Có căn cứ để xem xét hoãn, nhưng Tòa vẫn … làm ngơ

27/01/2013 07:56
Nhóm PV điều tra
(GDVN) - Mặc dù bị đơn và và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã có đơn xin hoãn có mặt phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật nhưng ngày 13/12/2012, Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao vẫn mở phiên xét xử phúc thẩm và tuyên y án khiến dư luận vô cùng bức xúc và khó hiểu!?
Sai nối tiếp sai...? Như báo điện tử Giáo dục Việt nam đã đưa tin về những điều khó hiểu trong phiên xét xử sơ thẩm ngày 24/04/2012 của TAND TP. Hà Nội mà ở phiên tòa này Công ty Công ty Hồng Quang (trụ sở tại Hà Nội) là Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại giữa Nguyên đơn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Bị đơn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ảnh: minh họa, nguồn internet
Ảnh: minh họa, nguồn internet
Theo bà Phan Thị Hồng, Giám đốc Công ty Hồng Quang, theo thỏa thuận đã ký kết, Công ty Hồng Quang đã yêu cầu Trung tâm Dịch vụ Viễn Thông khu vực 1 cấp hàng là các loại thẻ trả trước/mệnh giá nạp tiền qua SMS với tổng trị giá là 1.820 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty Hồng Quang cũng yêu cầu VNP 1 cung cấp số lượng SIM (bộ Kit) theo thỏa thuận là 2000 SIM/ 1 tỷ đồng mệnh giá thẻ cào mà Công ty đã nhận.  Về nghĩa vụ thanh toán, Công ty Hồng Quang đã thanh toán cho Trung tâm Dịch vụ Viễn Thông khu vực 1 là 1.697.475.600.000 đồng, trả lại hàng là 622.464.125.000 đồng (Theo yêu cầu của Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực 1). Phía Trung tâm Dịch vụ Viễn Thông khu vực 1 đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán quyền lợi SIM (bộ Kit) theo hợp đồng và thỏa thuận đã ký kết giữa hai bên, số lượng là 2.691.489 SIM. Cho đến 18-5-2011, phía Công ty Hồng Quang mới được phía Vinaphone bán kit cho ba lần, với số lượng 3 vạn hộp kít, một tỷ lệ rất nhỏ so với thoả thuận của hai bên. Cũng theo bà Hồng, nếu bên phía VNP1 không “lật kèo”, tuân thủ theo đúng bản hợp đồng và các thỏa thuận đã ký kết giữa 2 bên là giao đủ số lượng 2.691.489 bộ sim cho công ty Hồng Quang thì mọi việc đã không trở nên phức tạp như vậy. Chưa dừng lại ở đó, trong bản thanh quyết toán công nợ ngày 01/06/2011 đã thống nhất được đánh máy và in ra và ký đóng dấu giữa hai bên với nội dung Trung tâm Dịch vụ Viễn Thông khu vực 1 nợ 2.691.489 bộ sim. Công ty Hồng Quang nợ 39.506.632.027 đ việc thanh toán tiền đồng thời với việc trả dần sim. Nhưng vào ngày 02/06/2011, cũng ở phần cuối cùng của bản thanh quyết toán công nợ này, bên VNP1 đã tự ý viết tay thêm phần xác nhậnvào bản thanh quyết toán này mà không có sự thống nhất, ký tên và đóng dấu của công ty Hồng Quang trái với điều 3 của thỏa thuận ngày 18/10/2010 hai bên đã thống nhất và ký kết (Mọi sự thay đổi điều chỉnh phải được thẻ hiện bằng văn bản và có chữ ký xác nhận của mỗi bên mới có hiệu lực). Nội dung VNP1 tự ý viết tay thêm vào như sau: VNP1 xác nhận: 1,Số tiền còn nợ trên bảo lãnh 48.184.875.000. 2,Các chế độ khác theo thỏa thuận bán hàng ngày 18/10/2010 được cụ thể tại CV1838/VNP1 ngày 2/6/11 (trích nguyên văn). Trong khi đôi bên còn chưa thực hiện được thoả thuận trên, thì Công ty mẹ của Vinaphone là VNPT cho rằng đến hạn, Công ty Hồng Quang không thanh toán số tiền còn hụt trên bảo lãnh và hết thời hạn bảo lãnh, Chi nhánh Agribank Hà Nội cũng không thực hiện trả nợ theo bảo lãnh do đó đã khởi  kiện Chi nhánh Agribank Hà Nội ra toà án nhân dân TP. Hà Nội, yêu cầu thanh toán số tiền 48.184.875.000 đồng và tiền lãi trên 6 tỉ đồng với lý do là Chi nhánh Agribank Hà Nội là đơn vị bảo lãnh cho Công ty Hồng Quang.
Có căn cứ để xem xét hoãn, nhưng tòa vẫn … làm ngơ
Theo bản án sơ thẩm số 38/2012/KDTM - ST ngày 24/04/2012 của TAND TP. Hà Nội, thì toà này xác nhận Công ty Hồng Quang còn nợ VNP1 số tiền 48.184.875.000 đồng. Bản án cũng xác định, sau khi đối trừ tiền nợ và tiền chiết khấu bổ sung thì Công ty Hồng Quang còn nợ VNP1 trên 44.640.440.000 đồng và Chi nhánh Agribank Hà  Nội phải thanh toán số tiền này thay cho Công ty Hồng Quang cộng với tiền lãi là hơn 6,5 tỉ đồng.
Ảnh: minh họa, nguồn internet
Ảnh: minh họa, nguồn internet
Sau phiên sơ thẩm, Công ty Hồng Quang và Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam đã cùng kháng cáo bản án trên lên Tòa Phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. Tiếp đó, ngày 13/12/2012, Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên xét xử phúc thẩm đối với vụ kiện. Tại phiên tòa này, Bị đơn Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam có đơn xin hoãn phiên tòa và Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Công ty Hồng Quang cũng có đơn xin hoãn phiên tòa vì lý do sức khỏe của người đại diện theo pháp luật của Công ty không đảm bảo, đang phải điều trị hội chứng rối loạn tiền đình tại Bệnh viện quân y 108. Số tiền mà Công ty Hồng Quang phải thanh toán là tiền nợ gốc (48.184.875.000 đồng) trừ đi chiết khấu mà Công ty được hưởng theo thỏa thuận là 8.678.251.973 đồng. Như vậy, Công ty Hồng Quang chỉ còn nợ Trung tâm Dịch vụ Viễn Thông khu vực 1 số tiền 39.506.623.027 đồng. Việc Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định số tiền mà Công ty Hồng Quang phải thanh toán cho Trung tâm Dịch vụ Viễn Thông khu vực 1 số tiền 48.184.875.000 đồng mà không tính chiết khấu Công ty Hồng Quang được hưởng là không đúng. Như vậy, trong vụ án này, hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã không khách quan trong việc đánh giá tài liệu, chứng cứ; áp dụng pháp luật không đúng. Được biết, vì lý do trên, Công ty TNHH Th¬ương mại và Đầu t¬ư Hồng Quang khiếu nại bản án sơ thẩm số 38/2012/KDTM-ST ngày 24/04/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và bản án phúc thẩm số 206/KDTM-PT ngày 13/12/2012 của Tòa Phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ Điều 283 Bộ Luật tố tụng dân sự, kháng nghị bản án số 206/KDTM-PT ngày 13/12/2012 theo thủ tục giám đốc thẩm; đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy các bản án trên để xét xử lại đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Xem xét các quy định của pháp luật chúng tôi thấy rằng theo quy định tại khoản 3 Điều 266 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2011 thì “Người kháng cáo, người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì việc hoãn phiên toà, đình chỉ xét xử phúc thẩm hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 199, 202, 204, 205 và 206 của Bộ luật này”.

Theo hướng dẫn tại đoạn thứ 3 tiểu mục 2.1 mục 2 Phần III của Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04-8-2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm” của Bộ Luật Tố tụng dân sư thì: “Toà án cấp phúc thẩm cũng phải hoãn phiên toà đối với người kháng cáo vắng mặt tại phiên toà phúc thẩm thuộc trường hợp hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần III của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của BLTTDS”. Tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần III của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP quy định như sau:

Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này Chi nhánh Agribank Hà Nội và Công ty Hồng Quang nên có Đơn đề nghị với những người có quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Những người có quyền kháng nghị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình nên xem xét và thực hiện quyền kháng nghị theo thủ giám đốc thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.


Luật gia Võ Xuân Đạt
Nhóm PV điều tra