Cận cảnh hố đen nuốt chửng một ngôi sao đi lạc

04/05/2012 13:09
Nguyễn Hường (theo Daily Mail)
(GDVN) - Một ngôi sao đi lang thang quá gần với tâm của một thiên hà 2,7 tỷ năm ánh sáng đã bị một lỗ đen của nó hút vào, xé nhỏ và nuốt chửng.
Các nhà khoa học của NASA đã may mắn ghi lại được hình ảnh cận cảnh một ngôi sao đi lang thang quá gần với tâm của một thiên hà 2,7 tỷ năm ánh sáng đã bị một lỗ đen của nó hút vào, xé nhỏ và nuốt chửng.
Ngôi sao kém may mắn bị lỗ đen nuốt chửng
Ngôi sao kém may mắn bị lỗ đen nuốt chửng
Đây được cho là lần đầu tiên các nhà khoa học Trái Đất được chứng kiến cảnh tượng ngoạn mục này trong vũ trụ nhờ kính viễn vọng thuộc đài quan sát Pan-STARRS1 ở Hawaii. Những lỗ đen siêu lớn, có trọng lượng gấp từ hàng triệu đến hàng tỷ lần so với Mặt trời thường ẩn nấp trong trung tâm của hầu hết các ngân hà. Những "con quái vật khổng lồ" này thường nằm im lặng lẽ chờ cho đến khi có một nạn nhân, chẳng hạn như một ngôi sao, đi lang thang gần nó và sử dụng lực hấp dẫn siêu nặng để nuốt chửng chúng. Một nhóm các nhà thiên văn học dẫn đầu bởi nhà nghiêm cứu Suvi Gezari thuộc Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Maryland (Mỹ) đã xác định được nạn nhân của lỗ đen trên là một ngôi sao giàu khí helium. "Khi một ngôi sao bị xé nát bởi những lực hấp dẫn của lỗ đen, một số phần còn lại của nó rơi vào vào lỗ đen, trong khi phần còn lại được đẩy ra ở tốc độ cao - ông Gezari cho biết. Phần ánh sáng được tạo ra trong quá trình ngôi sao này bị hút bởi lỗ đen được xác định là do khí heli. Phát hiện mới còn giúp các nhà khoa học có thêm thông tin về môi trường khắc nghiệt xung quanh lỗ đen và các loại sao xoáy xung quanh nó.  
Nguyễn Hường (theo Daily Mail)