Cưỡng chế ở Hải Phòng: Kiến nghị Thủ tướng cách chức thêm nhiều cán bộ

08/02/2012 10:59
Thành Chung (tổng hợp từ các báo)
(GDVN) - Sau buổi họp báo, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng đã có công văn gửi Thủ tướng đề nghị cách chức thêm 6 cán bộ cấp xã, huyện có liên quan.
6 kiến nghị cách chức gửi Thủ tướng
Ngay sau buổi họp thông báo xử lý kỷ luật cán bộ huyện Tiên Lãng của Thành ủy Hải Phòng, Ban chấp hành liên chi hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng (BCHLCHNTTS) đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP xin tham gia dự buổi làm việc với Thủ tướng trong những ngày tới và có 6 kiến nghị gửi Thủ tướng về vụ việc.
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG
Liên chị hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng (Hải Phòng) đề nghị Thủ tướng cách chức, khai trừ khỏi Đảng, buộc thôi việc đối với ông Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng
Liên chị hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng (Hải Phòng) đề nghị Thủ tướng cách chức, khai trừ khỏi Đảng, buộc thôi việc đối với ông Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng
Đại diện cho Hội, ông Trong có kiến nghị buộc thôi việc, khai trừ khỏi Đảng đối với các ông Phạm Xuân Hoa - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, người chịu trách nhiệm chính về công tác tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện về  quản  lý, sử dụng đất đai của huyện Tiên Lãng;  Ông Vũ Văn Hè - Trưởng phòng Tư pháp huyện Tiên Lãng, người chịu trách nhiệm chính về mặt pháp luật, liên quan đến vấn đề giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại và cưỡng chế thu hồi đất của Chủ tịch huyện Tiên Lãng; 

Cách chức, khai trừ khỏi Đảng, buộc thôi việc và truy tố với ông Lê Thanh Liêm - Chủ tịch UBND xã Vinh Quang vì đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham nhũng đất của ông Phao xóm Kỳ, xã Vinh Quang cho ông Tạ Quyết Thắng có địa chỉ tại Quán Toan - Hải Phòng, người thực hiện toàn bộ công việc tham nhũng, chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản của ông Đoàn Văn Vươn mà ông Lê Văn Hiền (anh ruột) chuyển giao; 

Cách chức và khai trừ khỏi Đảng, buộc thôi việc với ông Vũ Hồng Chuân - Trưởng ban Tuyên giáo huyện uỷ, là người biết rõ việc sai trái trong việc thu hồi cưỡng chế đất, song vẫn cố tình chỉ đạo, tuyên truyền sai sự thật về việc thu hồi và cưỡng chế đất đối với ông Đoàn Văn Vươn;

Cách chức, khai trừ khỏi Đảng và buộc thôi việc đối với ông Phạm Đăng Hoan - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Vinh Quang. Vì ông Hoan biết sai nhưng cố tình tiếp nhận và chỉ đạo trực tiếp việc thu hồi, cưỡng chế, huỷ hoại tài sản của gia đình ông Vươn; 

Cách chức, khai trừ khỏi Đảng, buộc thôi việc đối với ông Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, người tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng gây nên nhiều việc làm sai trái, dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng trong một thời gian dài.

Về việc xử lý cán bộ trong các quyết định được Thành ủy Hải Phòng công bố trong cuộc họp báo chiều ngày 7/2, ông Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội nhận định: "Việc đình chỉ công tác ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch huyện Tiên Lãng, điều đó chúng tôi không bình luận.

Song đúng ra, người đầu tiên bị kỷ luật, cách chức khai trừ khỏi Đảng, buộc thôi việc phải là ông Bùi Thế Nghĩa - Bí thư Đảng bộ huyện Tiên Lãng. Ông Nghĩa là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên về Đảng vì đã để xảy ra một việc đặc biệt nghiêm trọng như vậy. Ông Nghĩa còn là người ra chủ trương cho chính quyền thực hiện.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG


Chúng tôi không hài lòng với việc Thành uỷ Hải Phòng đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Khanh – Phó Chủ tịch UBND huyện. Vì ông Khanh ngày 18/10/2010 và liên tiếp trong năm 2011 đã phản đối việc làm này của ông Lê Văn Hiền".

Nguyên Chủ tịch UBTƯMTTQVN Phạm Thế Duyệt bình luận về quyết định của Hải Phòng

Sau khi lãnh đạo Hải Phòng đưa ra quyết định đình chỉ một số cán bộ huyện Tiên Lãng, phóng viên VOV đã liên hệ với ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Ông Phạm Thế Duyệt cho biết: “Tôi rất hoan nghênh sự chỉ đạo của Trung ương, sự vào cuộc của các Bộ và Hội đồng tư vấn về pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước sự việc phức tạp như thế, liên quan đến quyền lợi của dân, đến trách nhiệm của lãnh đạo và uy tín của Đảng.
Ông Phạm Thế Duyệt cho rằng: "Những cán bộ Đảng viên, không kể là ai, nếu sai đều phải xử lý nghiêm minh".
Ông Phạm Thế Duyệt cho rằng: "Những cán bộ Đảng viên, không kể là ai, nếu sai đều phải xử lý nghiêm minh".
Việc vào cuộc, có những chính kiến như vậy là rất tốt, và trên cơ sở đó Hải Phòng đã chủ động chỉ đạo, bước đầu có những phân định đúng sai. Đây là vấn đề lấy lòng tin của dân, công khai thẳng thắn trước công luận, trước đòi hỏi của dân. Đây cũng là một đòi hỏi trước một việc lớn, cần làm cho nghiêm túc và có sức thuyết phục. Sai phạm ở mức độ nào thì xử nghiêm ở mức đó, xử một cách đúng đắn, không phải chịu sức ép dư luận nào cả. Những cán bộ Đảng viên, không kể là ai, nếu sai đều phải xử lý nghiêm minh”.

Theo ông Phạm Thế Duyệt, bài học rút ra từ vụ cưỡng chế thu hồi ở Hải Phòng là rất sâu sắc, sau Thái Bình thì đây cũng là một vụ lớn, cần phải làm nghiêm túc, phải sớm khắc phục, rút kinh nghiệm.

Bài học quan trọng nhất phải từ quyền lợi chính đáng của dân, chăm lo cho dân, có ý thức trách nhiệm trong việc xử sự sao cho đúng. Đây cũng là bảo vệ pháp lý và đạo lý của Việt Nam, không nên xem nhẹ mặt nào.

Lời kể của người mua thủy sản ở đầm ông Vươn

Theo Phunutoday dẫn lời chị N.T.S (người xóm Chùa trên – xã Vinh Quang), người từng thầu 6ha đầm nhà anh Vươn để nuôi trồng và khai thác thủy hải sản.

Chị S cho biết, chị đi buôn thủy hải sản các loại gần hai chục năm nay, từ khi gia đình anh Vươn được giao đất, gây dựng khu đầm để nuôi trồng tôm, cua, cá…Chị cũng là nguồn thu mua chính từ đầm nhà anh Vươn.

Chị S khẳng định: "Bắt đầu từ ngày 5/1 khu đầm nhà anh Vươn bị cưỡng chế chị phải chuyển sang thu mua của những người bán dạo và những chủ đầm khác. Thậm chí tôi mua của một số người tiếp quản đầm nhà anh Vươn".
Chị S khẳng định, từ ngày 5/1 khu đầm nhà anh Vươn bị cưỡng chế chị phải chuyển sang thu mua của những người bán dạo và những chủ đầm khác. Thậm chí tôi mua của một số người tiếp quản đầm nhà anh Vươn.
Chị S khẳng định, từ ngày 5/1 khu đầm nhà anh Vươn bị cưỡng chế chị phải chuyển sang thu mua của những người bán dạo và những chủ đầm khác. Thậm chí tôi mua của một số người tiếp quản đầm nhà anh Vươn.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG


“Có mấy thanh niên đem đến bán, tôi cũng không hỏi tên làm gì vì người ta bán thì tôi mua. Có khả năng người ta bán ở những chỗ khác được giá cao hơn, còn tôi chỉ mua được bằng với giá mua của anh Vươn, nên mua được hai hôm thì tôi không mua nữa.

Hôm đầu tiên còn mua được 20 kg tép, hôm thứ hai chỉ được 5kg cá rô phi nhỏ, còn lại là tôm cá nát bét, không đáng bao nhiêu tiền, có bán cá chó, cá mèo thì cũng không lãi lời được bao nhiêu, nên tôi không mua nữa. Còn cá to bán ở đâu thì tôi không biết.

Khi mấy thanh niên đi khỏi, thì mấy người mới nói đây là người đang bảo vệ ở dưới đầm nhà anh Vươn thì tôi mới biết”, chị S nói.

Công an làm việc với 4 "quan" huyện, xã về vụ cưỡng chế

Trong ngày 7/2, CQĐT Công an TP Hải Phòng đã tiến hành làm thủ tục mời các cán bộ huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang có liên quan đến vụ việc gồm: ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh - Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Phạm Đăng Hoan - Bí thư Đảng ủy và ông Lê Thanh Liêm - Chủ tịch UBND xã Vinh Quang đến CQĐT để làm rõ việc ngôi nhà của ông Vươn, ông Quý bị phá hủy và nhiều tài sản thủy hải sản gồm tôm, cua, cá... trong đầm ông Vươn bị mất theo tố cáo của 2 nguyên đơn là vợ ông Vươn là Nguyễn Thị Thương và ông Quý là Phạm Thị Hiền (Báu). 

CQĐT Công an TP Hải Phòng cũng tiến hành trưng cầu giám định, đánh giá số tài sản của gia đình ông Vươn bị phá hủy, mất trộm để tiến hành khởi tố vụ án và quy trách nhiệm cụ thể cho các đối tượng liên quan khi đã có đủ căn cứ xác định đúng người, đúng tội.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG




Thành Chung (tổng hợp từ các báo)