Độc giả phẫn nộ khi biết tin TS Khải bị "đuổi khéo"

13/11/2011 01:46
Thành Chung (tổng hợp)
(GDVN) - TS Khải làm việc vì dân bằng kiến thức, cái tâm của chính mình nhưng không ngờ việc làm đó chỉ nhận được sự im lặng và "đuổi khéo", thật buồn...
Đó là câu chuyện được nhiều bạn đọc của báo điện tử Giáo dục Việt Nam quan tâm chia sẻ khi biết thông tin "ông già ozon" TS Nguyễn Văn Khải bị "đuổi khéo" khỏi BV đa khoa Ninh Thuận sau 1 ngày làm việc.Buồn cho người dám "lao" vào chỗ khó vì lo lắng cho người dân Ngay sau khi báo điện tử GDVN đăng bài ""Ông già ozon" tố bị "đuổi khéo" khỏi bệnh viện Ninh Thuận" với thông tin từ TS Khải: “Đầu giờ sáng ngày 12/11, ông Trần Phúc - Giám BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận gọi tôi vào phòng và nói rằng: Giám đốc Sở vừa thông báo ý kiến của Bộ Y tế là công trình của TS.Khải chưa được Bộ chứng nhận. Vậy thì anh Khải đi bây giờ hay chiều…?”. Tòa soạn đã nhận được rất nhiều những chia sẻ, phản hồi bày tỏ sự "phẫn nộ" trước thông tin này.

TS Khải cho biết ông đã bị "đuổi khéo" khỏi bệnh viện Ninh Thuận sau 1 ngày làm việc.
TS Khải cho biết ông đã bị "đuổi khéo" khỏi bệnh viện Ninh Thuận sau 1 ngày làm việc.
Đa phần bạn đọc đều đánh giá rất cao những việc làm đầy ý nghĩa của "ông già ozon" Nguyễn Văn Khải. Dù việc chữa bệnh chân tay miệng không phải là trách nhiệm của mình, nhưng vì lo lắng cho người dân, những người đang phải đối mặt với biết bao khó khăn, "ông già ozon" Nguyễn Văn Khải vẫn "lao" vào, bỏ tiền túi ra để làm nghiên cứu, rồi không chỉ chữa miễn phí ở Hà Nội, ông sẵn sàng vào tận Ninh Thuận chữa cho người dân. Cùng với đó nhiều độc giả cũng tỏ ý "bất ngờ" trước việc Bộ trưởng Bộ Y tế, những người có chức năng của Bộ lại tỏ thái độ im lặng khi TS Khải xin được gặp để cùng tìm ra giải pháp chữa bệnh chân tay miệng đang bùng phát. Đặc biệt là thông tin TS Khải cung cấp, khi ông bị "đuổi khéo" khỏi bệnh viện đa khoa Ninh Thuận... Độc giả Việt Anh (Hà Nội) cho rằng: "Trước việc TS Khải nhiệt tình, tự nguyện và rất tự tin sẽ giúp được tỉnh Ninh Thuận dập tắt được dịch bệnh trong vòng một tuần, lãnh đạo và người dân trong tỉnh rất tin tưởng và ủng hộ TS Khải. Nhưng lãnh đạo Bộ Y tế lại chọn cách im lặng kể cả khi TS Khải đã nhiều lần mong muốn được gặp, được trao đổi và khi ông vào Ninh Thuận theo lời mời để chữa bệnh chân tay miệng đã bắt đầu có tiến triển, Bộ lại có ý kiến chỉ đạo "ngăn cản", thật là khó hiểu? Là người dân chúng tôi hoan nghênh, khâm phục TS Khải, phục ông giám làm, giám chịu trách nhiệm trước dân và mong ông hãy cố gắng hết sức chữa chạy cho bà con, dù rằng do dịch bệnh nan quá rộng ngoài sức của ông nên ông có thể không thực hiện được lời hứa dập dịch trong một tuần, thì tinh thần của ông vẫn rất đáng được hoan nghênh". Cùng quan điểm đó, độc giả Nguyễn Văn Lăng cũng đặt câu hỏi: "Tại sao môt biện pháp tốt như vậy mà không cho nghiên cứu, thực nghiệm và sử dụng rộng rãi mà ngay cả bản thân chú Khải đích thân đi làm mà cũng bị ngăn cấm. Có phải chăng là vì ngành y thấy "xấu hổ" vì không thể dập dịch mà là để cho một nhà vật lý làm thay cho ngành y? Nhưng xin hãy xem lại một chút, cái danh đó quan trọng hay là tính mạng của hàng nghìn trẻ quan trọng?". Độc giả Nam khẳng định: "TS Khải luôn làm những việc giúp đỡ nông dân, những người còn hết sức khó khăn, với kiến thức, tài năng và cái tâm của mình, không ngờ sự việc TS Khải đi giúp dân (bằng tiền túi) lại bị các quan "đuổi khéo" thế này, thật đáng buồn thay!".Cần có nhiều hơn một lá thư cho sự im lặng của Bộ trưởng Bộ Y tế? Nhiều độc giả cũng nhớ lại câu chuyện, khi độc giả Nguyễn Hải Đông chỉ viết một bức thư mời trên báo điện tử GDVN  mà Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã ngay lập tức đi "vi hành" trên xe buýt để khảo sát tình hình thực tế. Hình ảnh Bộ trưởng đi "vi hành" xe buýt đã được dư luận hết sức quan tâm chú ý.
Có cần thêm nhiều hơn 1 bức thư đến bộ trưởng Tiến?
Có cần thêm nhiều hơn 1 bức thư đến bộ trưởng Tiến?
Thế mà, trước sinh mạng của hàng chục nghìn bệnh nhân của bệnh chân tay miệng, với 143 trường hợp trẻ đã tử vong, "ông già ozon" Nguyễn Văn Khải đã nhiều lần mong muốn gặp Bộ trưởng Y tế hoặc những người có chức năng của Bộ để cùng tìm ra giải pháp chữa bệnh tay chân miệng, nhưng đều không được đáp ứng. Và khi ông nhận lời vào Ninh Thuận chữa dịch với những kết quả ban đầu đạt được thì Bộ Y tế lại ngầm ngăn cản "đuổi khéo". Mới đây độc giả Trương Mạnh Công Tuấn đã có những lời chia sẻ, đóng góp chân thành nhất với Bộ trưởng Bộ Y tế được đăng trên báo điện tử GDVN. Và trong bức thư, độc giả đã đặt ra một câu hỏi xin được dành cho Bộ trưởng: "Việc đến thăm bé Bích kịp thời lúc bà mới nhậm chức là việc làm rất được dư luận đánh giá cao về mặt hình ảnh năng động của một vị Bộ trưởng; còn việc liên lạc với TS Khải - một người không thuộc ngành Y -  có thể sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh chuyên môn trong ngành Y tế, nên bà đã chọn giải pháp im lặng chăng?".
Thành Chung (tổng hợp)