xuyên lục địa thường là tên lửa kiểu đạn đạo có tầm bắn lớn hơn 8.000 km. Nhưng, vị trí địa lý và ý đồ chiến lược quân sự của các nước có sự khác nhau, quy định tầm bắn cho tên lửa xuyên lục địa cũng không thống nhất. Chính vì như vậy, Ấn Độ mới tuyên bố tên lửa Agni-5 có tầm bắn trên 5.000 km của họ là tên lửa xuyên lục địa.

Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III
Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III

Tên lửa xuyên lục địa thường sử dụng 2 hoặc 3 động cơ cộng lực với nhau, đem theo đầu đạn hạt nhân, có thể dùng để tấn công tầm xa đối với các mục tiêu quân sự, chính trị và kinh tế quan trọng trên lãnh thổ của kẻ thù.

Căn cứ vào sự khác nhau của vị trí phóng, tên lửa xuyên lục địa có thể phân thành 2 loại - phiên bản mặt đất và phiên bản dùng cho tàu ngầm. So với tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn, nó không chỉ có tầm bắn xa hơn, mà tốc độ cũng nhanh hơn, uy lực tấn công lớn hơn, công tác chuẩn bị cũng phức tạp hơn.

Giống như rất nhiều vũ khí mang tính chiến lược như vũ khí hạt nhân, sự ra đời và phát triển của tên lửa xuyên lục địa cũng liên quan chặt chẽ đến sự tranh giành "bá quyền" giữa Mỹ-Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Tháng 8 năm 1957, Liên Xô phóng thành công tên lửa xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới có tầm bắn đạt 8.000 km - được Quân đội Liên Xô gọi là R-7, NATO gọi là SS-6.

Loại tên lửa này đem lại năng lực tấn công hạt nhân tầm xa hoàn toàn mới, đã làm thay đổi lo lớn cán cân sức mạnh chiến lược Mỹ-Xô. Trong nỗi lo sợ, năm 1959, Mỹ cũng đã trang bị loại tên lửa xuyên lục địa đầu tiên Atlas.

Từ đây, hai nước lớn vũ khí đã thúc đẩy một cuộc chạy đua lâu dài về số lượng và chất lượng tên lửa xuyên lục địa trên trường quốc tế.

Trải qua hơn nửa thế kỷ phát triển, tên lửa xuyên lục địa đã nhiều lần được nâng cấp lên đời, đến nay, nó đang từng bước chuyển đổi từ nhiều đầu đạn, uy lực lớn, triển khai quy mô lớn sang tăng cường năng lực cơ động, năng lực tấn công chính xác.

Hiện nay, những quốc gia có thể lập tức đưa vào sử dụng tên lửa xuyên lục địa được thế giới công nhận đã mở rộng đến 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc, tên lửa xuyên lục địa trở thành tấm "danh thiếp" thể hiện năng lực răn đe của nước lớn.

Tên lửa đẩy H-2A của Nhật Bản
Tên lửa đẩy H-2A của Nhật Bản

Tầm phóng

Những năm gần đây, một số nước dồn dập phóng thử tên lửa đẩy và tên lửa tầm xa, không ít truyền thông suy đoán họ có thể có năng lực phóng tên lửa xuyên lục địa.

Trên thực tế, những tên lửa hoặc tên lửa đẩy này thực ra có thể đạt tầm phóng của tên lửa xuyên lục địa, nhưng vẫn có khoảng cách nhất định so với tên lửa xuyên lục địa thực sự.

Chẳng hạn, có nước tuy có năng lực sử dụng tên lửa đẩy nhiên liệu rắn có thể đưa vệ tinh... vào vũ trụ, nhưng hệ thống điều khiển dẫn đường của họ có thể thực hiện dẫn đường toàn bộ hành trình, bắn trúng chính xác các mục tiêu mặt đất hay không vẫn còn chưa được xác nhận; có nước có tên lửa đạn đạo tầm trung và xa, sử dụng công nghệ dẫn đường và động lực nhất định, nhưng công nghệ động cơ của họ có thể đưa tên lửa đạt tầm bắn xuyên lục địa hay không còn đáng để tiếp tục quan sát; còn có nước tuyên bố họ đã sở hữu tên lửa xuyên lục địa, nhưng do khả năng mang theo đầu đạn có hạn, trọng lượng “cất cánh” tên lửa quá lớn, muốn tiến hành phóng cơ động cũng có khoảng cách không nhỏ...

Nói chung, tên lửa đẩy hoặc tên lửa của không ít quốc gia mặc dù tạm thời đã có tầm bắn xuyên lục địa cũng chỉ là giải quyết sơ bộ vận đề “có” và “không”, muốn tiến hành tự động hóa, đưa vào chiến đấu thực tế đối với tên lửa xuyên lục địa, thì còn phải đi một con đường dài.

Với tính chất là một loại vũ khí mang tính chiến lược công nghệ cao, tên lửa xuyên lục địa là một công trình hệ thống rất phức tạp. Ccó rất nhiều khó khăn công nghệ trong nghiên cứu phát triển tên lửa xuyên lục địa, trong đó cơ bản nhất là công nghệ động cơ lực đẩy lớn.

Buồng đốt động cơ của tên lửa xuyên lục địa có nhiệt độ cao vài nghìn độ C và làm việc trong cao áp vài chục át-mốt-phe (atm), công suất có thể đạt vài triệu kW, tương đương với lượng điện dùng của một thành phố, điều này đặt ra yêu cầu tương đối cao về nguyên liệu và công nghệ chế tạo động cơ.

Đồng thời, muốn đạt được tầm bắn xuyên lục địa, thiết bị đẩy tên lửa liên kết nhiều cực và không thể áp dụng công nghệ đẩy nối ngoài, điều này đã đặt ra yêu cầu rất cao đối với lực đẩy động cơ và hiệu suất sử dụng nhiên liệu; trong các khâu như mặt tiếp xúc quá nóng, tính ổn định của đốt cháy, nếu việc xử lý không tốt một chút đều sẽ gây ra sự cố mang tính thảm họa.

Ấn Độ đã phóng 2 lần tên lửa đạn đạo Agni-5
Ấn Độ đã phóng 2 lần tên lửa đạn đạo Agni-5

Điều quan trọng hơn là “đại não” của tên lửa xuyên lục địa – tức hệ thống dẫn đường. Môi trường sức nóng trong quá trình bay của tên lửa xuyên lục địa rất khắc nghiệt, môi trường điện từ phức tạp, đặt ra yêu cầu rất khắt khe về độ tin cậy của hệ thống dẫn đường.

Có thể nói, công nghệ dẫn đường chính xác cao là điều mấu chốt để tên lửa xuyên lục địa có hiệu năng tấn công thực sự, cần phải tiến hành nghiên cứu có hệ thống sâu sắc và dự trữ công nghệ.

Ngoài ra, các năng lực “đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa” của tên lửa như tàng hình, mồi nhử, chống gây nhiễu, năng lực lắp đầu đạn hạt nhân của tên lửa và công nghệ bảo vệ đầu đạn hạt nhân tiếp tục đi vào bầu khí quyển… đều là khó khăn công nghệ phải vượt qua khi nghiên cứu phát triển tên lửa xuyên lục địa.

Ý nghĩa răn đe không thể thay thế

Đứng trước tên lửa xuyên lục địa có mối đe dọa to lớn, nhưng chưa từng được dùng cho chiến đấu thực tế, có quan điểm không được coi nhẹ: Trong vài cuộc chiến tranh cục bộ gần đây, các loại vũ khí dẫn đường chính xác như tên lửa hành trình đều đóng vai trò chính, như vậy, nhiều nước tập trung vào nghiên cứu phát triển tên lửa xuyên lục địa rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào?

Điều này không tách rời “ma lực riêng” của tên lửa xuyên lục địa. Trước hết, trên các phương diện như cự ly tấn công, hiệu quả răn đe và sát thương quy mô lớn, tốc độ nhanh, các vũ khí dẫn đường chính xác như tên lửa hành trình đều không thể so sánh với tên lửa xuyên lục địa.

Thứ hai, nghiên cứu phát triển tên lửa xuyên lục địa là tiêu chí quan trọng của thực lực kinh tế và trình độ công nghiệp quốc gia, là tượng trưng của vị thế nước lớn, gia nhập “câu lạc bộ tên lửa xuyên lục địa” có lợi cho tăng cường lòng tự hào của người dân, tăng cường quyền phát ngôn trong các vấn đề quốc tế.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III của Mỹ
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III của Mỹ

Ngoài ra, do tên lửa xuyên lục địa có liên quan đến khoa học công nghệ của rất nhiều ngành như vật liệu, hóa chất, cơ khí, điện tử, vật lý hạt nhân, quá trình nghiên cứu phát triển của nó còn có thể nâng cao trình độ tổng hợp công nghệ nền tảng của quốc gia… Vì vậy, mặc dù đã “trải qua nửa thế kỷ”, tên lửa xuyên lục địa vẫn là “bánh thơm” thiết tha mơ ước của không ít quốc gia.

Hơn nữa, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự thay đổi của hình thức tác chiến, tên lửa xuyên lục địa cũng cần không ngừng tiến hóa hoàn thiện.

Chẳng hạn, ứng dụng động cơ đốt nhanh, tính năng cao, rút ngắn thời gian bay khỏi bầu khí quyển, nâng cao năng lực “sống sót”; thông qua công nghệ thay đổi quỹ đạo trong toàn bộ hành trình, thực hiện các giai đoạn bay đều có thể thay đổi đường đạn, tăng cường năng lực tự bảo vệ; đầu đạn sử dụng cánh và bánh lái cố định hoặc gấp khúc, sử dụng khí loãng ở rìa bầu khí quyển để trượt, từ đó có được năng lực cơ động ngang phạm vi lớn và bay dọc, khiến cho hệ thống phòng thủ tên lửa càng khó ứng phó…

Có thể dự kiến, trong một giai đoạn khá dài tương lai, ý nghĩa răn đe chiến lược độc đáo của tên lửa xuyên lục địa vẫn không thể thay thế.

Lịch sử các thế hệ của tên lửa xuyên lục địa

Thế hệ thứ nhất: nhiên liệu lỏng, đầu đạn đơn

Tên lửa xuyên lục địa thế hệ thứ nhất chủ yếu là chỉ tên lửa dòng SS-6 do Liên Xô nghiên cứu chế tạo và tên lửa dòng Atlas, Hercules của Mỹ vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước. Họ đã thực hiện bước nhảy vọt “từ không đến có” về tên lửa xuyên lục địa, nhưng tính năng kỹ thuật tương đối kém.

Tên lửa xuyên lục địa Bulava phòng từ tàu ngầm của Nga
Tên lửa xuyên lục địa Bulava phòng từ tàu ngầm của Nga

Những tên lửa này chủ yếu sử dụng nhiên liệu lỏng, trước khi phóng phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và không dễ dàng dự trữ, trọng lượng “cất cánh” tối đa có thể đạt 122 tấn. Uy lực lớn nhất của đầu đạn đơn lắp cho tên lửa tương đương uy lực 5 triệu tấn TNT, nhưng độ chính xác tương đối thấp, sai lệch gần 10 km.

Thế hệ thứ hai: nhiên liệu rắn, tăng tầm bắn

Nói về phát triển vũ khí trang bị, khắc phục điểm yếu của thế hệ trước thường là điểm sáng của thế hệ sau. Khắc phục những điểm yếu của tên lửa xuyên lục địa thế hệ thứ nhất như sử dụng nhiên liệu lỏng, tầm bắn ngắn, trọng lượng lớn, thời gian phản ứng dài, các tên lửa như Hercules II, Minuteman I, Minuteman II của Mỹ và SS-7, SS-8 của Liên Xô đều đã chuyển sang sử dụng đẩy nhiên liệu rắn, trọng lượng “cất cánh” tối đa giảm xuống 80 tấn, tầm bắn lại tăng đến 11.000 km, độ chính xác tăng đến 100 m, địa điểm phóng tên lửa cũng từng bước chuyển từ sử dụng tháp trên mặt đất xuống giếng phóng. Trong giai đoạn này, đầu đạn hạt nhân của tên lửa xuyên lục địa bắt đầu lắp thêm thiết bị đột phá phòng không, độ chính xác, uy lực, tính thực dụng và độ tin cậy đều được cải thiện.

Thế hệ thứ ba: đầu đạn chùm, đột phá phòng không mạnh

“Mâu” và “thuẫn” luôn cộng sinh. Cùng với sự phát triển của tên lửa xuyên lục địa, đến thập  niên 70 của thế kỷ trước, hệ thống phòng thủ tên lửa cũng sơ bộ hình thành. Đối với vấn đề này, tên lửa xuyên lục địa thế hệ thứ ba bắt đầu “rêu rao” về tăng cường năng lực đột phá phòng không.

Tên lửa chiến lược Yars của Nga
Tên lửa chiến lược Yars của Nga

Tên lửa dòng SS-9, SS-11 của Liên Xô và Minuteman III của Mỹ đều phổ biến sử dụng đa đầu đạn kiểu chùm. Khi những đầu đạn này của tên lửa bay đến địa điểm dự định, có thể phóng ra nhiều đầu đạn con từ khoang đầu đạn mẹ, cùng tấn công mục tiêu. So với đầu đạn đơn, loại đa đầu đạn kiểu chùm này có thể nâng cao có hiệu quả năng lực đột phá phòng không của tên lửa xuyên lục địa, tăng cường hiệu quả phá hủy các mục tiêu mặt đất.

Thế hệ thứ tư: đầu đạn chia hướng một lần tấn công nhiều mục tiêu

Sau khi đa đầu đạn kiểu chùm ra đời không lâu, người ta đã phát hiện ra điểm yếu của nó: đầu đạn nhỏ phần lớn bay dựa vào quán tính, độ chính xác thấp, tiêu hao lớn, không phù hợp với tấn công các mục tiêu nhỏ. Đối với vấn đề này, bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ trước, hai nước Mỹ và Liên Xô bắt đầu nghiên cứu chế tạo đa đầu đạn chia hướng tấn công.

Khác với đa đầu đạn kiểu chùm một lần phóng nhiều đầu đạn con, khoang đạn của đa đầu đạn kiểu chia hướng có thể cài đặt sẵn trật tự phóng từng đầu đạn con, đồng thời làm cho chúng lần lượt bay hướng tới các mục tiêu, từ đó có thể tấn công chính xác vài mục tiêu có khoảng cách nhất định, hoặc tập trung tấn công cùng một mục tiêu.

Các tên lửa như Pershing II của Mỹ, SS-17, SS-18, SS-19, SS-20 của Liên Xô đều là đại diện của đa đầu đạn kiểu chia hướng tấn công. Cùng với sự phát triển của công nghệ dẫn đường chính xác, độ chính xác của những tên lửa này cũng được tăng cường rất lớn, độ sai lệch chỉ còn khoảng 100 m.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Nga
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Nga

Thế hệ thứ năm: nhỏ bé hơn, chính xác hơn

Cùng với việc hệ thống phòng thủ tên lửa ngày càng vững chắc, khi tên lửa xuyên lục địa phát triển đến thế hệ thứ năm, sự coi trọng đã không còn là uy lực và tầm bắn, mà là khả năng “sống sót” và năng lực đột phá phòng không. Tên lửa xuyên lục địa của các nước chạy đua phát triển theo hướng thu nhỏ, có thể phóng cơ động bằng xe và phóng từ tàu ngầm.

Trên phương diện này, người Nga hầu như dẫn trước một bước, họ đã phát triển được nhiều loại tên lửa hạt nhân chiến lược thế hệ thứ năm như Topol-M, Yars (phiên bản mặt đất) và Bulava, Sineva. Người Mỹ cũng không cam chịu lạc hậu, đã nghiên cứu chế tạo được tên lửa xuyên lục địa Peacekeeper có thể phóng cơ động bằng đường sắt và tên lửa dòng Midgetman phóng cơ động bằng xe bánh lốp.

So với tên lửa xuyên lục địa mấy thế hệ trước, uy lực của những tên lửa này tuy có giảm đi, nhưng năng lực đột phá phòng không lại không ngừng tăng cường, hơn nữa độ chính xác ngày càng cao, thậm chí có thể trực tiếp tấn công giếng phóng tên lửa của đối phương.

Tên lửa đạn đạo xuyên lụa địa DF-31A của Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo xuyên lụa địa DF-31A của Trung Quốc
Đông Bình