Chi tiêu quốc phòng Trung Quốc 2015 hơn Anh, Đức, Pháp cộng lại

04/02/2014 07:43
Nguyễn Hường
(GDVN) - Dự báo mới cho thấy chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ vượt qua Anh, Đức và Pháp cộng lại vào năm 2015.
Ngân sách quân sự toàn cầu đã tăng lần đầu tiên trong năm năm qua vào năm 2014 nhờ tăng mạnh chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc và Nga, báo cáo hàng năm của các chuyên gia toàn cầu thuộc tổ chức IHS cho biết.
Dự báo mới cho thấy chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ vượt qua Anh, Đức và Pháp cộng lại vào năm 2015.
Dự báo mới cho thấy chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ vượt qua Anh, Đức và Pháp cộng lại vào năm 2015.
Chi tiêu quân sự ở Châu Á và Trung Đông tiếp tục tăng, trong khi Mỹ và châu Âu thu hẹp lại do ảnh hưởng từ các chính sách thắt lưng buộc bụng đang góp phần làm thay đổi cán cân quân sự trên toàn cầu.
Nga đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về chi tiêu quốc phòng, trên Anh và Nhật Bản. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Saudi và Oman đều tăng ngân sách quốc phòng trong hai năm qua. 
Theo các chuyên gia của IHS, trong tâm của tăng chi tiêu quân sự ở tương lai gần vẫn tiếp tục chuyển sang đông và nam bán cầu và động lực tăng trưởng trong chi tiêu quân sự sẽ đến từ Nga, Trung Quốc và Trung Đông. 
Ngân sách quốc phòng của Nga dự kiến sẽ tăng 44% trong 3 năm tới từ 68 tỷ USD năm 2013 lên 98 tỷ USD vào năm 2016. Kế hoạch này sẽ giúp Nga đứng thứ 3 thế giới về chi tiêu quốc phòng. Số tiền này sẽ chủ yếu được dùng để hiện đại hóa vũ khí và trang thiết bị.
IHS cũng cho biết, ngân sách quân sự của Ả Rập Saudi trong 10 năm qua đã tăng gấp 3 lần. Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc cũng đang tăng chi tiêu quân sự.
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc vào năm 2015 sẽ lớn hơn của Anh, Đức, Pháp cộng lại. Trong khi năm 2015 ngân sách quân sự của Nga và Trung Quốc sẽ vượt qua kích thước chi tiêu quân sự của toàn khối EU.
Craig Caffrey, một nhà phân tích cao cấp tại IHS, cho biết ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng trưởng là phù hợp với sự "tăng sức mạnh kinh tế và địa chính trị toàn cầu chứ không phải là một dấu hiệu của hiếu chiến".
Nhưng ông nói thêm: "Có mối quan tâm hợp lý rằng quy mô và tốc độ của sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ tạo ra sự bất ổn do sự thiếu tin cậy giữa Bắc Kinh với các quốc gia láng giềng và một số sự thúc đẩy tăng chi tiêu quân sự ở những nơi khác trong khu vực."
Các chuyên gia của IHS, trong năm 2013, Mỹ vẫn đứng đầu về chi tiêu quân sự với mức chi trên 582 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc với 139,2 tỷ USD, thứ ba là Nga với 68,9 tỷ USD, thứ 4 là Anh với 58,9 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ 5 với 56,8 tỷ USD và Pháp đứng thứ 6 với 53,1 tỷ USD.
Những con số mới, theo Telegraph, đã khiến Tổng thư ký NATO đưa ra cảnh báo rằng phương Tây sẽ mất sự ảnh hưởng trên quốc tế vì giảm chi tiêu quân sự. 
Nguyễn Hường