Cán cân sức mạnh Trung-Mỹ chuyển mạnh theo hướng có lợi cho TQ?

23/08/2012 07:21
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - “Trung Quốc không chấp nhận hiện trạng, muốn mạnh mẽ kiểm soát các nguồn tài nguyên và vùng biển xung quanh” – theo chuyên gia Mỹ.
Trung Quốc được dư luận cho là đã phóng thử tên lửa xuyên lục địa DF-41, một loại tên lửa hạt nhân chiến lược hạng nặng.
Trung Quốc được dư luận cho là đã phóng thử tên lửa xuyên lục địa DF-41, một loại tên lửa hạt nhân chiến lược hạng nặng.

Thời báo Hoàn Cầu, TQ dẫn nguồn tin (chưa xác định mức độ chính xác) từ tờ Nguyệt san “Ngoại giao” Mỹ tháng 9/10 có bài viết nhan đề “Chống chọi với Bắc Kinh” của tác giả Aalen L Friedberg.

Bài viết cho rằng, trong 20 năm qua, Mỹ luôn áp dụng chiến lược tiếp xúc và kiềm chế đối với Trung Quốc. Từ Nixon đến Obama, các Tổng thống Mỹ tập trung thông qua ngoại giao, thương mại, hợp tác khoa học, giao lưu văn hóa, giáo dục để tiếp xúc với Trung Quốc.

Từ giữa thập niên 1990 đến nay, Chính phủ Mỹ cũng áp dụng các biện pháp duy trì sự kiềm chế sức mạnh có lợi ở Đông Á. Cùng với việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, Mỹ đã tăng cường bố trí lực lượng quân sự ở khu vực này, tăng cường hợp tác chiến lược với các đồng minh truyền thống, xây dựng quan hệ đối tác mới với các nước khác có mối quan tâm chung.

Mục tiêu của phần “tiếp xúc” trong chiến lược này là để cho Trung Quốc gia nhập các tổ chức quốc tế và thương mại toàn cầu, ngăn chặn hiện trạng thách thức của Trung Quốc, khuyến khích Trung Quốc trở thành “bên quan tâm lớn về lợi ích có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế hiện nay như chính quyền Bush đã từng nói.

Những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách Mỹ luôn hy vọng thương mại và đối thoại có thể làm cho Trung Quốc cuối cùng trở thành một quốc gia tự do, dân chủ. Một nửa khác trong chiến lược của Washington đối với Trung Quốc là “kiềm chế”, với mục tiêu là bảo vệ sự ổn định, ngăn chặn Trung Quốc xâm lược hoặc đe dọa.

Tàu chiến Trung Quốc khuấy động các vùng biển ở châu Á
Tàu chiến Trung Quốc khuấy động các vùng biển ở châu Á

Một loạt sự kiện gần đây đã đặt ra câu hỏi lớn cho 2 phần trên của chiến lược này. Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Thái Bình Dương mặc dù được ca ngợi rất lớn, nhưng liên tiếp xảy ra va chạm, xung đột. Bắc Kinh muốn tăng cường hợp tác, nhưng không giúp gì cho Washington giải quyết các vấn đề quốc tế cấp bách như chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Cuối cùng, Trung Quốc chẳng những không chấp nhận hiện trạng, ngược lại càng muốn kiểm soát trên thế mạnh đối với tài nguyên và vùng biển duyên hải.

Về mặt kiềm chế, sức mạnh quân sự của Trung Quốc liên tục tăng lên, trong khi chi tiêu quân sự của Mỹ sắp bị cắt giảm, điều này cho thấy cân bằng sức mạnh khu vực đang chuyển biến mạnh theo hướng có lợi cho Bắc Kinh - Hoàn Cầu báo nhận định.

Để làm cho chiến lược này phát huy tác dụng, phải tiến hành điều chỉnh lớn. Mỹ trước hết phải thúc đẩy kiềm chế, ứng phó với sự phát triển sức mạnh quân sự hiện nay của Trung Quốc. Ban đầu, chính quyền Obama hành động theo hướng ngược lại, nhưng năm 2010 bắt đầu thay đổi cách làm.

Quan chức Mỹ bắt đầu nhấn mạnh coi trọng sự kiềm chế. Chính quyền Obama thậm chí đã đưa ra khẩu hiệu để mô tả ý định của họ: Cùng với việc kết thúc các hành động ở Afghanistan và Iraq, Mỹ sẽ “chuyển hướng” tới Đông Á.

Mỹ dồn dập điều chỉnh bố trí quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm vào Trung Quốc.
Mỹ dồn dập điều chỉnh bố trí quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm vào Trung Quốc.

Cùng với việc tăng cường kiềm chế Trung Quốc, Mỹ cũng phải tiếp tục tiếp xúc với Trung Quốc. Quan chức Mỹ cần thông qua lời nói và hành động để nói lên rằng, họ muốn phát triển quan hệ tốt đẹp hết mức có thể với Trung Quốc.

Nhưng họ cần thay đổi thói quen phô trương thành tựu thực tế và lĩnh vực hợp tác, nhận thức được vấn đề và bất đồng giữa hai nước.

Việc nói suông về ngoại giao không có lợi cho làm mềm đi quan điểm của Bắc Kinh đối với ý đồ của Washington, trái lại sẽ truyền đi hình ảnh không thực tế về quan hệ Mỹ-Trung cho công dân Mỹ và các nước bạn bè.

Sự hiếu chiến gần đây của Trung Quốc gây lo ngại cho rất nhiều nước láng giềng, các nước láng giềng có xu hướng liên kết hơn so với trước đây. Họ hoan nghênh Washington có thái độ cứng rắn hơn, nhưng không xác định Mỹ có nguồn lực và quyết tâm thực hiện các lời hứa hay không.

Bất kỳ ai trúng cử Tổng thổng đều phải xua tan mối hoài nghi này. Đưa ra và ủng hộ chiến lược ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc và áp dụng thủ đoạn cứng rắn hơn trong tiếp xúc kinh tế, hai thứ này đều quan trọng. Khi tiếp xúc và kiềm chế Bắc Kinh, Mỹ phải hết sức thúc đẩy Trung Quốc thực hiện “từng bước mềm mỏng” như người đề xuất chiến lược “ngăn chặn” thời kỳ Chiến tranh Lạnh, George Buchanan đưa ra.

Mỹ tổ chức liên tiếp các cuộc diễn tập quân sự ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc. Trong hình là tàu chiến hải quân của 22 nước vừa tham gia cuộc diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương-2012" do Mỹ tổ chức, không mời Trung Quốc.
Mỹ tổ chức liên tiếp các cuộc diễn tập quân sự ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc. Trong hình là tàu chiến hải quân của 22 nước vừa tham gia cuộc diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương-2012" do Mỹ tổ chức, không mời Trung Quốc.
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)